Giáo dục STEM

GS John Vu10/03/2023 11:00
Giáo dục STEM

Trên khắp thế giới, các công ti đang thấy rằng việc thuê người có các kĩ năng Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) ngày càng trở nên khó hơn bao giờ.

Một nhà phân tích công nghiệp viết: “Đây là vấn đề cho nhiều nước đang phát triển vì họ cần tạo ra việc làm để cải tiến nền kinh tế của họ; để làm điều đó họ cần công nhân có kĩ năng STEM nhưng không thể tìm đủ số. Hiện thời nhu cầu về kĩ năng STEM là cao nhưng cung cấp là thấp, và vấn đề này sẽ tồi tệ hơn vì công nghệ thay đổi và nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào công nghệ. Những vấn đề này sẽ tích luỹ lại và làm hại năng lực của họ để duy trì cạnh tranh hay cải tiến nền kinh tế của họ.”

Phần lớn mọi người đều nghĩ các kĩ năng STEM dành cho những người làm việc trong công nghiệp công nghệ hay phòng thí nghiệm khoa học nhưng sự kiện là các kĩ năng STEM được cần trong mọi ngành công nghiệp, từ năng lượng tới chế tạo, từ sản xuất thức ăn tới chăm sóc sức khoẻ v.v. Về căn bản “STEM” là một “nhãn đơn giản” cho mọi kĩ năng được cần trong “Thời đại tri thức” cũng giống như kĩ năng đọc, viết và làm tính số học cho “Thời đại công nghiệp”. Trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này, tri thức STEM cơ sở như cách dùng máy tính là quan trọng như kĩ năng số học cơ sở mà học sinh tiểu học phải biết trước khi chúng vào trung học. Ngày nay kĩ năng STEM không còn là thứ xa hoa  mà là sự cần thiết phải được dạy trong mọi trường cho mọi học sinh.

Câu hỏi là: “Tại sao ít sinh viên hơn ghi danh vào khu vực STEM?” Câu trả lời hiển nhiên là bởi vì chương trình đào tạo thầy giáo đã không được cập nhật để hội tụ vào STEM. Hiện thời phần lớn các đào tạo cho thầy giáo ở trường trung học vẫn là tuân theo hướng dẫn được tạo ra vào cuối thế kỉ 19 với việc coi khoa học và công nghệ là tuỳ chọn, không phải môn chính.

Ngay cả ở đại học, đào tạo khoa học và công nghệ vẫn còn dựa trên sách giáo khoa và các khái niệm được viết từ năm mươi năm trước  điều phần lớn đã lỗi thời. Không đặt ưu tiên cao vào giáo dục STEM, các nước đang phát triển sẽ không có khả năng bắt kịp với phần còn lại của thế giới và có thể bị bỏ lại sau. Trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này, cung cấp công nhân có kĩ năng STEM là điều mấu chốt để giải quyết việc thất nghiệp và cải thiện nền kinh tế.

Theo một khảo cứu toàn cầu, chỉ có một công nhân đủ phẩm chất cho cứ ba mươi tư việc làm mở ra trong lĩnh vực STEM. VÀ có nhiều vị trí mới tạo ra mọi năm vì công nghệ vẫn đang thay đổi nhanh chóng.

Một nhà kinh tế viết: “Để hiểu kẽ hở kĩ năng này, chúng ta phải hiểu cách công chúng nhận biết và hiểu về giáo dục STEM. Hiện thời phần lớn mọi người thậm chí không hiểu STEM là gì. Đa số công chúng vẫn tưởng kĩ năng STEM là cái gì đó đặc biệt dành cho nhà khoa học, người làm việc trong các phòng thí nghiệm thay vì là những kĩ năng cần thiết mà mọi người phải có trong thị trường được dẫn lái bởi công nghệ này. Không ai đã từng có khả năng giải thích được nhu cầu này một cách công khai và ít người hiểu rằng do tiến bộ trong công nghệ, công nhân không phải dùng cơ bắp của họ nữa nhưng thay vào đó dùng bộ não của họ. Ngày nay trong cơ xưởng hiện đại, công nhân phải biết cách dùng công nghệ như các máy móc được máy tính hoá và robotics để làm việc và họ được trả lương ba tới bốn lần lương hiện thời. Khi nhiều cơ xưởng dùng tự động hoá và robots nhu cầu về công nhân lao động giảm đi nhanh nhưng nhu cầu công nhân tri thức tăng chóng.”

Điều quan trọng là làm cho khoa học và công nghệ thành liên quan tới mọi sinh viên và để thúc đẩy tính sáng tạo và niềm đam mê giải quyết vấn đề. Giáo dục STEM là về dùng toán học, khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề thế giới thực. Để làm điều đó một cách hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các phương pháp dạy mới như “Học qua Hành” và giáo trình dựa trên dự án điều cho phép sinh viên hiểu tính liên quan của công việc của họ với đời sống của họ và thế giới quanh họ. Một khi họ hiểu những khái niệm này, họ có khả năng dùng tính sáng tạo của riêng họ để nghiên cứu, thiết kế, và kiểm thử và giải quyết vấn đề.

Ngược với cách nhìn chung rằng STEM được dạy trong đại học, sự kiện là nó phải được dạy sớm bắt đầu từ trường tiểu học. Trẻ em được sinh ra với tính tò mò tự nhiên. Cho đứa trẻ đồ chơi và quan sát chúng chơi, lắng nghe các câu hỏi chúng hỏi thì bạn có thể thấy chúng phát kiến thế nào, chúng tưởng tượng thế nào, và chúng sáng tạo thế nào. Nhưng khi chúng vào trường, chúng được dạy ghi nhớ nhiều thứ, làm bài kiểm tra, đáp ứng với những câu hỏi hàn lâm nghiêm ngặt điều phá huỷ tính sáng tạo của chúng và các kĩ năng giải quyết vấn đề. Kiểu giáo dục đó phải thay đổi.

Khuyến khích giáo dục STEM KHÔNG phải là thêm vài môn khoa học hay công nghệ mà chúng ta phải dừng việc làm giảm tính sáng tạo và sôi nổi của sinh viên và việc ép buộc chúng phải ghi nhớ công thức và sách giáo khoa nhưng thay vì thế khuyến khích tính sáng tạo của chúng trong mọi giờ lên lớp. Chúng ta phải đầu tư vào đào tạo cho các thầy STEM để tạo ra văn hoá giáo dục mới mà có giá trị không chỉ là tuyệt vời trong toán học và khoa học, mà tuyệt vời trong tính sáng tạo, phát kiến và tính nhà doanh nghiệp.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Ngày cuối của lớp

Hôm đó là ngày cuối cùng của lớp khi sinh viên tốt nghiệp và tuần sau họ sẽ đứng xếp hàng trong buổi lễ tốt nghiệp. Với mọi sinh viên đó là ngày đặc biệt, nhưng với tôi, nó cũng là một ngày đầy xúc động.
2

Học công nghệ: Cảnh quan của sinh viên

Jenifer là một trong những sinh viên của tôi đã tốt nghiệp năm ngoái và hiện thời làm việc tại Cisco. Cô ấy đã viết cho tôi và muốn chia sẻ kinh nghiệm của cô ấy với các sinh viên khác:
3

Big data và quan hệ khách hàng

Ngày nay người mua hàng trực tuyến nên không có mối quan hệ giữa khách hàng và người chủ cửa hàng. Do đó, khách hàng có thể mua các thứ ở bất kì chỗ nào họ muốn vì không có sự trung thành với bất kì cửa hàng nào.
4

Cơ hội phát triển Web

Một sinh viên Khoa học máy tính năm thứ ba viết cho tôi: “Em thích làm việc như người phát triển Web, loại kĩ năng nào em cần để làm tốt trong nghề này?” Nếu em muốn làm việc trong công ti nước ngoài, em cần có kĩ năng nào? Xin thầy giúp.”
5

Nghề công nghệ: Cảnh quan của phụ nữ

Kathy Chang là một trong những sinh viên của tôi đã tốt nghiệp năm năm trước và hiện thời đang làm việc tại Google, cô ấy sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm của mình với sinh viên hiện thời.

Chọn đại học

Chọn học gì trong đại học hay chọn đại học nào để vào học không phải là dễ dàng như bạn nghĩ và điều đó có thể cần nhiều thời gian hơn là bạn mong đợi.

Chọn lựa cần làm của bạn

Ngày nay nhiều người nhìn tương lai với sợ hãi hơn là háo hức.

Bắt đầu một công ty

Khi nào sẽ là đúng lúc để bắt đầu một công ti vì hiện thời kinh tế địa phương còn yếu và nhiều công ti khởi nghiệp thất bại?

Xu hướng Tính toán đám mây

Tính toán mây là cách mới để dùng Công nghệ thông tin (CNTT) nơi mọi thứ được cung cấp bởi nhà cung cấp bên ngoài, nơi các công ti thuê thay vì mua phần cứng và phần mềm và chỉ trả tiền cho điều họ dùng.

Nhu cầu về giáo dục công nghệ

Khi học sinh trung học Mĩ tốt nghiệp tháng này, nhiều quan chức điều hành cấp cao có thông điệp cho họ: “Xin vào đại học và học Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) rồi tốt nghiệp và làm việc cho chúng tôi.”

Nhảy việc làm

Thuật ngữ “người nhảy việc” được áp dụng cho những người thường xuyên đổi việc làm trong nghề của họ.

Công nghệ mới, kĩ năng mới và nhu cầu mới

Công nghệ bao giờ cũng thay đổi và với bất kì thay đổi nào, kĩ năng cũng thay đổi.

Viễn kiến cho tương lai

Giám đốc điều hành (CEO) của Sony Kazuo Hirai thừa nhận với lí do chính khiến nó mất thị phần là vì nó đã không đáp ứng đủ nhanh với các điều kiện thị trường thay đổi.

Học hỏi 3 kiểu tư duy của Lưu Bá Ôn, phát tài dễ như trở bàn tay!

Suy ngẫm - Trần Anh - 20/03/2023 11:00
Khi người ta không kiếm được tiền thì có rất nhiều nguyên do. Có thể là do không nghề nghiệp, học thuật hoặc vì bệnh tật nên không thể đi làm, lười biếng... Nhưng vì sao có người rõ ràng đã rất nỗ lực phấn đấu mà vẫn không kiếm được tiền?

12 cách đối nhân xử thế giúp vượt qua thị phi, cuộc đời bớt chông gai

Suy ngẫm - Trung Hạ - 20/03/2023 10:00
Nếu không cần thiết, hãy cố gắng không bình phẩm người khác, ngay cả khi họ sai, bởi vì điều này liên quan đến một vấn đề thể diện và sự tôn trọng.

Học viện thành công – ‘Khiêu vũ’ với căng thẳng

Từ sách - Phim - Thảo Ngô - 20/03/2023 09:00
Theo Tiến sĩ Harry Johnson trong “Học viện thành công”, căng thẳng là một loại năng lượng tâm lý cần được giải phóng. Chúng không những tốt về mặt tinh thần mà còn giúp cơ thể đón nhận những cảm xúc tích cực.  

'Lagom - The Swedish Art of Balanced Living' - Biết đủ là tự do

Từ sách - Phim - Giang Trà - 20/03/2023 08:00
Lagom của Thụy Điển "vừa đủ" đến một cách ngỡ ngàng, ngỡ ngàng đến mức phong cách sống của mình trong hai năm trở lại đây chính xác là "biết đủ là tự do".

Thời đại của Big data

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/03/2023 12:00
“Em muốn xin vào học bằng thạc sĩ về Khoa học máy tính nhưng sau khi đọc blog của thầy, em không biết khu vực nào sẽ là tốt cho em vì thầy khuyên rằng em nên hội tụ vào các kĩ năng chuyên ngành.”

10 Quy luật cuộc sống - Cuốn sách thay đổi cuộc đời tôi

Từ sách - Phim - Lê Hoàng Hân - 19/03/2023 11:00
Quyển sách "10 Quy Luật Cuộc Sống", tựa đề tiếng Anh: The Laws Of Lifetime Growth, của hai tác giả Dan Sullivan và Catherine Nomura là một quyển sách tuyệt vời như thế.

Người phương Tây rút được 5 điều thiết thực trong 'Đạo đức kinh' của Lão Tử

Suy ngẫm - Anh Tú - 19/03/2023 10:00
Nghịch lý là bản chất của "Đạo đức kinh", đến mức ngay cả những học giả có nền tảng vững chắc về Hán học cổ điển cũng không thể chắc chắn rằng họ đã lĩnh hội hết.

Học viện thành công - Thế nào là hạnh phúc

Từ sách - Phim - ZN - 19/03/2023 09:00
Người ta luôn tin rằng mình sẽ hạnh phúc khi đạt được mục tiêu nhất định nào đó. Đôi khi là vậy, nhưng thường là không.

Rồi ai cũng tìm được lối đi riêng, hãy Hiểu về trái tim mình

Từ sách - Phim - Trần Phương Hiếu - 19/03/2023 08:00
(hatgiongtamhon.vn) -

Học công nghệ: Cảnh quan của sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/03/2023 12:00
Jenifer là một trong những sinh viên của tôi đã tốt nghiệp năm ngoái và hiện thời làm việc tại Cisco. Cô ấy đã viết cho tôi và muốn chia sẻ kinh nghiệm của cô ấy với các sinh viên khác:

‘Định luật 2 phút’: Đừng để bản thân qua đời ở tuổi 25 và được chôn cất ở tuổi 75!

Suy ngẫm - Trần Anh - 18/03/2023 11:00
Người xưa có câu: 'Dục tốc bất đạt', nhưng cũng có câu: 'Binh quý ở chỗ thần tốc'. Dường như những kinh nghiệm của người xưa có chút mâu thuẫn, khiến chúng ta tự hỏi, rốt cục nhanh tốt hay chậm mới tốt?

Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Thư giãn - Phạm Hường - 18/03/2023 10:00
Vùng biển bờ Tây của Bắc Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành vùng biển chết, và chỉ có thể được giải cứu nếu loài động vật ăn thịt này phục hồi.

Đầu tư thông minh - Tôi nên đầu tư tiền của mình vào đâu?

Từ sách - Phim - FN - 18/03/2023 09:00
Theo sách "Đầu tư thông minh" của Anthony Robbins, câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí chúng ta ngày nay là: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?"

Muôn kiếp nhân sinh - Nếu chúng ta ăn thịt ít đi

Từ sách - Phim - Nguyễn Thị Minh - 18/03/2023 08:00
Vậy thì, sẽ ra sao nếu chúng ta ăn thịt ít đi? Rất có thể, chúng ta sẽ tạo nên sức mạnh làm thay đổi vận mệnh thế giới. Khoảnh khắc tôi nhận ra điều này, bên trong tôi, hình như đã có một tia sáng được thắp lên.

Big data và quan hệ khách hàng

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/03/2023 12:00
Ngày nay người mua hàng trực tuyến nên không có mối quan hệ giữa khách hàng và người chủ cửa hàng. Do đó, khách hàng có thể mua các thứ ở bất kì chỗ nào họ muốn vì không có sự trung thành với bất kì cửa hàng nào.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 20/03/2023