Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương - Khung trời hoa mộng trong 'Con đường tình ta đi'

Quang Binh27/11/2022 09:00
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương - Khung trời hoa mộng trong 'Con đường tình ta đi'

Một sáng mùa hè, trời Sài Gòn đầy mây. Tôi đứng giữa trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và khoa Dược (thuộc Đại học Y Dược) mà nghĩ về nơi từng là trường Văn khoa và trường Dược khoa trước năm 1975.

>> Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – ‘Trả lại em yêu khung trời đại học’

Bỗng một chiếc dù xanh viền tím từ cổng trường Nhân văn sang bên kia đường trong khung cảnh mưa bay lất phất khiến trong đầu tôi chợt vang lên những ca từ quen thuộc “Con đường trời mưa êm, chiếc dù che màu tím” trong bài hát Con đường tình ta đi. Có lẽ nhạc sĩ Phạm Duy đã cảm xúc về một “người tình Văn khoa” nào đó cũng trong một khung cảnh thơ mộng như thế này.

Cuộc chia ly “chấn động” khung trời đại học

Đầu tháng 11-1963, lực lượng đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm tấn công Lữ đoàn Phòng vệ Phủ tổng thống đóng ở thành Cộng Hòa trên đại lộ Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn). Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, thành Cộng Hòa cũng chịu chung số phận. Tòa nhà được người Pháp xây dựng từ năm 1873 ở vị trí chính giữa thành Gia Định xưa đã bị chính quyền Sài Gòn giải tỏa toàn bộ và con đường chính vào cổng thành trở thành đường Cường Để nối dài (đoạn đường ngắn này sau 1975 là một phần của đường Tôn Đức Thắng kéo dài đến xưởng Ba Son, sau đó cắt về trở thành một phần của Đinh Tiên Hoàng như hiện nay).

Thế là, nhờ sự kiện này mà một khung trời đại học mới đã được thành hình ngay trên khu vực của thành Cộng Hòa cũ. Năm 1964, trường Dược khoa chuyển về khu vực tòa nhà bên trái cổng thành, trong khi khu vực tòa nhà bên phải cổng thành giao cho trường Văn khoa vào năm 1967.

Trịnh Công Sơn đàn cho Khánh Ly hát tại quán Văn năm 1967 - Ảnh tư liệu.

Trường Văn khoa trước đó vốn nằm tại vị trí mà sau này là Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM) trên đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) - Khuôn viên này chính là nơi quán Văn được dựng lên để tổ chức các buổi văn nghệ hằng tuần cho sinh viên. Tại đây, ca sĩ Khánh Ly lần đầu tiên hát “ca khúc da vàng” của Trịnh Công Sơn với đệm đàn của chính nhạc sĩ. Cuộc chia ly này ít nhiều làm rơi nước mắt những anh chàng, cô nàng sinh viên các trường trót quen nhau ở “khung trời đại học” cũ với trục đường chính là Duy Tân. Có chàng Văn khoa còn than thở với nàng sinh viên Luật của mình: “Đời sao ngang trái, trớ trêu, Ta đây nàng đấy dựng lều hai nơi” (!).

Trường Dược khoa, sau khi bị tách ra từ trường Y Dược Sài Gòn vào năm 1961, cũng đã có một thời gian tọa lạc tại góc ngã tư Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) trước khi dời về tòa nhà đối diện trường Văn khoa. Ngoài ra, “khung trời đại học” này còn một trường nữa là trường Cao đẳng Nông Lâm Súc nằm cạnh trường Dược khoa và đối diện đài truyền hình. Năm 1972, trường này đổi thành Học viện Nông nghiệp. Năm 1974, nâng cấp thành trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn. Sau 1975, đổi tên thành Đại học Nông lâm TP. HCM và dời về làng đại học Thủ Đức. Còn vị trí cũ sau đó trở thành trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II.

Cũng cần nói thêm, sau khi tách khỏi Đại học Y Dược, thầy trò trường Y khoa vẫn tiếp tục ở lại cơ sở 28 Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) cho đến năm 1966. Sau khi Trung tâm Giáo dục Y khoa xây dựng xong trên đường Hồng Bàng, các thầy trò mới dời sang địa điểm mới này.

 “Con đường thảnh thơi nằm nghe chuyện tình quanh năm”

Các chàng trai, cô gái sinh viên Văn khoa, Dược khoa, Nông Lâm Súc đã nhanh chóng thổi sức sống mới vào khung trời đại học này của mình. Đường Cường Để với hai hàng cổ thụ lâu đời nhất Sài Gòn khiến cho “khung trời” mới này cũng thơ mộng không kém con đường Duy Tân.

Số lượng sinh viên ở địa điểm mới này cũng khá ấn tượng. Niên khóa 1969-1970, tổng cộng sinh viên ba trường Văn khoa, Dược khoa và Nông Lâm Súc gần 20.000, trong đó riêng Văn khoa là 16.372 (trong khi đó hai trường Luật khoa và Kiến trúc chỉ hơn 14.000).

Qua khỏi cổng trường là những dãy nhà trệt và tòa nhà ba tầng chính giữa, mỗi tầng một giảng đường. Bên phải tòa nhà là Hội quán Văn khoa với món uống chủ lực cũng “hiền” như sinh viên Văn khoa là… đá chanh đã đi vào thi ca: “Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” (Trả lại em yêu - Phạm Duy). Hội quán cũng là nơi diễn ra chương trình văn nghệ sinh viên.

Cách khung trời đại học này không xa là Sở Thú và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm tràn ngập bóng cây, nơi có ngôi trường Trưng Vương thơ mộng của những thầy trò ngày đầu tiên từ Hà Nội chuyển đến sau 1954:

Con đường mộng hoa xưa, vẫn từng đôi từng lứa

Con đường vào mộng mơ, con đường mặn mà

Hỡi người tình Văn khoa, bóng người trên hè phố

Lá đổ để đưa đường - Hỡi người tình Trưng Vương 

(Con đường tình ta đi -  Phạm Duy)

Dân Văn khoa có lẽ chẳng ai mà không mê thơ nhạc. Như ca sĩ Hoàng Oanh nổi tiếng luôn có chàng đưa đón trước và sau giờ học. Như chàng cựu sinh viên Nguyễn Cang đến giờ vẫn nhớ hình bóng cũ những cô nàng Văn khoa niên khóa 1973 -1974 của mình như vậy.

Chiều phai nắng bước ngang Văn khoa

Mấy bóng hồng như những nụ hoa

Có ai người Sài Gòn không biết, không nhớ những “khung trời đại học” và “con đường mộng hoa” nơi đây?

Một buổi sáng ghé qua nơi này, tôi vẫn cảm nhận rất rõ một “khung trời đại học” rộn rã yêu thương, như tiếng cười rúc rích của những nàng sinh viên Dược trên sân bóng rổ trong tiết thể dục thể thao, khi mưa buổi sáng lất phất trên những hàng cây cổ thụ Sài Gòn.

Cổng trường Đại học Văn khoa (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trên đường Cường Để (nay thuộc đoạn Đinh Tiên Hoàng) - Ảnh tư liệu Đại học Văn khoa.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

17 tố chất thiết yếu của team player - Một kỳ công dưới lòng đất

Cuộc đào thoát vĩ đại không phải vì chưa từng được thực hiện, nó vĩ đại vì những người tham gia đã thực hiện được những nhiệm vụ tưởng chừng như bất khả thi!

17 tố chất thiết yếu của team player - Vì sao Tổng thống Mỹ nói ‘Đội bóng đã giải cứu cả thành phố’?

Nói về đội Titans, Tổng thống Mỹ, tuyên bố rất đơn giản: “Đội bóng đã giải cứu cả thành phố Alexandria”.

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương - Cuốn sách mới nhất của First News về Sài Gòn xưa

Những “thước phim lịch sử” sống động về hai thời kỳ: Sài Gòn trước năm 1975 và Gia Định thời còn là “rừng rậm, đầm lầy, kinh rạch”.

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương - Nghề “lộn sên” và nghĩa tình người Sài Gòn

Nghề “lộn sên” là gì? Bạn đã từng nghe tới công việc này chưa?

Những sự thật cuộc sống biết càng sớm bạn càng dễ dàng đối diện

Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn ngập những điều ngọt ngào và tốt đẹp. Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng cần chấp nhận rằng mọi thứ sẽ không diễn ra theo cách mà chúng ta mong muốn.

Dám tha thứ - Tha thứ có thật sự là điều khả thi không?

Nếu bạn thực sự yêu một ai đó, một lúc nào đó, bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với một vấn đề buộc phải tha thứ. Tuy nhiên, chúng ta luôn có mâu thuẫn vì chính điều này.

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – ‘Trả lại em yêu khung trời đại học’

Đây chính là “khung trời đại học” nổi tiếng trong thi ca trước năm 1975.

Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương - Thương Sài Gòn, nhớ Gia Định

Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương (First News và NXB Tổng Hợp TP.HCM) của Cù Mai Công tuy ra sau rất nhiều tác phẩm viết về mảnh đất Sài Gòn, nhưng độc giả vẫn không thấy cũ.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025