Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – ‘Trả lại em yêu khung trời đại học’

Quang Binh20/11/2022 08:00
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – ‘Trả lại em yêu khung trời đại học’

Đây chính là “khung trời đại học” nổi tiếng trong thi ca trước năm 1975.

Trái ngược với không khí phố thị sầm uất của đường Charner (nay là Nguyễn Huệ), tản bộ theo đường Catinat (sau đổi tên là đường Tự Do, nay là Đồng Khởi) về phía nhà thờ Đức Bà, chúng ta sẽ được chứng kiến một nhịp sống bình lặng và ít hối hả hơn với một không gian xanh mát và thơ mộng. Đây chính là “khung trời đại học” nổi tiếng trong thi ca trước năm 1975.

Hai ngôi trường trái ngược nằm cạnh nhau

Một buổi sáng cuối tuần, chúng tôi ngồi ở khu vực “cà phê bệt” góc ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Pasteur của sinh viên Đại học Kiến trúc và Đại học Kinh tế và cảm nhận được phần nào không khí ngày xưa với những hàng cổ thụ cao vút.

Nguyễn Xuân Hoàng - chàng cựu sinh viên Luật khoa - khóa 1973-1974 nhớ lại: “Hồi đó học sinh ghi danh học luật đông lắm, trường lớp không đủ chỗ ngồi. Ghi danh học luật mấy chục ngàn đứa thì trường lớp lúc đó nhỏ xíu làm sao đủ chỗ ngồi được. Hồi đó học đại học không điểm danh nên sinh viên tản ra xung quanh “ôm cua”  (cours nghĩa là khóa học, lớp học, giáo trình học; tạo nên từ “cúp cua” mà giờ học trò vẫn xài) là chuyện bình thường. Quanh trường toàn thấy sinh viên đứng ngồi, đi lại...”.

Trường Luật trước 1975 có tên chính thức là Luật khoa Đại học đường Sài Gòn, cổng trường ở số 17 Duy Tân (nay là số 17 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3). Chiều dài trường nằm dọc theo nửa đoạn đường từ ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Phạm Ngọc Thạch đến Nguyễn Đình Chiểu - Pasteur hiện nay. Trường nhận hàng vạn sinh viên ghi danh học mỗi khóa mới.

Theo giáo sư Nguyễn Văn Canh - Tiến sĩ Công pháp, nguyên Phụ tá Khoa trưởng từ 1973-1975, năm 1970 số sinh viên ghi danh học năm thứ nhất ban cử nhân là 13.000 sinh viên; bốn năm sau (1974) số sinh viên tốt nghiệp chỉ 715 (khoảng 5,5%). Nghĩa là rớt đến 94,5% và đây là tỉ lệ phổ biến suốt nhiều năm. Trong số sinh viên rớt có cô tiểu thư “Bắc 54” trong mộng của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên:

Nghe nói em vừa thi rớt Luật

Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời

Mắt công nương thầm khép mộng chân trời

Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!...

(Duyên tình con gái Bắc)

Tỉ lệ rớt này xem ra không làm sờn lòng sĩ tử vì đến niên khóa 1974-1975 (niên khóa cuối cùng của trường) thì số sinh viên ghi danh học lên đến... 58.000 người. Trong khi đó, số sinh viên ghi danh học Kiến trúc chỉ năm, bảy trăm mỗi khóa, cụ thể như năm 1969 chỉ có 689 người. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường này còn “đáng sợ” hơn. Giáo sư Nguyễn Quang Nhạc, Khoa trưởng Kiến trúc từ 1967-1970 (cha đẻ lễ hội “rửa tội” truyền thống của “dân Kiến” lâu nay) cho biết suốt 24 năm, từ 1951-1975 chỉ có 252 kiến trúc sư tốt nghiệp nơi đây.

Không chỉ giảng dạy, giáo sư Nguyễn Quang Nhạc còn là một trong ba vị kiến trúc sư của Văn phòng Kiến trúc sư tư vụ Nguyễn Văn Hoa - Phạm Văn Thâng - Nguyễn Quang Nhạc nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn - Gia Định trước 1975. Văn phòng kiến trúc này nằm ở số 12 Duy Tân. Từ văn phòng này, hàng loạt tòa nhà, ngôi nhà, biệt thự tư nhân… có thiết kế lam đứng, lam ngang đặc trưng kiến trúc Sài Gòn trước 1975 đã ra đời.

Giáo sư, KTS Nguyễn Quang Nhạc (Khoa trưởng giai đoạn 1967-1970) trò chuyện cùng các sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn trước 1975 - Ảnh: uah.edu.vn

Văn phòng ấy nay là số 12 Phạm Ngọc Thạch, tòa soạn báo Khăn Quàng Đỏ - Mực Tím mà tôi làm việc tám năm (1985-1993). Khi tôi làm việc ở đây, khối nhà và khuôn viên tòa soạn vẫn còn như trước 1975 (hiện đã xây mới), nằm mát rượi, bình yên dưới những tàng cây sao dầu. Mùa hè, hoa sao bay rợp trời, lãng mạn cả một khung trời đại học đẹp như tranh và tới giờ những cánh hoa ấy vẫn còn bay trong thơ, nhạc: “Cánh hoa dầu xoay tít bay bay…” (Cánh hoa dầu - Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch).

Khung trời đại học đầu tiên của Sài Gòn

Cả hai trường Luật khoa và Kiến trúc đều có lưng kề với trụ sở Viện Đại học Sài Gòn (nay là trụ sở Văn phòng đại diện Bộ Giáo dục - Đào tạo). Trước 1975, Viện Đại học Sài Gòn gồm các trường đại học là phân khoa thành viên. Khoa trưởng của các phân khoa tương đương với hiệu trưởng trường đại học hiện nay.

Gần đó còn có trường Đại học Y khoa Sài Gòn (nay là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh) ở số 28 Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần). Chuyện sinh viên trường Luật khoa, Kiến trúc, Y khoa qua lại giao lưu tình cảm, hẹn hò nhau khá phổ biến trên những cung đường này. Cũng trên đường Trần Quý Cáp còn có một khu ký túc xá dành cho nữ sinh viên là Đại học xá Trần Quý Cáp (nam sinh viên thì ở Đại học xá Minh Mạng, nay là ký túc xá Ngô Gia Tự).

Con đường Duy Tân cây dài bóng mát,

Buổi chiều khuôn viên, mây trời xanh ngắt

(Trả lại em yêu - Phạm Duy)

 

Khu vực này chính là khung trời đại học đầu tiên nổi tiếng của Sài Gòn trước 1975 với trục lộ chính là đường Duy Tân. Cho đến nay, khung trời này vẫn rợp bóng những vòm cây xanh mát, không chỉ trên đường Duy Tân mà cả những con đường lân cận xung quanh các ngôi trường như đường Pasteur, Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu), Trần Quý Cáp…

Khi xưa, những vòm cây này có tán lá rất dày (có thể vì ít tỉa cành như hiện nay). Hồi đầu thập niên 1970, ngày Chủ nhật, ba tôi hay gọi taxi từ nhà ở vùng Ông Tạ chở các con lên Sở Thú (Thảo Cầm viên) chơi.

Tôi nhớ mãi những vòm cây đường Trần Quý Cáp để ra hồ Con Rùa, như đi trong một đường hầm rợp cây lá. Khi ra khỏi những hàng cây cổ thụ là tới hồ Con Rùa lãng mạn với tàng cây soi bóng nước. Qua khỏi hồ Con Rùa đi về phía nhà thờ Đức Bà sẽ gặp trụ sở Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (số 4 Duy Tân, nay là Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM) thì vẫn được che mát bởi hai hàng cây cao vút. Nhà thờ Đức Bà nằm cạnh công viên Thống Nhứt (nay là công viên 30-4) như một khu rừng với mật độ dày đặc của những hàng cây xanh làm say mê bao thế hệ học trò, sinh viên.

Ông Hoàng nhớ lại: “Trường Luật chật hẹp mà sinh viên lại quá đông, chúng tôi thường la cà trong những quán cóc. Nhiều nhất là xung quanh công trường Quốc tế, thường gọi là hồ Con Rùa, bên ngoài trụ sở Tổng hội Sinh viên hay góc Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM) trên đường Gia Long” (nay là Lý Tự Trọng).

Đại học Văn khoa ngày đầu trên đường Nguyễn Trung Trực - Ảnh tư liệu Đại học Văn khoa.

Không chỉ vậy, nhiều anh sinh viên Luật, Kiến trúc còn la cà sang trường Đại học Văn khoa Sài Gòn ở tận đường Gia Long. Không ít duyên tình đại học đã góp phần mở rộng thêm khung trời đại học Sài Gòn lúc ấy. Khi Đại học Văn khoa chuyển về đại lộ Cường Để (nay là Đinh Tiên Hoàng) từ sau năm 1966, ngôi trường Văn khoa xưa bị phá đi để xây Thư viện Quốc gia thì đây vẫn tiếp tục là địa chỉ mà nhiều sinh viên tìm đến như một nơi học tập, kiếm tìm tư liệu và... tâm sự.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

30 trích dẫn hay từ 'Quẳng gánh lo đi và vui sống'

Trong Quẳng gánh lo đi và vui sống, tác giả mang đến những phương pháp giúp bạn đọc xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng.
2

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.
3

Bộ sách ‘Đủ duyên ta lại tương phùng’ - Giúp bạn bình yên giữa dòng đời vội vã

Có bao giờ bạn ngồi lại thành thật với chính mình để hỏi xem bản thân đang sống vì điều gì? Những vòng quay về tiền tài, danh vọng ấy có phải là thứ bạn mong mỏi, hay cuối cùng, thứ bạn thực sự cần chỉ là chút an yên, tịch tịnh ở tâm hồn?
4

Người thành công thật ra đã từ bỏ rất nhiều

Nếu thành công là phải chạm vạch đích thì góc nhìn của bạn có hơi cứng nhắc. Chúng ta không những phải đặt ra mục tiêu linh hoạt hơn, mà còn phải biến mình thành những cá nhân linh hoạt trong cách đánh giá về thành công và thất bại.
5

‘Từ bỏ’ - Chìa khóa giúp bạn buông đúng lúc, bỏ đúng việc để thành công

Có một niềm tin đã ăn sâu rằng người thắng cuộc không bao giờ bỏ cuộc và người bỏ cuộc sẽ chẳng đi đến đâu. Và chúng ta đang trả giá cho niềm tin đó, khi cân nhắc từ bỏ một công việc tồi tệ hay rời bỏ một mối quan hệ độc hại...

Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương - Thương Sài Gòn, nhớ Gia Định

Gia Định là nhớ Sài Gòn là thương (First News và NXB Tổng Hợp TP.HCM) của Cù Mai Công tuy ra sau rất nhiều tác phẩm viết về mảnh đất Sài Gòn, nhưng độc giả vẫn không thấy cũ.

Cuộc đời phía trước - Giáo dục có ý nghĩa thế nào tới sự sợ hãi của chúng ta

Những suy ngẫm về giáo dục và hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương - Thước phim sống động về Sài Gòn xưa

“Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương” tập hợp những bài viết của nhà báo Cù Mai Công về thành phố Hồ Chí Minh trong hai thời kỳ:  đô thành Sài Gòn phồn hoa trước năm 1975 và Gia Định thời “rừng rậm, đầm lầy, kinh rạch”.

Gia Định là nhớ - Sài Gòn là thương - Chợ Cũ hơn một thế kỷ lừng lẫy trên vỉa hè

Năm 1860, dù phải bận đối phó với các đợt phản công của quan quân nhà Nguyễn, người Pháp vẫn quyết định xây dựng ngôi chợ mới ngay trên khu vực vừa kiểm soát.

Muôn kiếp nhân sinh 1 - Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại những tiến bộ khoa học và các lợi ích về vật chất

Hãy thử nghĩ nếu tất cả đều được học hỏi và biết rõ về nhân quả thì có ai hành động như thế không? Có ai nghĩ rằng gây nhân gì sẽ gặp quả đó không?

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – Vì sao trước đây không để bảng hiệu chợ Bến Thành?

Vẫn còn đó những điều mới mẻ sẽ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thích thú về ngôi chợ hơn 100 tuổi này.

Đường đến tự do - Đừng đọc cuốn sách này nếu bạn chưa sẵn sàng hướng tới mục tiêu tự do tài chính

Một trong những câu nói đắt giá nhất trong cuốn sách là: “Tự do tài chính không phải là một số tiền, mà là một trạng thái tâm trí.”

Muôn kiếp nhân sinh 2 - Khổ đau của chúng ta là kết quả của những gì ta đã gây cho người khác

Sợi dây nhân quả vô cùng phức tạp nhưng nghiệp quả dù nặng đến đâu vẫn có thể giảm bớt nhờ sự hiểu biết, phát triển tình thương.

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 25/04/2024