Trung Quốc có một bậc thầy về văn học, ông là Tiền Chung Thư, ông được mệnh danh là "thư viện di động", bất kể khi nào gặp vấn đề gì, ông cũng có thể lấy ra tư liệu từ trong não mình để sử dụng.
Trong khi những người bình thường như chúng ta lại không có được bổ não thiên tài như vậy, phần lớn sách mà chúng ta đọc đều dần dần sẽ bị quên đi, vậy có cách nào để chúng ta biến những cuốn sách đã đọc thành trí tuệ của mình hay không?
Tác giả người Nhật, Atsushi Innami trong cuốn "Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời" (Tựa Việt) đã cho chúng ta câu trả lời.
Atsushi Innami từng là một người đọc sách rất chậm, ông mất tới mất 5 phút để đọc một trang sách. Nhưng hiện tại, ông là một bậc thầy, người đọc một cuốn sách và viết đánh giá sách mỗi ngày, đồng thời đọc khoảng 700 cuốn sách mỗi năm. Vậy ông đã làm như thế nào?
Trong cuốn sách "Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời", ông đã đề xuất một phương pháp đọc mới: phương pháp đọc hít thở.
Đọc không phải là sao chép 100% nội dung mà để "gặp gỡ" với 1% tinh hoa của cuốn sách ấy, phương pháp đọc hít thở là để bắt tay được với 1% này thông qua sự kết hợp giữa đọc và viết.
01
Thế nào là phương pháp đọc hít thở
Vạn vật trên thế giới đều đang hít thở, khi thực hiện động tác "hít vào", chúng ta sau đó cần "thở ra", cả hai bổ sung cho nhau để cho ra được nhịp thở.
Tác giả cho rằng đọc sách cũng như vậy, hít vào, giống với đọc sách, nhưng chúng ta đừng chỉ đọc không, mà cũng cần phải viết, đọc là hít vào, viết là thở ra.
Phương pháp vừa nhập vào vừa xuất ra, đọc viết kết hợp này, được gọi là phương pháp đọc hít thở.
Phương pháp này thay đổi quan niệm cố hữu của chúng ta, thay "đọc để ghi nhớ" thành "đọc để viết".
Tác giả lúc trước vì muốn ghi nhớ nội dung của cuốn sách mà đọc rất chậm. Sau này, ông bắt đầu viết đánh giá sách, rồi viết bài phê bình sách cho nhiều tổ chức truyền thông, và lặp đi lặp lại quá trình "đọc viết - đọc viết" mỗi ngày. Sau khi đọc để viết nhiều lần, ông phát hiện ra tốc độ đọc của mình trở nên nhanh hơn rất nhiều, gánh nặng đọc sách cũng giảm đi rất nhiều.
02
Vì sao phải dùng phương pháp đọc hít thở để đọc sách?
Sau khi đọc sách xong, chúng ta sẽ rất nhanh quên chúng, khi chúng ta quên một cuốn sách sau khi đọc nó, chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng và không có hứng thú để đọc cuốn sách khác, điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc của chúng ta.
Nhà triết học người Đức, Arthur Schopenhauer nói: ""Nếu bạn đọc theo kiểu lạm dụng hoặc đọc không ngừng mà không suy nghĩ, bạn sẽ không thể nhớ những gì bạn đã đọc, và phần lớn chúng sẽ biến mất"
Lý do thực sự khiến chúng ta không thể giữ lại được trải nghiệm đọc đó là: không suy nghĩ trong quá trình đọc.
Tác giả cho rằng, ghi chép lại những phần hấp dẫn trong cuốn sách, có thể cho ra 2 hiệu quả: Thứ nhất là hiệu quả thông tin, độc giả có thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung thú vị trong sách.
Thứ hai là hiệu quả với người đọc sách. Thông qua ghi chép lại, trong quá trình đọc sách, bạn sẽ nghĩ xem trong sách có những chỗ nào khiến bạn cảm động, ngòi bút và lời văn ra sao sẽ khiến người khác động lòng nhất.
Quá trình ghi chép lại chính là quá trình suy nghĩ.
Chúng ta trong quá trình đọc sách sẽ có rất nhiều cảm ngộ, nếu không kịp thời ghi lại, lâu dần, sẽ rất dễ quên đi nguyên nhân hay những xúc cảm khiến chúng ta động lòng khi đó.
Chẳng hạn khi tôi đọc một cuốn sách của một tác giả nước ngoài có tên "Một con lợn độc hành độc lập", tôi cảm thấy lối viết hài hước kiểu trào phúng của tác giả bộc lộ nhiều vấn đề xã hội thời bấy giờ, và góc nhìn của anh ấy về các vấn đề cũng rất đặc biệt.
Nhưng nếu hỏi tôi cụ thể là ở đâu, nhất thời tôi sẽ không thể nhớ ra, nguyên nhân là bởi lúc đó tôi chưa tập cho mình thói quen ghi lại, "trí nhớ tối cũng không bằng ghi chép lại", câu nói này chưa bao giờ là sai, đừng quá tin tưởng vào năng lực ghi nhớ của bản thân.
Sau khi viết lại, chúng ta không những có thể giở lại xem, mà quá trình này còn giúp chúng ta tăng cường trí nhớ của mình rất hữu hiệu.
03
Làm sao để đọc với phương pháp đọc hít thở?
Đơn giản mà nói, thì chính là vừa đọc vừa ghi chép lại những chỗ tinh túy, ở bên trong thì là biến những nội dung vừa đọc thành dòng chảy vào trong não, đồng thời ở bên ngoài não thì tiến hành ghi chép lại.
Các bước làm như sau:
Trước tiên, tiến hành "nhóm thu thập", trong lúc đọc sách, bất cứ khi nào gặp được đoạn văn hay, hãy dùng lời của mình để ghi chép lại, có gắng càng ngắn càng tốt, khống chế trong vài dòng là được.
Đây giống như quá trình khám phá vậy, tương tự như truy tìm kho báu, vì ghi chép lại rất mất thời gian nên chúng ta sẽ có ý thức, nghiêm túc hơn trong việc lựa chọn bộ phận mà mình thực sự muốn ghi lại. Quá trình này sẽ khiến chúng ta hỏi não bộ của mình một câu hỏi rằng: Có nhất thiết phải ghi chép lại đoạn này hay không?
"Nhóm thu thập" sẽ bắt chúng ta phải tiến hành suy nghĩ, giữ lại những nội dung thực sự có giá trị, những thứ ghi chép lại là những phần quan trọng nhất của cuốn sách hay những nội dung có ích với chúng ta nhất.
Tiếp theo là "nhóm tinh hoa", từ những thứ đã ghi chép lại, chọn ra những nhóm tinh hoa nhất, mọi giá trị của cuốn sách đều nằm ở nhóm tinh hoa này.
Đây là quá trình suy nghĩ có chọn lọc, nó giúp chúng ta đi sâu vào hiểu thêm được nội dung của cuốn sách hơn.
Nếu chúng ta vừa đọc sách vừa đi tìm các "nhóm", vậy thì quá trình đọc sách sẽ giống như quá trình khám phá vậy, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được cảm hứng nhiều hứng với việc đọc sách.
"Vừa mở sách ra liền cảm thấy rất vui", trước tiên hãy trang bị cho mình cảm giác này, vậy thì nói tạm biệt với đọc sách kiểu vô vị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Tiếp theo là tiến hành "nhóm bình luận", có nghĩa là viết lại cảm nghĩ của mình với "nhóm tinh hoa" ở bước hai, hay cũng có thể gọi là cảm nhận sau khi đọc xong cuốn sách, ghi lại vì sao khi ấy lại đồng cảm với những "nhóm" mà mình ghi lại, đây là quá trình tư duy có bình luận, "nội hóa" những nội dung của cuốn sách khắc vào trong tim, để dùng cho mình, và lúc này, cuốn sách đã thuộc về bạn.
Bước cuối cùng là bước đánh giá định kì
Khi đã tích lũy được một lượng thành quả đọc nhất định, tác giả cuốn "Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời" gợi ý nên là 12 đơn vị đầu sách, hãy định kì viết ra những suy nghĩ, cảm ngộ của bản thân về những gì mình đã ghi chép lại trước đó, đồng thời suy nghĩ về những vấn đề sau:
Dòng sách nào khiến bản thân dễ đồng cảm nhất?
Cá nhân rất tán thưởng chủ trương ý kiến của loại sách nào?
Dòng sách nào là dòng sách mà sau này mình vẫn muốn đọc thêm nữa?
Lợi ích của việc làm như vậy đó là có thể giúp bạn thấy rõ sở thích đọc của mình, làm rõ hướng đi chung của những cuốn sách đọc tiếp theo và xác định ý thiên hướng đọc của mình.
Tiếp đó, từ 12 cuốn sách hãy chọn ra 1 quyển hay nhất, để nó trở thành cuốn sách hay nhất trong những cuốn sách gần đây mình đọc, rồi cuối năm cũng lại làm một cuộc bình chọn tương tự, chọn ra cuốn hay nhất từ những cuốn hay nhất.
Đi theo những bước này, chúng ta có thể hoàn thành quá trình thu thập – sàng lọc – nhận xét – tự đánh giá, trong quá trình đọc hãy thêm vào đó những suy nghĩ của mình, đúc kết ra những tinh hoa của một cuốn sách, và bạn sẽ lĩnh ngộ được sự thú vị của quá trình đọc kiểu hít thở này.
Lượng thông tin trong xã hội hiện đại ngày càng tăng lên, và dường như chúng ta đang có được thông tin một cách quá dễ dàng. Nhưng thu nạp quá nhiều thông tin như vậy, ngược lại lại không có lợi cho trí nhớ.
Vì vậy, dù là sách vở hay kiến thức thì cũng chỉ ghi lại phần quan trọng nhất, còn lại thì học cách buông bỏ, cách đọc này phù hợp hơn với thời đại chúng ta.
Phương pháp đọc hít thở là một phương pháp đọc rất hay và phù hợp với thời đại của chúng ta, sự kết hợp giữa đọc và viết, giữa nhập vào và xuất ra sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nắm vững bản chất của một cuốn sách một cách có hiệu quả hơn.
Theo Trí Thức Trẻ