Sách còn không đọc đúng mà bạn đòi thành công: Làm sao để thay đổi cuộc đời thông qua đọc sách?

13/01/2021 08:00
Sách còn không đọc đúng mà bạn đòi thành công: Làm sao để thay đổi cuộc đời thông qua đọc sách?

Mấu chốt của việc đọc sách chính là chúng ta gộp “sách” và “việc” lại làm một rồi cùng rèn luyện, hãy để việc đọc sách được áp dụng vào trong công việc và cả cuộc sống, hãy để việc đọc sách được “sống”.

Bản chất của đọc sách là gì? Có thể thay đổi vận mệnh của bản thân hay không?

Có một câu nói rất khích lệ lòng người rằng: "Những cuốn sách mà bạn đọc, con đường mà bạn đi, tới sau cùng đều trở thành một phần của cơ thể và tư tưởng của bạn." Nghe thì có vẻ rất có lý, nhưng trên thực tế, nó lại giống như những đám mây trôi trên bầu trời, đẹp nhưng trống rỗng.

Chúng ta vừa đọc vừa hoài nghi, liệu đọc sách có thể thay đổi vận mệnh của bản thân hay không.

Rốt cuộc nên đọc sách ra sao, mới có thể biến "đọc sách" liên kết với cuộc sống thực tế của chúng ta?

Một cuốn sách nước ngoài mang tên "Sách còn không biết đọc, mà bạn vẫn muốn thành công" (tạm dịch) nói cho chúng ta biết bản chất của việc đọc sách, thông qua câu chuyện của tác giả, nó khiến chúng ta hiểu ra làm sao để biến "đọc sách" thành thứ vũ khí giúp bạn thay đổi vận mệnh.

Từ một người nợ nần đầm đìa tới tác giả của cuốn sách bán chạy, bí quyết của "lột xác" của tác giả nằm ở việc định vị lại mục tiêu đọc sách.

Tác giả của cuốn sách, Nhị Chí Thành, ở tuổi 20, ước mơ của anh là trở thành một tác giả, và anh cũng luôn nỗ lực để biến nó thành hiện thực. Anh quyết định sẽ rèn luyện cho mình thói quen luyện tập đều đặn và chăm chỉ như những vận động viên, mỗi ngày xem một cuốn sách. Vì vậy, từ năm 20 tới năm 27 tuổi, anh ấy đọc hết 2500 cuốn sách.

Nhưng anh ấy có thành công hay không?

Không hề, anh vẫn sống ở khu nhà nghèo, nợ nần và khốn khó.

Nhưng, sự tích lũy sau khi đọc hàng ngàn cuốn sách đã bồi dưỡng nên cho anh ấy thói quen tự suy ngẫm, anh ấy bắt đầu tự ngẫm lại phương pháp đọc sách của mình, anh ấy phát hiện ra rằng: phương pháp đọc đúng đắn nhất, không phải là dùng "mắt" mà là dùng "tim", không phải dùng "não" đi tiếp thu, mà là dùng cả "cơ thể" đi cảm nhận và thực hành.

Kể từ đó, anh ấy bắt đầu khởi động lại cho mình một thế giới đọc mới. Quy hoạch lại từ đầu mục tiêu đọc sách, chuyển từ mục tiêu "hấp thụ năng lượng" sang "thay đổi cuộc đời". Anh kết hợp đọc sách và công việc lại với nhau, lập ra kế hoạch đọc 365 cuốn sách mỗi năm, thông qua vòng tuần hoàn "đọc sách, tư duy, áp dụng vào thực tiễn" để giúp đỡ nhiều người "thống suốt" hơn trên con đường đọc sách của mình.

Cho tới hiện tại, điều quan trọng nhất mà tác giả đã làm được chính là: thực tiễn hóa việc đọc sách.

Đó là câu chuyện của tác giả và nguồn gốc ra đời của cuốn sách. Qua đó ta có thể thấy được rằng, bản thân việc "đọc" thôi không thể giúp thay đổi vận mệnh của một người, thứ có thể thay đổi được cuộc đời chính là những việc mà chúng ta đang làm. Còn đọc sách sẽ góp phần giúp truyền cảm hứng cho chúng ta thông qua quá trình suy ngẫm, để rồi ảnh hưởng tới những việc mà ta làm, và từ đó, thay đổi vận mệnh của chúng ta.

Đọc sách cho có sẽ hoàn toàn vô dụng, dù có đọc nhiều tới đâu thì lượng kiến thức và kĩ năng thu được lại sẽ rất ít. Vậy đọc ra sao cho nó đúng đắn?

Sách còn không biết đọc mà bạn đòi thành công: làm sao để thay đổi cuộc đời thông qua đọc sách? - Ảnh 1.

Các giai đoạn đọc sách

Tác giả của cuốn sách vốn chỉ là một nhân viên công sở bình thường, sống một cuộc đời cũng vô cùng bình thường, nếu không muốn nói là có phần thảm hại.

Mọi thứ thay đổi kể từ khi anh bắt đầu đọc sách.

Anh ấy gặp được một người anh, người anh ấy gợi ý anh đọc 33 cuốn sách trong vòng 100 ngày. Khi đó anh ấy cảm thấy rất mơ hồ: "Tôi sắp nghỉ việc rồi, sắp chuẩn bị không còn sinh tồn nổi nữa mà anh còn bảo tôi đọc sách ư?"

Mặc dù hoài nghi, nhưng dưới ảnh hưởng tích cực từ cuộc sống đầy đủ của người anh kia, tác giả vẫn bắt đầu đọc. Anh bỏ ra một số tiền lớn, mua một lúc 33 cuốn sách, chọn theo phong cách tự do, thích gì thì mua, và bắt đầu từ những cuốn đơn giản nhất.

Thời gian đọc là 1 tiếng buổi sáng sớm, 1 tiếng buổi chiều và 1 tiếng buổi tối. Cứ như vậy, anh ấy cố gắng kiên trì.

Mỗi một cuốn sách là một thế giới, là nơi chứa đựng niềm vui, nỗi buồn và cả chính những trải nghiệm thực tế của mỗi một tác giả. Những vấn đề lớn của những người bình thường chúng ta như mua nhà, mua xe, công việc, gia đình, giáo dục con cái, các cao thủ khác họ sớm đã tìm ra được đáp án cho mình và rồi cô đọng lại thành từng nét chữ để truyền tải cho chúng ta những lời khuyên hữu ích.

Có thể nói, mọi vấn đề mà chúng ta gặp phải, chúng đều đã có người đưa ra giải pháp, việc chúng ta cần làm là tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất với mình thông qua đọc sách.

Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ đọc 33 cuốn trong 100 ngày, mắt anh bỗng "sáng" lên, thái độ hay những quy tắc ứng xử trong cuộc sống cũng có sự thay đổi.

Vì phải sắp xếp thời gian đọc sách, nên anh hình thành được cho mình thói quen dậy sớm; hình thành thói quen kiểm soát chặt chẽ những buổi nhậu nhẹt; hình thành thói quen khi làm việc phải tập trung và nghiêm túc, tiết kiệm thời gian để dành cho đọc sách; quan trọng nhất là hình thành được cho mình thói quen tự giác kỉ luật.

Đây chính là giai đoạn đầu tiên của việc đọc sách, giai đoạn hình thành cho mình những thói quen tốt. Cho tới hiện tại, tư duy của tác giả đã thay đổi rất nhiều, thái độ trở nên tích cực hơn, công việc không còn bị động, mà sẽ chủ động suy nghĩ, cố gắng tạo ra những phương pháp chu toàn và hiệu quả nhất.

Sách còn không biết đọc mà bạn đòi thành công: làm sao để thay đổi cuộc đời thông qua đọc sách? - Ảnh 2.

Tiếp đó là giai đoạn 2, một năm đọc trên 100 cuốn sách có liên quan tới nghiệp vụ công việc của mình. Quá trình này rất không dễ dàng bởi lẽ sách chuyên ngành không phải thứ đọc là ngấm ngay. Nhưng, quật cường cũng là bản tính của con người, có những chuyện mà khi đã bắt đầu sẽ không dễ dàng buông bỏ.

May mắn rằng khi cảm thấy mệt mỏi, tác giả đã tìm được cho mình một người bạn đồng hành cũng yêu sách và một người thầy dẫn dắt cách đọc. Có người cùng đọc, cũng giống như tìm thấy một ngọn đèn vậy, được tiếp thêm sức mạnh bước về phía trước.

Giai đoạn ba, đọc những sách ngoài sách chuyên ngành, nâng cao hệ thống tri thức các nhân. Chuyển từ đọc "sách" sang đọc "người", thông qua sách tiếp cận với nhiều nhân vật kiệt xuất hơn. Sau cùng, không ngừng nâng cao và thay mới cuộc sống của chính bản thân.

Có thể thấy, 3 giai đoạn đọc sách trên, thực ra là một quá trình không ngừng tiến bộ và hoàn thiện.

Vậy thì, sau khi tiếp cận được với 3 giai đoạn đọc sách, có những phương pháp nào có thể tăng tốc độ và cải thiện hiệu quả đọc sách?

Sách còn không biết đọc mà bạn đòi thành công: làm sao để thay đổi cuộc đời thông qua đọc sách? - Ảnh 3.

Nắm bắt phương pháp đọc chính xác, nâng cao hiệu quả đọc

Đọc sách nên là một quá trình chủ động suy nghĩ, là quá trình vừa đọc vừa suy ngẫm. Người đọc thông qua tư duy của người viết để có những cải thiện trong tư duy của bản thân, nâng cao khả năng suy nghĩ của chính mình.

Ở đây, hành động mới là điều quan trọng, bất kể ra sao, trước tiên hãy cứ đọc đã.

Giai đoạn đầu tiên, giống như tác giả, đọc 33 cuốn sách trong 100 ngày, đây là một mục tiêu đáng để thử thách. Tốt nhất là nếu có thể, hãy viết phê bình sách, mục đích của việc này không phải là để kiếm tiền review mà là để đào sâu suy nghĩ của bản thân.

Đọc một cuốn sách, viết một bài phê bình, hoặc chia sẻ cuốn sách cho người khác nghe, tất cả đều có thể giúp nâng cao giá trị của việc đọc. Nó cũng giống như đạo lý "dạy là học tốt nhất", chúng ta xem một cuốn sách, vài ngày sau chúng ta có thể quên chúng, nhưng nếu có thể đem những tinh hoa của nó kể cho người khác nghe, vậy thì nó đồng nghĩa với việc nội dung chính của cuốn sách đã âm thầm cắm rễ trong não bạn rồi.

Giai đoạn thứ hai, dùng 1 năm thử thách 100 cuốn sách chuyên ngành. Bằng cách ghi chú lại, nghe đi nghe lại các đoạn ghi âm… bạn có thể hiểu cặn kẽ nội dung cốt lõi của cuốn sách. Sau đó kết nối kiến ​​thức trong sách với công việc của chính mình.

Vừa đọc sách, vừa thực hành, vừa suy ngẫm tổng kết, sau sự mài dũa từ 100 cuốn sách, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Giống như tác giả vậy, ở giai đoạn này, bạn cũng có thể làm một người thầy, chia sẻ về những cuốn sách chuyên ngành này cho đồng nghiệp hay trong các hội nhóm của những người làm cùng lĩnh vực với bạn.

Sách còn không biết đọc mà bạn đòi thành công: làm sao để thay đổi cuộc đời thông qua đọc sách? - Ảnh 4.

Giai đoạn ba, tiếp tục đọc những cuốn sách kinh điển giúp làm giàu thế giới tinh thần. Không ngừng update cho tư duy và ra ngoài gặp gỡ mọi người. Đọc sách không phải là quá trình khép bản thân lại, là nó là quá trình cần bạn ra ngoài giao lưu kết nối với mọi người. Hãy đi ra ngoài, gặp gỡ thầy giáo, đồng nghiệp, đối tác, thần tượng hay những nhân vật hàng đầu trong ngành.

Hãy cho mọi người biết rằng bạn đã đọc đủ nhiều để có thể truyền đạt suy nghĩ của mình tới với mọi người. Trong sự va chạm như vậy, nhiều cơ hội để chuyển đổi và cải thiện sẽ tự nhiên xuất hiện, đúng như câu: "Nếu tôi nở rộ, ong bướm sẽ tự kéo đến."

Mấu chốt của việc đọc sách chính là chúng ta gộp "sách" và "việc" lại làm một rồi cùng rèn luyện, hãy để việc đọc sách được áp dụng vào trong công việc và cả cuộc sống, hãy để việc đọc sách được "sống".

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025