Có hai loại nhà doanh nghiệp: Nhà doanh nghiệp truyền thống là những người bắt đầu công ti riêng của họ dựa trên kinh doanh hiện có như nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, nhà may, nhà bán thực phẩm ở chợ v.v. Những doanh nghiệp này điển hình bị giới hạn bên trong một miền với tăng trưởng bị giới hạn. Các nhà doanh nghiệp công nghiệp là những người tạo ra công ti riêng dựa trên tri thức phát kiến và sản phẩm của họ có thể phá huỷ thị trường làm phát sinh tăng trưởng lớn bên ngoài miền địa phương.
Những nhà doanh nghiệp truyền thống phụ thuộc vào thị trường địa phương để thành công và thuê một số giới hạn các nhân viên. Tương phản lại, các nhà doanh nghiệp công nghệ thay đổi thị trường, mở ra những ngành công nghiệp mới, và tăng trưởng lớn hơn với số nhân viên vô giới hạn.
Từ quan điểm kinh tế, các nước muốn thành công trong nền kinh tế toàn cầu hoá cần thúc đẩy các nhà doanh nghiệp công nghệ. Tăng trưởng của những công ti khởi nghiệp này có thể tạo ra nhiều việc làm và thịnh vượng hơn cho nền kinh tế. Ích lợi của khởi nghiệp đã được hiểu rõ nhưng mặc cho tính phổ biến và các nỗ lực, nhiều công ti khởi nghiệp vẫn thất bại.
Hai mươi năm trước, khi tôi ở Trung Quốc, chính phủ đã cố gắng thúc đẩy việc phát triển các “miền nhà doanh nghiệp” hay Thung lũng Silicon của Trung Quốc ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Khi tôi ở Hàn Quốc, mọi người cũng nhắc tới việc phát triển “vùng công ti khởi nghiệp” ở Seoul nhưng ngày nay vẫn không có gì lớn lắm cả.
Một giáo sư ở Thượng Hải giải thích: “Trong hàng nghìn công ti khởi nghiệp được tạo ra trong cả năm, phần lớn trong họ đều thất bại. Tất cả họ đều đã nhận hỗ trợ của chính phủ với khuyến khích thuế và không gian thuê văn phòng không mất tiền nhưng ít công ti thành công. Hai trong các lí do thông thường nhất cho thất bại là “Không đáp ứng nhu cầu thị trường” và người sáng lập “cạn tiền.” Những câu chuyện tương tự cũng được bạn tôi kể lại ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cả hai vấn đề này có thể được giải quyết bằng đào tạo khởi nghiệp vì các kĩ sư không thể phát triển được công ti khởi nghiệp thành công mà không có hướng dẫn đúng. Cách tốt nhất để tránh thất bại là bằng việc học từ những nhà doanh nghiệp khác, từ thành công và thất bại của họ, và chấp nhận những bài học này để làm tăng cơ hội thành công của họ. Nhiều nhà doanh nghiệp thường chia sẻ kinh nghiệm của họ hoặc trong các cuộc hội nghị công nghệ hay trực tuyến. Các kĩ sư nên tìm thông tin này để thấy câu trả lời xác định liên quan tới công ti khởi nghiệp của họ.
Mặc cho việc có sẵn của thông tin này, nhiều người vẫn liên tục phạm phải những sai lầm tương tự trong khi bắt đầu công ti của họ. Trong môn khởi nghiệp của tôi, tôi thường mời các nhà doanh nghiệp thành công tới và chia sẻ những bài học của họ nơi sinh viên có thể hỏi một cách cởi mở những câu hỏi liên quan tới vấn đề của họ. Khi tôi nói chuyện với các nhà doanh nghiệp này, tôi học được từ những sai lầm của họ và tôi chấp nhận chúng vào trong tài liệu môn học của tôi. Tôi muốn các sinh viên của tôi học được từ khía cạnh thực hành, không từ lí thuyết vì tôi tin khởi nghiệp phải có tính thực hành.
Có nhiều sách viết về khởi nghiệp, mỗi cuốn phản ánh cách nhìn của tác giả về cách làm nó thành công. Một số cuốn là tốt nhưng phần lớn có những giá trị nào đó mà chỉ có tác dụng vào thời gian và chỗ nào đó nhưng không đủ phổ quát để được áp dụng ở mọi nơi. Điều có tác dụng ở Mĩ có thể không có tác dụng ở Trung Quốc vì môi trường và văn hoá là khác chăng? Việc có các nhà doanh nghiệp địa phương thành công tới để chia sẻ kinh nghiệm là giải pháp tốt hơn nhiều.
Khi xây dựng công ti khởi nghiệp, các nhà doanh nghiệp phải tuân theo một qui trình xác định dựa trên các bài học rút ra. Bằng việc hiểu cách thức và tại sao công ti khởi nghiệp phải được xây dựng tương ứng theo một trật tự xác định, các nhà doanh nghiệp có thể giải quyết hầu hết các vấn đề này tương ứng với qui trình này. Chẳng hạn một giải pháp công nghệ mà không có khách hàng là vô dụng. Thay vì hội tụ vào phát triển công nghệ trước, nhà doanh nghiệp phải hội tụ vào nhận diện và phát triển khách hàng để chắc bất kì cái gì họ làm sẽ đáp ứng cho nhu cầu này.
Sau khi có sản phẩm, nhà doanh nghiệp phải hội tụ vào kiểu khách hàng xác định và làm cho nó tốt hơn đối thủ cạnh tranh để chắc rằng họ có thể thành công. Họ phải tự hỏi mình kiểu giá trị hay ích lợi nào mà họ cung cấp cho khách hàng như giảm chi phí, tăng lợi nhuận hay tăng sự thoả mãn của khách hàng. Họ phải có khả năng giải thích rõ ràng cách giá trị được sinh ra và tại sao nó khác biệt với bất kì cái gì khác trên thị trường. Tuyên bố giá trị hiệu quả sẽ đưa tới mối quan hệ giữa công ti khởi nghiệp và khách hàng và ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của khách hàng.
Có tuyên bố giá trị rõ ràng là một trong những thách thức đầu tiên mà bất kì nhà doanh nghiệp nào cũng phải giải quyết. Trong lớp của tôi, sinh viên không phát triển giải pháp chừng nào họ chưa nhận diện được các cơ hội và hiểu được vấn đề của khách hàng để chắc bất kì cái gì họ tạo ra cũng sẽ đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Họ phải kiểm nghiệm giải pháp của họ với khách hàng để chắc rằng bất kì cái gì họ làm cũng đều là điều khách hàng sẵn lòng mua trước khi họ thậm chí bắt đầu công ti khởi nghiệp của họ.
Không nhận diện việc bạn có thể đem tới giá trị nào, bạn sẽ có khách hàng nào, bạn sẽ phục vụ cho thị trường nào mà mọi thứ chỉ là phỏng đoán thì đó là công thức cho thảm hoạ.