“Trong mười năm qua, công nghiệp Công nghệ thông tin (CNTT) của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng nhưng cũng đối diện với một số thách thức nghiêm trọng. Tốc độ của toàn cầu hoá và thay đổi trong công nghệ đã tác động lớn lên công nghiệp CNTT vì nó KHÔNG thể điều chỉnh đủ nhanh để đáp ứng với nhu cầu toàn cầu. Công nghiệp CNTT không có các nhà chiến lược có kĩ năng để nhìn tới lập kế hoạch trước cho nên cấp quản lí quan liêu phải phản ứng với thay đổi, thường phạm sai lầm, và ngành công nghiệp của chúng tôi đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. So với công nghiệp phần mềm của Ấn Độ, Trung Quốc vẫn còn có con đường dài để đuổi kịp.”
“Ngành công nghiệp phần mềm của Trung Quốc còn nhỏ khi so sánh với Ấn Độ. Chẳng hạn, mọi xuất khẩu phần mềm của Thượng Hải làm ít hơn nhiều so với Infosys, một công ti phần mềm Ấn Độ. Có trên mười nghìn công ti phần mềm ở Trung Quốc nhưng phần lớn đều rất nhỏ. Chỉ vài công ti có trên 1000 nhân viên nhưng vấn đề KHÔNG là KÍCH CỠ mà là KĨ NĂNG. Phần lớn các công ti phần mềm Trung Quốc không có tri thức chuyên gia chuyên lĩnh vực và kĩ năng quản lí dự án. Đa số trong họ vẫn hội tụ vào viết mã và kiểm thử nhưng không có quản lí và đào tạo đúng, phần lớn các dự án đều hỗn loạn, có tỉ lệ lỗi cao và đó là lí do tại sao Trung Quốc mất nhiều kinh doanh cho Ấn Độ.
Ngày nay công nghiệp phần mềm của Trung Quốc có trên 600,000 người mà vẫn là nhỏ so với năm triệu người ở Ấn Độ. Cung cấp hàng năm người tốt nghiệp CNTT ở Trung Quốc được ước lượng quãng 180,000 so với nhu cầu 850,000 người cho nên có thiếu hụt nghiêm trọng công nhân CNTT, đặc biệt người quản lí dự án phần mềm và các chuyên gia chuyên lĩnh vực.”
“Chất lượng trong các công ti phần mềm Trung Quốc là yếu khi so với Ấn Độ. Mặc dầu ISO và CMMI là phổ biến trong các công ti phần mềm Trung Quốc nhưng sự kiện là chúng phần lớn để trưng ra hơn là thực tại. Có nhiều công ti nhận CMMI mức 5 nhưng nó chỉ là trên giấy tờ vì chất lượng thực của họ chẳng khác gì hơn bất kì mức thấp hơn nào. Vấn đề chính là đào tạo đại học vẫn dựa trên chương trình “cổ điển” của những năm 1960 và 1970 nơi viết mã và kiểm thử là hội tụ chính. Sinh viên được đào tạo để viết mã nhưng không được dạy về kĩ nghệ, qui trình hay thiết kế. Ngay cả ngày nay kĩ nghệ phần mềm vẫn còn tương đối không được biết tới và các kĩ năng chuyên lĩnh vực chỉ được dạy ở các đại học hàng đầu.
Hiện thời khó mà thuê được các giáo sư trẻ vì phần lớn trong họ ưa thích làm việc trong công nghiệp thay vì hàn lâm. Phần lớn các đại học chỉ có “các giáo sư già” người được đào tạo từ ba mươi tới bốn mươi năm trước, họ chỉ dạy điều họ biết và sinh viên là nạn nhân của hệ thống giáo dục cổ lỗ. Ngay cả với nhiều sức ép từ chính phủ, hệ thống giáo dục vẫn chậm thay đổi mặc cho nhu cầu của công nghiệp phần mềm về số lớn công nhân có kĩ năng. Vì đào tạo giáo dục phần mềm là yếu, có sút giảm dần về chất lượng của những người tốt nghiệp đại học điều buộc nhiều sinh viên phải tìm giáo dục ở nước ngoài.”
Công nghiệp phần cứng của “Trung Quốc” nằm trong số tốt nhất trên thế giới. Trung Quốc là nhà chế tạo phần cứng lớn thứ ba sau Mĩ và Nhật Bản. Kết cấu nền viễn thông và vật lí của Trung Quốc cung cấp nền tảng quan trọng cho phát triển đất nước. Chính phủ đầu tư năng nổ vào nâng cấp đường sá, sân bay, cầu cống và các kết cấu nền vật lí khác, đặc thù trong vùng công nghiệp hoá đặc biệt ở khu vực ven biển. Nhiều công ti chế tạo phần cứng nước ngoài được định vị lại tại đó và họ cung cấp đào tạo phụ thêm cho công nhân và điều đó giúp cho phát triển khu vực chế tạo máy tính và viễn thông. Nhưng ngày nay phần cứng đang bắt đầu mất ưu thế cạnh tranh.
Để bành trướng thị trường nhập khẩu, các công ti hạ thấp giá của họ cho nên lợi nhuận của họ giảm nhanh. Để thay thế cho thiếu hụt này, công nghiệp phần mềm bây giờ được coi là quan trọng. Trung Quốc nhận ra rằng nó không thể phụ thuộc vào một mình phần cứng mà phải thúc đẩy công nghiệp phần mềm vì đó là “linh hồn” của công nghiệp thông tin trong việc chuyển từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin.”
“Để thúc đẩy phát triển thị trường phần mềm, Trung Quốc có thể học từ kinh nghiệm của Ấn Độ. Ngày nay thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu của Ấn Độ đã đạt tới US $102 tỉ đô la và có thể đạt tới $200 tỉ trước năm 2020. Tăng trưởng cao của họ, giá trị cao là trong chuyên môn hoá lĩnh vực, tích hợp hệ thống, quản lí dịch vụ, hỗ trợ phần mềm, hỗ trợ phần cứng; và tư vấn và giáo dục CNTT. Tất cả những điều này là kinh doanh sinh lời với lợi nhuận cao hơn kĩ năng thấp về viết mã và kiểm thử.
Chẳng hạn một công nhân chuyên môn trong miền di động có thể làm được trên US$ 3,000 theo hợp đồng hàng tháng khi so với người lập trình Java có hợp đồng hàng tháng $400 – $ 600. Để có tính cạnh tranh, Trung Quốc phải thay đổi đào tạo hiện thời ở đại học để phát triển công nhân có kĩ năng người có thể cạnh tranh về việc làm tốt hơn. Mặc dầu bộ công nghệ thông tin đã thúc đẩy tới các kế hoạch phát kiến để tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp phần mềm nhưng có sự chống lại vì bất kì thay đổi nào cũng đe doạ cho vị trí của một số người.
Không có đào tạo đúng, không thể phát triển được ngành công nghiệp phần mềm mạnh và không có lực lượng lao động có kĩ năng, Trung Quốc không thể xuất khẩu được phần mềm và giữ cho nền kinh tế của nó tăng trưởng. Nếu Trung Quốc có thể cải tiến giáo dục phần mềm của nó, nó có thể nắm được thị trường CNTT lớn vì có thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới.”
“Ngành công nghiệp phần mềm hiện của Ấn Độ hiện thời dựa trên chiến lược xuất khẩu hội tụ vào hai thị trường CNTT lớn nhất, Mĩ và Anh nhưng bỏ qua các thị trường không nói tiếng Anh như Nhật Bản, Đức, Pháp và Italy. Các nước này chiếm tới 30% thị trường CNTT toàn cầu, với tiềm năng $45 tỉ đô la hàng năm và những thị trường này bây giờ mở cho cạnh tranh. Các nước khác như Hà lan, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan và Áo cũng đưa ra tiềm năng tăng trưởng cùng với các thị trường Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha và Bỉ, cho nên có nhiều thị trường mở ra cho cạnh tranh.
Để nắm thị trường này, Trung Quốc hiện thời cải tiến kết cấu nền công nghệ thông tin của nó để làm tốt hơn năng lực cạnh tranh của nó. Chiến lược của chúng tôi không phải là bản sao của xuất khẩu dịch vụ Ấn Độ mà khác. Vì chế tạo phần cứng của chúng tôi đã được thiết lập tốt, chúng tôi sẽ bán trang thiết bị với giá thấp nhưng yêu cầu khách hàng dùng phần mềm sở hữu riêng của chúng tôi. Mục đích tối thượng là tạo ra cả sản phẩm phần cứng và phần mềm với quyền sở hữu trí tuệ riêng của nó, KHÔNG sao chép của ai đó khác.”
“Để đạt tới điều đó, Trung Quốc đã bắt đầu cải tiến hệ thống giáo dục bằng việc hội tụ hơn vào công nghệ phần mềm điều kết nối mọi thiết bị phần cứng vào trong một hệ thống trung tâm có tên là “Internet của mọi thứ” nơi mọi thứ được kiểm soát bằng phần mềm. Chính phủ Trung Quốc xem xét lại kĩ lưỡng công nghiệp phần mềm truyền thống để cải tiến năng lực của nó bằng việc khuyến khích sát nhập và mua nhiều công ti nhỏ thành tập đoàn lớn hơn để cho họ có thể cạnh tranh hiệu quả hơn trong thị trường toàn cầu.
Những công ti này phải có khả năng chuyển giao các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho yêu cầu của khách hàng. Chúng nên được chuyển giao đúng hạn, phải làm việc lần đầu, và thân thiện người dùng và có thiết kế kĩ thuật tốt. Điều này chỉ có thể được đạt tới bằng việc có công nhân chuyên môn giỏi người có ý thức về thoả mãn của khách hàng. Điều này chỉ có tác dụng khi mọi công nhân tuân theo qui trình được xác định tốt, dùng phương pháp và công cụ phát triển tốt nhất. Do đó đào tạo kĩ sư phần mềm là mấu chốt cho phát triển văn hoá chất lượng có thể đáp ứng mọi yêu cầu này.”
“Công nghiệp phần mềm của Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu vào cùng lúc, nhưng khác biệt giữa hai nước đã trở nên lớn hơn trong hai thập kỉ đầu của phát triển. Lí do chính cho lỗ hổng lớn là giáo dục và đào tạo không hiệu quả và việc bảo vệ không đủ cho sở hữu trí tuệ. Nếu chúng tôi có thể giải quyết được ke hở này bằng việc cải tiến hệ thống giáo dục và bảo vệ sở hữu trí tuệ, chúng tôi có thể phát triển ngành công nghiệp phần mềm mạnh hơn mà có thể cạnh tranh được với bất kì nước nào trên thế giới.”