Một thầy giáo trẻ viết cho tôi: “Tôi làm việc chăm chỉ để phát triển tài liệu nhưng tôi không biết liệu sinh viên của tôi có chăm nom tới tài liệu môn học của tôi không. Tôi vẫn cảm thấy như có sự không tương xứng giữa ý định của tôi với lớp và điều sinh viên thực tế muốn học. Có cách nào tốt hơn để tìm ra không? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Sinh viên sẽ chú ý tới môn của thầy khi họ tin tài liệu là liên quan tới mối quan tâm của họ. Phần lớn các thầy giáo thường dùng cách tiếp cận “trên-xuống” vẫn được dạy ở trường giáo dục bằng việc dùng bài giảng và bắt đầu với tri thức của họ về chủ đề và niềm tin riêng của họ về điều sinh viên cần biết. Ngày nay phương pháp dạy mới là tạo điều kiện cho mối quan tâm của sinh viên bằng việc dùng cách tiếp cận ‘dưới-lên’, điều yêu cầu thầy giáo hiểu nhu cầu của sinh viên, thay đổi tài liệu để đáp ứng cho nhu cầu của họ, và khuyến khích sinh viên tham gia vào hoạt động trên lớp.
Chẳng hạn, các ca sĩ chuyên nghiệp bao giờ cũng đổi bài hát của họ để cộng hưởng với khán giả của họ. Người tiếp thị biết về nhu cầu của người tiêu thụ trước khi bán sản phẩm. Cùng khái niệm đó cũng có thể áp dụng cho khoa của đại học: Làm sao chúng ta biết mối quan tâm của sinh viên là gì? Họ muốn học gì? Và họ thu nhận tri thức nào từ việc dạy của chúng ta?
Cách tốt nhất và đơn giản nhất là hỏi họ. Khi tôi dạy lớp “Hệ cơ sở dữ liệu chuyên sâu”, tôi yêu cầu sinh viên liệt kê ra điều họ biết; điều họ muốn biết; và điều họ đã học từ các lớp khác. Những thông tin này có ích cho tôi để điều chỉnh tài liệu để đảm bảo rằng tôi đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Điều tiếp tôi cũng làm là hỏi sinh viên về tài liệu của tôi có liên quan thế nào tới mối quan tâm của họ; hỏi họ về phần nào của tài liệu còn lẫn lộn để cho tôi có thể giải thích thêm trong lớp. Kĩ thuật này trong tổ hợp với câu hỏi hàng tuần sẽ giúp cho tôi giám sát hiệu năng của sinh viên và họ học tốt thế nào trong lớp của tôi.
Một lí do việc dạy đại học dường như không liên quan với sinh viên là ở chỗ công việc trên lớp bị bỏ xa khỏi công việc thực tại trong công nghiệp. Sinh viên hiếm khi có cơ hội xem cái gì thực tế xảy ra trong công nghiệp và các nhà chuyên nghiệp làm gì. Để bắc cầu qua kẽ hở này, tôi thường mời các nhà chuyên môn từ công nghiệp tới và đọc bài giảng trong lớp của tôi và đề nghị họ chia sẻ với sinh viên một số các công việc của họ.
Nhiều thầy giáo lo lắng nếu họ làm điều đó, họ có thể không hoàn thành tài liệu giảng dạy được trường yêu cầu. Nhưng tôi biết rằng bài giảng tốt từ ai đó đang làm việc trong công nghiệp có thể gây hứng thú cho sinh viên học hơn là vài bài giảng chán ở trường. Năm ngoái, tôi đã mời một người phát triển cấp cao của Google tới đọc bài giảng trong lớp của tôi và chia sẻ mã của anh ấy, chính là một phần của động cơ tìm của Google, cho sinh viên trong lớp “Khai phá dữ liệu và mô hình hoá” và giải thích cho họ cách động cơ tìm làm việc. Khi anh ấy giảng, bạn có thể thấy năm mươi sinh viên ngồi yên tĩnh và chăm chú vào mọi dòng mã hiển thị trên màn hình máy tính trên bảng.
Sau đó một sinh viên nói: “Em tưởng mã Google là cái gì đó huyền bí nhưng bây giờ em biết rằng chúng không phức tạp như em nghĩ và em có thể viết cái gì đó giống điều đó nữa.”
Anh ấy nói với lớp: “Bây giờ các bạn biết về căn bản cách động cơ tìm của Google làm việc, cách nó có liên quan tới những thuật toán mà các bạn đã học trong môn này, tôi nghĩ tất cả các bạn có thể có việc làm ở Google.”
Cả lớp bùng nổ với nhiệt tình và kể từ đó, họ rất nghiêm chỉnh học về xác suất, dây chuyền Markov, hàng đợi và mô phỏng điều là chủ đề chính của môn học này.
Một kĩ thuật dạy hiệu quả khác mà tôi thường dùng làm cho tài liệu thành liên quan cho sinh viên là dùng các trường hợp nghiên cứu nhưng đặt sinh viên vào vai trò người đầu tiên để giải quyết trường hợp này. Chẳng hạn: “Em là người quản lí dự án và khách hàng muốn em làm XYZ …. Làm sao em giải quyết được vấn đề này?” Học dựa trên vấn đề trình ra cho sinh viên tình huống thực mà họ phải giải quyết. Nó là tài liệu tốt cho thảo luận trên lớp vì sinh viên có thể làm việc theo tổ để phân tích vấn đề và học cách giải quyết nó.
Tôi bao giờ cũng chọn những trường hợp có kết nối với vấn đề thế giới thực để cho sinh viên được đương đầu với những vấn đề mà họ có thể gặp phải trong thế giới thực. Khi sinh viên được phân công cho đọc bài báo, tôi bao giờ cũng hỏi họ những câu hỏi như: “Tại sao Mĩ khoán ngoài việc chế tạo trong những năm 1990? Tại sao ngày nay nhiều công ti làm “khoán trong” thay vì “khoán ngoài”? Yếu tố nào giúp làm thay đổi chế tạo để làm tăng năng suất?” Tại sao tuân theo qui trình là quan trọng trong cơ xưởng?” “Nguyên nhân của thất bại dự án là gì? V.v. Tôi thường yêu cầu sinh viên đem các bài báo mới, các bài blog của website và bài kĩ thuật mà họ nghĩ có liên quan tới tài liệu của lớp xem như chủ đề để thảo luận trong lớp.
Khi thầy giáo biết mối quan tâm của sinh viên là gì, hay mục đích của họ là gì, họ có thể thay đổi tài liệu môn học đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Quá trình thay đổi này là tốt hơn nhiều chỉ tuân theo cách tiếp cận trên xuống cứng nhắc về “Thầy biết cái gì là tốt nhất cho các em.” Cách tiếp cận “dưới lên” này bao gồm mối quan hệ đối tác giữa thầy giáo và sinh viên nơi thầy dạy điều sinh viên muốn học.
Bằng việc tăng sự liên quan của tài liệu, bằng việc cung cấp cho sinh viên chọn lựa thực về điều họ sẽ học và cách họ sẽ học, lớp học sẽ trở thành môi trường học tập năng động với kết quả có ý nghĩa. Đề cập tới nhu cầu của sinh viên và tạo ra cách tiếp cận liên quan tới dạy và học cho phép thầy giáo dạy nhiều hơn cho sinh viên, điều họ đã học, điều họ quan tâm cho nên thầy giáo có thể hướng dẫn họ tương ứng với cuộc hành trình giáo dục của họ.
Bằng việc vẫn để mở cho cái vào của sinh viên; thầy giáo sẽ làm tăng mối quan tâm của họ trong tài liệu môn học. Bằng việc đảm bảo rằng sinh viên có vai trò tích cực trong thời gian trên lớp, thầy giáo có thể làm cho môn học trở thành kinh nghiệp học tập có nghĩa và hiệu quả.