Chuyện đốt pháo (kỳ 2)

27/02/2020 15:35
Chuyện đốt pháo (kỳ 2)

Ngày trước, tiếng pháo rộn ràng khởi đầu lễ cưới, lúc đón nhà trai hoặc nhà gái luôn là thứ kỷ niệm hạnh phúc khó quên của cặp vợ chồng. Những đứa trẻ thời xưa, chả mấy đứa không in vào ký ức niềm vui đốt pháo đón giao thừa, mừng xuân về trước ngõ.

Thời chưa có lệnh cấm đốt pháo, tức là trước năm 1995, sự đốt pháo đem lại niềm vui, tạo những sinh sắc trong đời sống, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái. Lệnh cấm có nhẽ xuất phát từ nhiều lý do, tất nhiên đều hợp lý, đủ sức thuyết phục. Nếu không thuyết phục, làm sao có thể nhất hô bá ứng, cùng lúc cả mấy chục triệu người thi hành răm rắp. Đang quen thói đì đùng râm ran suốt năm này qua năm khác, đã thành lệ, thế mà tự dưng bỏ cái rụp. Thiên hạ còn đùa bảo nhau, chưa có năm nào mà cái tết lại yên bình lặng lẽ như Tết Ất Hợi 1995. Yên bình tới mức… không bình thường.

Tôi còn nhớ những năm đầu tiên sau lệnh cấm pháo, báo chí và dư luận phân tích kỹ lắm. Đương nhiên báo chí ủng hộ chủ trương của chính phủ, chỉ ra cụ thể nếu không đốt pháo toàn xã hội mỗi năm tiết kiệm được bao nhiêu tiền của, môi trường được lợi như thế nào, giảm bớt không khí ô nhiễm độc hại ra sao, chấm dứt được bao nhiêu vụ tai nạn thương tâm do pháo nổ, rồi cả cái lợi về an ninh trật tự khi không còn phải lo lắng đề phòng tiếng nổ dạng này dạng nọ, v.v.. Có người còn tỏ vẻ hiểu biết, khai dân trí, rằng “các cụ” (ý nói nhà nước, chính phủ) cũng nghĩ chán ra rồi, họ có bao nhiêu kinh nghiệm xương máu về tiếng nổ thời chiến tranh rồi, nên giờ tốt nhất là cứ yên tĩnh, yên bình, đừng nổ niếc gì cho mệt. Vả lại bên Tàu (Trung Quốc), anh em với ta, phong tục như ta, thế mà họ cũng cấm, ta cấm như vậy là khí chậm. Và cơ bản nhất, nhà nước đã cấm thì dân chúng phải tuân theo. Chỉ có điều, Tàu cấm được mươi năm bỗng tự dưng tháo khoán, lại cho đốt. Dĩ nhiên, cấm có lý, bỏ cũng có lý. Nhưng chuyện của Tàu kệ Tàu, xứ ta lệnh còn hiệu lực, chưa bỏ thì cứ phải tiếp tục thi hành cho triệt để, nghiêm túc.

Luật đi một nhẽ, tuy nhiên vẫn có tâm tư. Nhiều người bảo, ừ thì không đốt pháo sẽ giảm ô nhiễm môi trường, nhưng một năm 365 ngày, đốt pháo 3 ngày tết, chủ yếu vào đêm giao thừa và sáng mùng 1, tăng độ ô nhiễm được bao nhiêu. Bầu không khí đang đặc quánh khói độc, bụi mịn mỗi ngày kia đâu phải tại pháo. Tai nạn do pháo nổ cũng vậy, so với nhiều dạng tai nạn khác, chỉ như số lẻ. Nếu nhà nước quản lý, kiểm soát tốt, cái gọi là tai nạn pháo chắc chắn sẽ giảm đáng kể. Còn bảo đốt pháo là hoang phí, không thực hiện chủ trương tiết kiệm, kể cũng khó nói bởi trong cuộc thế sự này, dù đúng là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu, vẫn cần phải nói thêm rằng lãng phí do đốt pháo so với muôn vạn kiểu lãng phí lớn nhỏ diễn ra hằng ngày thì nó cũng chưa là gì cả.

Và nói đi cũng phải nói lại, sự đốt pháo có kiểm soát, có chừng mực, được quản lý chặt chẽ và hiệu quả trong ngày tết vui đón xuân, đón năm mới, trong những sự kiện hôn lễ, hỉ sự, khánh thành, mừng công… sẽ góp phần tạo ra niềm vui, hào hứng mà những thứ khác khó có thể mang lại. Chả thế mà ngày xưa, tiếng pháo rộn ràng khởi đầu lễ cưới, lúc đón nhà trai hoặc nhà gái luôn là thứ kỷ niệm hạnh phúc khó quên của cặp vợ chồng. Những đứa trẻ thời xưa, chả mấy đứa không in vào ký ức niềm vui đốt pháo đón giao thừa, mừng xuân về trước ngõ. Niểm vui ấy, giá trị tinh thần, tình cảm ấy khó mà đong đếm được. Nếu đốt pháo mừng tết mừng xuân mà xấu, chắc nhà thơ Tố Hữu chả viết: “Bác ơi! Tết đến giao thừa đó/Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần/Ríu rít đàn em vui pháo nổ/Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân”.

Những năm bao cấp ở miền Bắc, các làng pháo truyền thống như Bình Đà, Đồng Kỵ vẫn sản xuất pháo nhưng sản phẩm quy về một mối thương nghiệp nhà nước. Ngoài pháo do dân sản xuất, nhà nước cũng làm pháo, nổi tiếng nhất là pháo Trúc Bạch. Phong pháo bán tiêu chuẩn tết cho các hộ dân thường là pháo Trúc Bạch. Nổ đanh, giòn, ít bị thối, chỉ kém mùi thơm so với pháo Bình Đà. Ở miền Nam sau 1975 thì có pháo Điện Quang, cũng do nhà nước làm. Mấy hộ khá giả thường mua thêm pháo chui ngoài chợ hoặc ở cửa hàng tạp hóa bán lẻ để đủ pháo đốt 3 ngày tết. Vả lại con gà hơn nhau tiếng gáy, thấy dây pháo nhà người ta dài, quả pháo to hơn, thì nhà mình cũng ráng đua tranh. Gần hai chục năm tôi ở khu tập thể luôn chứng kiến mấy hộ “cuồng pháo” đua nhau, khiến việc đốt pháo đang từ niềm vui biến thành sự bực bội, khó chịu.

Trẻ con nông thôn khi xưa chả có mấy thứ để chơi bời giải trí như bây giờ. Tinh dững tự cung tự cấp. Chọi gà bằng cỏ gà, lấy ống tre làm súng đọp, súng phun nước, tiện tre từng khúc nhỏ ráp lại thành con rối cầm kiếm rồi xỏ dây vào điều khiển cho chúng đánh nhau, đúc đồng xu cái bằng thiếc vỏ hộp kem đánh răng để chơi đánh đáo. Còn pháo, chả ai bán phân phối cho trẻ con, vả lại làm gì có tiền mua pháo tép, pháo đùng bán chui của tư thương. Mày mò chỉ cho nhau nên đứa nào cũng biết cuộn pháo. Nguyên liệu chính là diêm Hòa Bình. Diêm thời ấy rất hiếm, hợp tác xã mua bán chỉ bán cho vài bao mỗi tháng, nhà nào cũng dùng dè sẻn. Thế nên mới phổ biến chuyện đi xin lửa. Tới gần giờ nấu ăn hoặc gần tối, cha mẹ lại sai con cầm chiếc đèn dầu sang nhà hàng xóm xin tí lửa. Tụi trẻ thường ma mãnh bớt xén tiêu chuẩn diêm của cả nhà và chăm đi xin lửa để có diêm làm pháo. Trò chơi bật tường hoặc đánh đáo ăn diêm cũng sinh ra từ nhu cầu này. Đầu que diêm được cạo ra, tán mịn, sau đó gói lại bằng miếng vỏ diêm. Gói càng chặt, nổ càng to. Nhưng muốn cho nổ thì phải đập. Đặt “pháo” lên hòn đá phẳng, lấy chiếc búa hoặc một hòn đá khác giáng thật lực xuống, nổ cái đoành, cả bọn xúm lại cười thích chí. Niềm vui trẻ thơ chỉ đơn giản vậy.

Lại nhớ, có đứa làm “pháo” không cần đập mà bắn. Nó khéo tay đẽo khẩu súng lục, lấy dây thép làm quy lát, căng dây chun nối với cò, dùng chiếc van xe đạp hỏng làm nòng pháo. Nhồi diêm vào van, bóp cò, dây chun kéo bập quy lát chui lọt van, nổ đoàng. Chơi thế mới đẳng cấp.

Lần ấy lớp 7 tôi học diễn trích đoạn vở Nổi gió của Đào Hồng Cẩm trong sách giáo khoa. Lớp tôi có hai thằng Hùng đều dân sơ tán, giỏi văn nghệ. Thằng Trần Hùng đẹp trai có cái răng khểnh đóng trung úy Phương, thằng Dương Thế Hùng vai lính Sáu, cái Nguyễn Thị Ngọc Châm vai chị Vân. Thằng Thế Hùng đợi khi trung úy Phương lột cái lon ném trả đại úy Đuyn Lơ thì lập tức rút súng diêm ra bắn. Nó đã cẩn thận bắn thử mấy lần trước khi diễn, lần nào cũng nổ ngon, vậy khi trên sân khấu chỉ kêu đánh tẹt, xì khói um. Cả trung úy Phương, chị Vân và cố vấn Mỹ đều trố mắt chưa biết xử trí ra sao thì may mắn có đứa nào hậu trường dúi cho lính Sáu một khẩu xơ cua đã “lên đạn” sẵn. Dương Thế Hùng ta liền chĩa súng vào ngực Đuyn Lơ bóp cò phát nữa, đoàng, thằng Mỹ ngã lăn ra, cả hội diễn vỗ tay vang dội. Năm đó tiết mục Nổi gió của 7A đoạt giải nhất, nhờ cái súng diêm. Năm 1969, Mỹ hạn chế ném bom miền Bắc, bọn sơ tán lại rút về phố, từ bấy giờ chả còn dịp gặp nhau nữa. Thằng “trung úy Phương” nghỉ học đi làm thợ, lính Sáu theo nghề báo, cái Châm-chị Vân tốt nghiệp phổ thông được đi học bên Liên Xô rồi về làm ở Bộ Giáo dục, bị bệnh mất sớm. Thoắt đã mấy chục năm trời.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
2

Võ công của Hoàng Thường mạnh tới mức khiến Trương Vô Kỵ cũng phải thua

Hoàng Thường, tác giả bí kíp võ công Cửu Âm Chân Kinh, sở hữu võ công cái thế nào?
4

Những cặp vợ chồng kỳ quặc nhất thế giới

Những cặp vợ chồng này hoặc lấy nhau khi đã hơn 100 tuổi, hoặc chênh lệch đến 86cm chiều cao, hay hơn kém nhau gần 600kg cân nặng, điểm giống nhau là đều hạnh phúc.
5

Hiệu ứng giãn nở thời gian: Khi nào thì 1 giây kéo dài thành cả phút?

Khi chúng ta bước vào trạng thái "siêu tiếp nhận", chúng ta đồng thời cũng nhảy vào một dòng thời gian khác trong tâm trí. Và dòng thời gian này trôi chậm hơn rất nhiều so với dòng thời gian thực.

Nhìn lại hành trình gần 2 thập kỷ của 'Búp bê Nga' Maria Sharapova

Gần 2 thập kỷ thi đấu chuyên nghiệp, Maria Sharapova đã gặt hái được rất nhiều danh hiệu cao quý. Cô cũng 5 lần giữ vị trí số 1 thế giới.

Chuyện đốt pháo

Tiếng pháo để đánh dấu cái khoảnh khắc đặc biệt của trời đất lúc giao mùa, mà cũng là của lòng người khi chùng xuống trong cuộc đua tranh cùng thế sự.

Mưa trái mùa

Sáng dậy, tôi nghe lòng mình chênh chao. Gió lạnh ùa về. Mưa bất chợt trong những ngày tháng giêng.

Nhức đầu vì virus corona

Sao lại chỉ nhức đầu? Covid-19 như trời đánh, làm choáng váng ngành du lịch và xây xẩm các ngành nông nghiệp, vận chuyển, dịch vụ, công thương. Đến cả sản xuất và giáo dục còn bị vạ lây.

Chuyện cúng rằm (kỳ 3)

Đêm rằm tháng tám, người lớn để mặc bọn trẻ con muốn làm gì thì làm. Cỗ cúng rằm của trẻ con thời ấy thường chỉ là hoa quả, nải chuối, quả bòng, mấy quả hồng, thêm vài cái bánh phong bột nếp trộn đường bọc giấy đỏ, cũng xôm tụ lắm.

Tốc độ tuyệt chủng của côn trùng đã đến mức báo động

Nguyên nhân chính gây giảm số lượng và sự đa dạng của côn trùng là hoạt động của con người, các nhà khoa học kêu gọi thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn tình trạng phá hủy môi trường sống bởi thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu.

Chuyện cúng rằm (kỳ 2)

Tháng nào “có điều kiện”, sang hơn một chút thì thịt con gà, luộc lên cúng với xôi. Cũng nhiều tháng chỉ thấy xôi với chuối, lễ cúng rằm qua đi trong sự đạm bạc, thiếu thốn. Chả thánh thần nào nỡ quở trách, giận dỗi người nghèo.

Chuyện cúng rằm

Ngày giữa tháng trăng được gọi trung tuần, là rằm. Từ tháng giêng tới tháng chạp, cứ ngày 15 hằng tháng đều rằm tất. Mở đầu là rằm tháng giêng, nguyên tiêu.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 23/02/2025