Chuyện đốt pháo

24/02/2020 17:58
Chuyện đốt pháo

Tiếng pháo để đánh dấu cái khoảnh khắc đặc biệt của trời đất lúc giao mùa, mà cũng là của lòng người khi chùng xuống trong cuộc đua tranh cùng thế sự.

Trung Quốc là xứ phát minh chế tạo ra thuốc nổ nên đương nhiên trò đốt pháo bắt nguồn từ đó, tức là phải qua vài nghìn năm rồi. Cứ theo tương truyền thì tục đốt pháo của người Nam ta là học theo cách sinh hoạt tế lễ từ người Tàu. Sách cổ Tàu ghi rằng vào ngày tết thiên hạ đốt pháo để xua đuổi con ma núi. Nó (ma) mà phạm vào người sẽ sinh ra đau ốm, nên đốt pháo làm nó sợ, đuổi nó đi. Cứ giao thừa và mấy ngày tết đốt pháo đuổi nó thì suốt cả năm nó sẽ không dám bén mảng nữa. Ma đâu chả biết, chỉ biết ngày tết, có tiếng pháo cảm thấy rộn rã, vui vẻ biết bao nhiêu. Những ai từng sống qua cái thời trước và sau lệnh cấm đốt pháo năm 1995 thì rõ điều này nhất.

Nói gì thì nói, đốt pháo là một thứ mỹ tục chứ không phải hủ tục. Nếu không đẹp (mỹ), sao nó có thể duy trì trong đời sống xã hội và dân chúng cả nghìn năm như vậy. Khi dẹp bỏ nó, coi là tục xấu (hủ), có nhẽ người ta chỉ xét tới khía cạnh nó có thể gây thương tích cho con người chứ không xét tới rất nhiều cái đẹp cái hay mà nó mang lại cho đời, nhất là ngày tết và những dịp lễ hội.

Xứ ta có những làng nghề làm pháo nổi tiếng từ thời xưa, có thể kể ra Bình Đà (Hà Tây cũ), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Nam Ô (Đà Nẵng)… Người dân làng nghề sống bằng… pháo, làm pháo phục vụ một mùa tết có thể sống cả năm. Làng Đồng Kỵ mỗi đầu xuân còn tổ chức lễ rước pháo thật hoành tráng, quả pháo to cả chục người khiêng, lừng lững trước mắt bàn dân thiên hạ như một thứ văn hóa kiêu hãnh, niềm tự hào của dân làng.

Pháo và Tết luôn đi với nhau trong cả tâm thức và hiện thực đời sống. Xưa, chả ai không thuộc câu đối “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Tôi còn nhớ, thời đi học có bài thơ trong sách giáo khoa, tả một chiến sĩ cách mạng xa nhà khi dịp tết nhớ và mơ về quê hương “Mơ tết mơ xuân mơ tiếng pháo/Nhớ nhà nhớ cửa nhớ cành đa”, chỉ vậy thôi mà thật cảm động. Hay một người khác, “Đêm nay pháo nổ giao thừa/Mà người chiến sĩ không nhà còn đi”. Tiếng pháo để đánh dấu cái khoảnh khắc đặc biệt của trời đất lúc giao mùa, mà cũng là của lòng người khi chùng xuống trong cuộc đua tranh cùng thế sự.

Ở miền Bắc những năm chiến tranh và bao cấp, nhất là từ thập niên 1950 tới 1980, người dân chịu đựng đủ mọi sự thiếu thốn. Đất nước còn nghèo, vừa qua chiến tranh, lại tiếp chiến tranh nữa, vì vậy ai cũng ráng chấp nhận. Thế nên cái tết nghèo cũng cố lấy làm vui. Trong bìa (một dạng sổ) mua hàng tết, nhà nước phân phối mỗi năm một lần vào dịp đặc biệt này, ngoài những món vật chất gồm chai mắm Cát Hải loại 1, hộp mứt nửa ký, gói hạt tiêu, miếng bì bóng, vài bao thuốc lá Tam Đảo hoặc Tam Thanh, gói chè Thanh Hương nước xanh cánh nhỏ hương thơm vị đượm, chai rượu mùi…, còn có cả món tinh thần là phong (bánh) pháo. Một phong pháo hiệu Bình Đà hoặc Chiến Thắng, bọc giấy đỏ, to bằng bàn tay, chứa khoảng năm chục viên pháo nhỏ cỡ đầu đũa. Người nhớn có thể không quan tâm tới món chơi bời này nhưng với đứa trẻ nông thôn thì đó mới chính là tết. Không có pháo, tết mất hẳn bao điều thú vị và háo hức.

Có pháo rồi, điều quan trọng là sẽ đốt thế nào. Nổ vào lúc đón giao thừa hay đợi sáng mùng 1, chỉ nghĩ bấy nhiêu thôi cũng đủ vỡ cả đầu. Cả hai thời điểm đó đều quan trọng như nhau, nếu chờ tới sáng mùng 1 thì suốt đêm trằn trọc. Gần giao thừa, nhiều nhà đã nôn nóng đì đùng, nhà mình vẫn im ắng kể cũng sao sao ấy. Nhưng sáng mùng 1 được thay mặt cả nhà trịnh trọng cầm bánh pháo ra treo ngoài cổng, đóng vai chiến sĩ châm pháo, vừa sợ vừa sướng không thể tả. Tôi vốn nhát, cầm nén hương rõ dài, tay run run dí đầu hương cháy đỏ vào búi ngòi pháo, nhiều lần lập cà lập cập mãi nó mới bắt mồi, khi thấy xì xì tóe khói ra là ba chân bốn cẳng vọt cho nhanh và đứng… bịt tai nghe pháo nổ. Bánh pháo đì đùng đì đùng vui vẻ trong sớm xuân, tỏa khói khét lẹt, tung ra xung quanh đám xác pháo hồng. Nhiều đứa trong xóm đã đứng đợi sẵn chờ tiếng nổ dứt là xông vào hôi pháo xịt. Anh tôi dặn cứ để xác pháo đó, đừng quét, cho mùa xuân thật đẹp, nhà luôn có không khí tết. Cái màu hồng ấy, với màu hoa đào ửng lên trong nắng xuân là thứ kỷ niệm đẹp khó phai mờ của thời thơ ấu.

Tuy nhiên, việc đốt pháo cũng để lại nhiều hệ lụy.

Năm 1994, tháng 8, mùa thu, ông Võ Văn Kiệt khi ấy là Thủ tướng đã thay mặt chính phủ ký ban hành chỉ thị về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo trên cả nước. Chỉ thị nêu rõ “Kể từ ngày 1.1.1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa”. Với lệnh cấm này, phong tục đốt pháo từng tồn tại cả nghìn năm chấm dứt. Tết Nguyên đán năm Ất Hợi 1995 vắng bặt tiếng pháo, là tết đầu tiên không đốt pháo sau nghìn năm pháo nổ tưng bừng.

Cho tới nay, dù lệnh cấm pháo vẫn còn hiệu lực nhưng hằng năm người Đồng Kỵ vẫn chế quả pháo khổng lồ và rước tế, chỉ có điều không đốt, không hóa “ngài” như trước nữa. So với lễ hội chém lợn, đâm trâu, giành giật cù đến mức vỡ đầu gãy tay… còn được thực hiện ở nơi này nơi kia thì rõ ràng lễ rước pháo vẫn có nét văn hóa và nhân văn hơn nhiều.

(còn tiếp)

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
2

Võ công của Hoàng Thường mạnh tới mức khiến Trương Vô Kỵ cũng phải thua

Hoàng Thường, tác giả bí kíp võ công Cửu Âm Chân Kinh, sở hữu võ công cái thế nào?
4

Những cặp vợ chồng kỳ quặc nhất thế giới

Những cặp vợ chồng này hoặc lấy nhau khi đã hơn 100 tuổi, hoặc chênh lệch đến 86cm chiều cao, hay hơn kém nhau gần 600kg cân nặng, điểm giống nhau là đều hạnh phúc.
5

Hiệu ứng giãn nở thời gian: Khi nào thì 1 giây kéo dài thành cả phút?

Khi chúng ta bước vào trạng thái "siêu tiếp nhận", chúng ta đồng thời cũng nhảy vào một dòng thời gian khác trong tâm trí. Và dòng thời gian này trôi chậm hơn rất nhiều so với dòng thời gian thực.

Mưa trái mùa

Sáng dậy, tôi nghe lòng mình chênh chao. Gió lạnh ùa về. Mưa bất chợt trong những ngày tháng giêng.

Nhức đầu vì virus corona

Sao lại chỉ nhức đầu? Covid-19 như trời đánh, làm choáng váng ngành du lịch và xây xẩm các ngành nông nghiệp, vận chuyển, dịch vụ, công thương. Đến cả sản xuất và giáo dục còn bị vạ lây.

Chuyện cúng rằm (kỳ 3)

Đêm rằm tháng tám, người lớn để mặc bọn trẻ con muốn làm gì thì làm. Cỗ cúng rằm của trẻ con thời ấy thường chỉ là hoa quả, nải chuối, quả bòng, mấy quả hồng, thêm vài cái bánh phong bột nếp trộn đường bọc giấy đỏ, cũng xôm tụ lắm.

Tốc độ tuyệt chủng của côn trùng đã đến mức báo động

Nguyên nhân chính gây giảm số lượng và sự đa dạng của côn trùng là hoạt động của con người, các nhà khoa học kêu gọi thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn tình trạng phá hủy môi trường sống bởi thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu.

Chuyện cúng rằm (kỳ 2)

Tháng nào “có điều kiện”, sang hơn một chút thì thịt con gà, luộc lên cúng với xôi. Cũng nhiều tháng chỉ thấy xôi với chuối, lễ cúng rằm qua đi trong sự đạm bạc, thiếu thốn. Chả thánh thần nào nỡ quở trách, giận dỗi người nghèo.

Chuyện cúng rằm

Ngày giữa tháng trăng được gọi trung tuần, là rằm. Từ tháng giêng tới tháng chạp, cứ ngày 15 hằng tháng đều rằm tất. Mở đầu là rằm tháng giêng, nguyên tiêu.

Từ những chiếc khẩu trang miễn phí

Tấm lòng đồng bào đối với nhau như sông đầy nước chảy tự ngàn năm. Khi hoạn nạn nó vẫn còn đủ mạnh tạo nên làn sóng tốt đẹp lay động và thúc đẩy xã hội.

Điếc không sợ súng

Đã có câu chuyện cười trong cuộc thi về lòng dũng cảm, theo đó dân Việt Nam xếp thứ nhất nhờ điềm nhiên cưa bom trước ban giám khảo. Những chuyện tiếu lâm về khoản điếc không sợ súng thực ra cũng khá gần ngoài đời thực.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 23/02/2025