Chuyện cúng rằm

08/02/2020 11:28
Chuyện cúng rằm

Ngày giữa tháng trăng được gọi trung tuần, là rằm. Từ tháng giêng tới tháng chạp, cứ ngày 15 hằng tháng đều rằm tất. Mở đầu là rằm tháng giêng, nguyên tiêu.

Hôm nay, theo âm lịch, là rằm tháng giêng, Tết Nguyên tiêu.

Cho tới bây giờ, xứ ta vẫn xài lịch Tàu, âm lịch, mặc dù lịch Tây, dương lịch, phổ biến hơn, được áp dụng hằng ngày.

Âm lịch do người Trung Quốc căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện về thời tiết, khí hậu, đất đai, phong tục... của họ để chế ra, nhưng khi nhà cai trị Tàu kéo xuống phương nam thì đem theo mọi thứ của họ, trong đó có lịch, bắt bản địa phải tuân phục. Có điều là vùng miền Bắc nước Việt có khí hậu gần giống bên Tàu, đủ cả 4 mùa xuân hạ thu đông nên dùng âm lịch cũng không bị chỏi lắm.

Điều dễ thấy nhất khi dùng âm lịch là người ta rất coi trọng ngày giữa tháng, còn gọi ngày rằm. Theo quan niệm phương đông, mặt trời đồng nghĩa với ban ngày, là dương, còn mặt trăng ban đêm, là âm. Người tây dùng lịch tính theo chu kỳ mặt trời, dương, nên chả chú ý tới rằm riếc gì, ngày nào cũng như ngày nào, nếu có hơi kiêng một tí thì họ chỉ quan tâm ngày 13 trong mọi tháng, liên quan tới Chúa chứ cũng không dính tới mặt trời, khí hậu. Ngày duy nhất trong suốt 12 tháng mà họ quan tâm là ngày 1 của tháng đầu năm, đó là tết năm mới, cũng chỉ nghỉ ngơi vui chơi ngày ấy rồi sau đó đi làm. Những ngày như lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh, Noel… chỉ liên quan tới người theo đạo Thiên chúa Jesus chứ không phải tất cả dân mắt xanh mũi lõ. Còn mấy thứ lẻ tẻ như lễ tình nhân, "ha lô uyn"... không đáng kể. Ngẫm cứ đơn giản, gọn nhẹ thế mà lại sướng.

Phe xài âm lịch thì căn vào mặt trăng méo hay tròn mà đặt thành lễ thành tục. Mặt trăng khi mới xuất hiện bé tí những ngày đầu tháng được gọi là trăng thượng tuần (còn có tên khác là thượng huyền), những ngày cuối tháng thì hạ tuần (hạ huyền). Trăng thượng tuần trăng non, trăng hạ tuần trăng già trăng xế. Ca dao có câu “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già/Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”. Các cụ ngày xưa ý nhị, chơi chữ, bởi ta thường nói núi non vùng này, núi non vùng kia, thế mà chuyển phắt thành núi non (chưa già), rõ khéo tán nhau, chứ như bọn trẻ bây giờ chỉ giỏi dùi đục chấm mắm cáy, chưa chi đã...

Ngày giữa tháng trăng được gọi trung tuần, là rằm. Từ tháng giêng tới tháng chạp, cứ ngày 15 hằng tháng đều rằm tất. Mở đầu là rằm tháng giêng, nguyên tiêu. Báo chí truyền thông bây giờ, rồi cả rất nhiều tổ chức, cơ quan nhà nước đàng hoàng, đã có sự nhầm lẫn về 2 loại lịch âm dương. Theo lịch dương, tháng được đánh số từ tháng 1 tới tháng 12, nhưng lịch âm lại bắt đầu từ tháng giêng, tiếp theo là hai, ba, tư… tới tháng mười, tiếp nữa là tháng một (tức tháng mười một), kết thúc bằng tháng chạp. Nhiều người do ít hiểu biết cứ nhầm lẫn giữa tháng 1 dương lịch với tháng giêng âm lịch.

Xài âm lịch nên trong năm có nhiều lễ tết lắm. Có thể kể ra đây, mở đầu là Tết Nguyên đán, bây giờ ta gọi tết cổ truyền, nghĩa là do người xưa (cổ) truyền lại, to nhất trong năm. Cùng trong tháng giêng có Tết Nguyên tiêu, tết này vào đúng ngày rằm. Vừa mới ăn tết cực to xong, lại ăn ngay tết rằm này, kể cũng bận rộn bấn bíu phết. Sang tháng ba có Tết Hàn thực (ăn thức ăn (thực) nguội lạnh (hàn), kiêng nấu nướng bếp núc củi lửa; Tết Thanh minh nhân dịp tiết Thanh minh, chủ yếu đi tảo (dọn dẹp) mộ. Sang tháng năm thì Tết Đoan ngọ, vào ngày mùng 5, để giết sâu bọ. Tới tháng bảy, lại đúng rằm là Tết Trung nguyên. Khi còn bé tôi đã nghe người nhớn bảo nhau “cả năm mới có một rằm tháng bảy”, tết này to lắm, chỉ kém Tết Nguyên đán, tổ chức ăn uống linh đình. Những nhà nghèo nhất ở nông thôn cũng phải cố soạn được mâm cơm cúng, bởi theo quan niệm xưa, đây là khoảng thời gian âm phủ xá tội vong nhân, thả hồn về cõi dương gian, phải có đồ cúng dâng để tổ tiên ông bà về ăn khi chính phủ dưới âm tạm nghỉ.

Sang tháng tám, Tết Trung thu cũng trùng vào ngày rằm. Ngay cái tên, trung thu tức là giữa mùa thu, đúng ngày trăng tròn thì ăn tết. Ban đầu tết này chỉ của trẻ con nhưng dần dà người nhớn lấn át, gạt tụi con nít ra ngoài rìa (chuyện này sẽ nói kỹ sau).

Tháng chín, vào ngày 9 luôn, có Tết Trùng cửu (tức là lặp hai số 9). Tháng mười có Tết Trùng thập, mùng 10 tháng mười. Tới tháng cuối cùng năm âm lịch, cứ tưởng hết các loại tết để chuẩn bị đón năm mới, ai dè vẫn còn Tết Táo quân, ngày 23, còn gọi thành tết cúng ông táo chầu giời. Nhiều người đùa bảo tết ông táo là tiền tết, tết nháp, tết tiền trạm.

Vẫn chưa hết, tới tận ngày 30 tháng chạp còn phải có cái lễ trọng nữa, đón giao thừa, gọi tên chữ là trừ tịch, trừ (loại bỏ) hết năm cũ để sang năm mới. Trừ tịch là thứ lễ tết riêng chứ hoàn toàn không gắn gì với Tết Nguyên đán như lâu nay nhiều người vẫn nghĩ.

Nói tóm lại, hầu như tất cả thứ lễ tết cổ truyền ấy đều do người Tàu bày vẽ, người xứ ta cứ thế làm theo, cả cái hợp lẫn cái không hợp. Mà không chỉ về lịch pháp, lễ tết, cúng bái, còn có bao nhiêu cái khác nữa những năm sau này. (còn tiếp)

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
2

Võ công của Hoàng Thường mạnh tới mức khiến Trương Vô Kỵ cũng phải thua

Hoàng Thường, tác giả bí kíp võ công Cửu Âm Chân Kinh, sở hữu võ công cái thế nào?
4

Những cặp vợ chồng kỳ quặc nhất thế giới

Những cặp vợ chồng này hoặc lấy nhau khi đã hơn 100 tuổi, hoặc chênh lệch đến 86cm chiều cao, hay hơn kém nhau gần 600kg cân nặng, điểm giống nhau là đều hạnh phúc.
5

Hiệu ứng giãn nở thời gian: Khi nào thì 1 giây kéo dài thành cả phút?

Khi chúng ta bước vào trạng thái "siêu tiếp nhận", chúng ta đồng thời cũng nhảy vào một dòng thời gian khác trong tâm trí. Và dòng thời gian này trôi chậm hơn rất nhiều so với dòng thời gian thực.

Từ những chiếc khẩu trang miễn phí

Tấm lòng đồng bào đối với nhau như sông đầy nước chảy tự ngàn năm. Khi hoạn nạn nó vẫn còn đủ mạnh tạo nên làn sóng tốt đẹp lay động và thúc đẩy xã hội.

Điếc không sợ súng

Đã có câu chuyện cười trong cuộc thi về lòng dũng cảm, theo đó dân Việt Nam xếp thứ nhất nhờ điềm nhiên cưa bom trước ban giám khảo. Những chuyện tiếu lâm về khoản điếc không sợ súng thực ra cũng khá gần ngoài đời thực.

Tết Việt muôn năm!

Tết Việt từ hồi nào tới giờ, chả muôn năm là gì và đâu cần hô khẩu hiệu? Nhưng có không ít người ghét, thậm chí thù tết Việt.

Tình cờ từ những món đồ cũ

Ngày xưa, căn nhà của ngoại rất nhiều đồ cổ. Sau này, khi chúng tôi trở về, nhìn ngôi nhà xưa trơ trọi, đồ đạc đã đi đâu hết, khó thể nói được điều gì trước cảnh có đó rồi mất đó.

Tết trong ký ức trẻ thơ

Tết, là khi nó được nghỉ học và lon ton theo mẹ đến chợ từ sớm để hòa mình vào cảnh nhộn nhịp tất bật của chợ quê ngày tết…

Chuyện bánh chưng tết (kỳ 2)

Về sau, có mấy người sáng kiến gói bánh bằng khuôn, nhanh gọn lắm, nhưng chả hiểu sao tôi vẫn thích những chiếc bánh thủ công từ A tới Z qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng. Chúng không chỉ là bánh mà như một tác phẩm nghệ thuật.

Hương nắng, hương lòng

Ngày cuối năm này, tôi đón Tết một mình. Khi đứng trước bàn thờ gia tiên, lòng tôi se thắt lại trong nỗi buồn không tỏ thành lời. Tôi nhớ ông nội và ba tôi vô cùng.

Chuyện bánh chưng tết

Nói về bánh chưng, có mà nguyên ngày cũng chửa dứt. Chiếc bánh chưng không chỉ gắn bó với Tết Nguyên đán theo lịch mặt trăng mà với cả nếp sống sinh hoạt của người Việt.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 23/02/2025