Chuyện cúng rằm (kỳ 3)

14/02/2020 16:16
Chuyện cúng rằm (kỳ 3)

Đêm rằm tháng tám, người lớn để mặc bọn trẻ con muốn làm gì thì làm. Cỗ cúng rằm của trẻ con thời ấy thường chỉ là hoa quả, nải chuối, quả bòng, mấy quả hồng, thêm vài cái bánh phong bột nếp trộn đường bọc giấy đỏ, cũng xôm tụ lắm.

Năm âm lịch, từ tháng tám tới cuối năm còn 5 lần cúng rằm nhưng có nhẽ chỉ rằm tháng tám là đáng kể nhất, cúng to, rình rang, cuốn hút được tất tật mọi người, già trẻ lớn bé. Những rằm còn lại, kể cả lễ Hạ nguyên (rằm tháng mười) hoặc rằm tháng chạp chỉ được biện cho có lệ.

Rằm tháng tám còn có tên gọi Tết Trung thu, ngày xưa chỉ dành cho trẻ con. Trúng ngày rằm, ban ngày người lớn làm mâm cỗ cúng gia tiên, thì cũng lại thịt thà cá mú, món xào món nấu. Mâm cơm cúng nhỉnh nhao đủ đầy hơn những cúng rằm khác, ngoài xôi chè không thể thiếu, còn có gà luộc, thịt rán, món xào món ninh. Thậm chí có cả giò lụa, thứ đặc sản chỉ Tết Nguyên đán mới xuất hiện. Bọn trẻ con được người nhớn tháo khoán, ăn cho bằng thích, bù ngày đói thèm. Rằm nhưng cũng là tết của trẻ con, cấm đoán chúng nó làm gì, phải tội. Thày bu tôi thường nhường cỗ cúng cho các con, còn bản thân qua quít ăn sao cũng được. Mấy chị em, chị nhớn anh nhớn cũng lại biết điều, nhường nhịn cho các em nhỏ, cuối cùng rằm vẫn là tết của trẻ con. Xôi chè cúng xong, bu tôi bưng cất để vào mặt bàn trong buồng, tôi và đứa em gái lâu lâu lại lẻn vào, các cụ biết cả nhưng cứ lờ đi. Bây giờ, thấy tụi nhỏ thờ ơ với xôi chè, lại bùi ngùi về quãng tuổi thơ của mình tưởng đã chìm sâu, xa lắc trong ký ức.

Đêm rằm tháng tám, người nhớn để mặc bọn trẻ con muốn làm gì thì làm. Cỗ cúng rằm của trẻ con thời ấy thường chỉ là hoa quả, nải chuối, quả bòng, mấy quả hồng, thêm vài cái bánh phong bột nếp trộn đường bọc giấy đỏ, cũng xôm tụ lắm. Ít nhà có bánh trung thu, thời ấy gọi nôm na là bánh nướng bởi loại này chỉ bán phân phối, nông dân không phải đối tượng được mua. Cỗ bàn như đã kể, ấy là nói những nhà khá giả, chứ như nhà tôi và phần đông hộ trong làng, quả bòng quả bưởi thôi, cây nhà lá vườn. Thày bu bày ra giữa sân, bảo chúng bay phá cỗ đi rồi kéo nhau ra đường làng, ra sân hợp tác mà rước đèn. Kéo đàn kéo lũ trong bóng trăng nhập nhòa giữa mây, hát hò “ông giẳng ông giăng, ông to bằng cái bát, mời ông ơi xuống hát, với em vui giữa làng”, đẩy những chiếc đèn làm bằng ống bơ vỏ hộp sữa bò đốt nến hoặc bấc dầu, vung vẩy xâu hạt bưởi khô vừa cháy vừa nổ lép bép thơm lừng. Vui, và nghèo. Lại nhớ lời một bài hát thường được phát trên đài những năm tháng xưa, mô tả cảnh lẫn tình sao mà đẹp thế, đáng yêu thế: “Quê hương yêu dấu có những đàn em đùa trong đêm trăng. Lũy tre võng ru, vẳng tiếng ai ca như mùa xuân tới”, về sau khi nhớn tôi mày mò tìm hiểu mới biết lời ấy trong bản hợp xướng “Ca ngợi tổ quốc” của nhạc sĩ Hồ Bắc. Xưa nghe nó chỉ muốn khóc bởi xúc động, nay nghe lại cũng muốn khóc bởi thương xưa.

Nhiều điều để nói về cúng rằm tháng tám, nhất là trẻ con rõ lắm kỷ niệm khó quên. Tôi còn nhớ sách tập đọc, hình như lớp 2, có bài thơ Đèn kéo quân. Ê a mãi cũng phải thuộc. Hai thứ đèn phổ biến nhất dịp cúng rằm tháng tám là đèn ông sao và đèn kéo quân. Đèn ông sao dễ làm, hầu như đứa trẻ nào cũng biết dựng đèn ông sao, vót tre làm khung, nối với nhau thành hình ngôi sao, phết giấy bóng kính màu mua trên huyện vào, là có chiếc đèn rước trăng. Nền kinh tế tự cung tự cấp những năm khó khăn thiếu thốn đã vô tình tạo ra vài thế hệ giỏi việc, khéo tay, hay làm. Bây giờ người ta gọi là kỹ năng sống. Con trai cũng như con gái, ngoài thạo việc nhà nông như nhổ mạ, cấy lúa, đập nương, tát nước, cầm liềm, còn biết cả may vá, thêu thùa, đan lát rổ rá, việc thủ công.

Nhưng làm đèn kéo quân thì khó, đòi hỏi phải “chuyên nghiệp”, vả lại thứ này tốn kém tiền bạc. Tôi nhớ có lần xuống nhà cụ Hàn gần bờ đầm, được ngắm chiếc đèn kéo quân thật đẹp, sáng lung linh, mấy con vật trong đèn xoay xoay đuổi nhau kỳ diệu như phim thần thoại. Nhà cụ có người thoát ly, làm cán bộ công nhân ngoài phố, mua đem về, chứ ở quê bói đâu ra thứ quý hiếm này. Lại nói bài thơ Đèn kéo quân tả rằng “Khi đèn vừa cháy sáng/bao bóng người chạy quanh/A, các chú bộ đội/đuổi theo một lũ tây/Bọn tây chạy hớt hải/bộ đội đuổi như bay”, hình ảnh khác hẳn đèn nhà cụ Hàn chỉ có mấy con vật đuổi nhau. Phải công nhận, thơ cho trẻ con ngày xưa ở miền Bắc tràn đầy chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chả bù cho miền Nam, khi tôi vào Sài Gòn nhận việc sau năm 75 nghe hát “Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo. Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa. Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái…”, chả thấy tính chiến đấu tí nào cả, chỉ rặt trẻ thơ.

Nhớ hồi những năm 1980, có lần tôi hỏi một ông Nam Bộ gốc về sự khác nhau lễ nghi, cúng bái, nhất là ngày rằm mùng một, giữa miền Bắc và miền Nam. Ông Nam gốc ấy là chú Dương Cao Thăng, quê Trà Vinh, dân tập kết, từng giảng viên trường cơ điện Thái Nguyên, sau 75 về nam, giữ ghế trưởng phòng nơi trường tôi dạy. Tôi thắc mắc, sao miền Nam không cúng mùng 1 mà cúng mùng 2, còn rằm đã có ngày 15 rồi, lại thêm 16 làm chi nữa… Cụ Nam Bộ rặt cười bảo, dân Nam thì gốc cũng từ miền ngoài thôi, nhưng là dân đi mở đất, kiêu hãnh, tự lập, mạnh mẽ, tính độc lập cao. Cứ phải khác đi một tí với “gốc” để khẳng định sự độc lập tự chủ ấy.

Chẳng hạn ở ngoải (ngoài ấy), anh cả chị cả là người con đầu thì trong này không có cả, thay vào đó là anh hai chị hai. Ngoải cúng mùng 1 thì trong này cúng mùng 2, ngoải cúng rằm 15 thì trong cúng 16. Ngôn ngữ cũng vậy, ngoải nói bơi thì trong nói lội, ngoải nói thóc thì trong nói lúa, ngoải nói tôm thì trong nói tép…, dùng từ đứng sau, dù cùng chỉ một sự vật, một điều gì đó. Khác là cách để khẳng định, tồn tại độc lập trong cái tổng thể, đó là tính cách Nam Bộ, chú Thăng bảo vậy.

Tôi nghe cũng có lý. Sau này chú Thăng chuyển qua Công ty Viso bột giặt làm bí thư đảng ủy, tôi có qua đó dạy bổ túc văn hóa cho công nhân, đôi lần trò chuyện với ông Nguyễn Quang Lộc giám đốc Viso, ông Lộc cười bảo ai chứ ông Thăng thì nam rặt tới từng tế bào. Có nhẽ đúng, cả ông Thăng lẫn ông Lộc.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Vì sao Kim Dung để cao thủ top 2 giới võ lâm bị Tạ Tốn dễ dàng hạ gục?

Cái chết của cao thủ này còn ẩn chứa nhiều bí mật.
2

Ảnh địa phận 29 tỉnh thành chỉ còn trong kỷ niệm, chạm cảm xúc nhiều người

Từ năm 2020 tới nay, anh Duy An rong ruổi tới khắp các vùng miền trên Tổ quốc, ghi lại bức ảnh về địa phận từng tỉnh thành. Không ngờ bộ ảnh nhận sự quan tâm đặc biệt do chạm tới cảm xúc nhiều người.
4

Cô nàng siêu robot Sophia từng tuyên bố “sẽ hủy diệt loài người” bây giờ ra sao?

Trong thời điểm AI bùng nổ, lời nói năm xưa của Sophia có đáng lo sợ?
5

Quán chè 16 món tồn tại hơn nửa thế kỷ ở TPHCM, mỗi ngày bán gần 1.000 chén

Khoảng 15h, quán "chè mâm 16 chén" tọa lạc ở chung cư Ngô Gia Tự (quận 10, TPHCM) lại tấp nập khách đến ăn. Những nồi chè to trong quán bốc khói nghi ngút, tỏa ra hương thơm hấp dẫn thực khách.

Tốc độ tuyệt chủng của côn trùng đã đến mức báo động

Nguyên nhân chính gây giảm số lượng và sự đa dạng của côn trùng là hoạt động của con người, các nhà khoa học kêu gọi thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn tình trạng phá hủy môi trường sống bởi thuốc trừ sâu và biến đổi khí hậu.

Chuyện cúng rằm (kỳ 2)

Tháng nào “có điều kiện”, sang hơn một chút thì thịt con gà, luộc lên cúng với xôi. Cũng nhiều tháng chỉ thấy xôi với chuối, lễ cúng rằm qua đi trong sự đạm bạc, thiếu thốn. Chả thánh thần nào nỡ quở trách, giận dỗi người nghèo.

Chuyện cúng rằm

Ngày giữa tháng trăng được gọi trung tuần, là rằm. Từ tháng giêng tới tháng chạp, cứ ngày 15 hằng tháng đều rằm tất. Mở đầu là rằm tháng giêng, nguyên tiêu.

Từ những chiếc khẩu trang miễn phí

Tấm lòng đồng bào đối với nhau như sông đầy nước chảy tự ngàn năm. Khi hoạn nạn nó vẫn còn đủ mạnh tạo nên làn sóng tốt đẹp lay động và thúc đẩy xã hội.

Điếc không sợ súng

Đã có câu chuyện cười trong cuộc thi về lòng dũng cảm, theo đó dân Việt Nam xếp thứ nhất nhờ điềm nhiên cưa bom trước ban giám khảo. Những chuyện tiếu lâm về khoản điếc không sợ súng thực ra cũng khá gần ngoài đời thực.

Tết Việt muôn năm!

Tết Việt từ hồi nào tới giờ, chả muôn năm là gì và đâu cần hô khẩu hiệu? Nhưng có không ít người ghét, thậm chí thù tết Việt.

Tình cờ từ những món đồ cũ

Ngày xưa, căn nhà của ngoại rất nhiều đồ cổ. Sau này, khi chúng tôi trở về, nhìn ngôi nhà xưa trơ trọi, đồ đạc đã đi đâu hết, khó thể nói được điều gì trước cảnh có đó rồi mất đó.

Tết trong ký ức trẻ thơ

Tết, là khi nó được nghỉ học và lon ton theo mẹ đến chợ từ sớm để hòa mình vào cảnh nhộn nhịp tất bật của chợ quê ngày tết…

Rò rỉ bí mật Meta đào tạo các chatbot AI chủ động nhắn tin, nhớ hội thoại, cố giữ người dùng ở lại

Kỹ năng - Sơn Vân - 08/07/2025 13:00
Meta Platforms đang đào tạo các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tùy biến để trở nên chủ động hơn, chủ động nhắn tin mà không cần chờ người dùng nhắn trước, nhằm tiếp nối những cuộc trò chuyện trước đó, trang Insider cho biết.

Xem 'Sex Education', tôi học lỏm được cách áp dụng để dạy con gái 'lì lợm' hiệu quả không tưởng!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 08/07/2025 12:00
Tôi đã tìm ra chìa khóa giúp con gái vượt qua sự chán chường, rèn luyện tính kiên trì và thay đổi tư duy về thành công.

Vợ nổi ghen khi chồng ‘say nắng’ và đòi cưới nhân tình AI

Thư giãn - Anh Tú - 08/07/2025 11:00
Theo CBS và New York Post, một người đàn ông đã có gia đình tại Mỹ đã gây tranh cãi khi yêu và cầu hôn một AI trên ChatGPT.

Tình trạng cận kề cái chết và giải thích của khoa học về linh hồn

Suy ngẫm - Phạm Hường - 08/07/2025 10:00
Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này.

Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra nhờ AI hỗ trợ: Cách thức không như nhiều người nghĩ

Truyền cảm hứng - Chi Chi - 08/07/2025 09:00
Hiện tại, bé đã 7 tháng tuổi và trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ AI.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Con người sẽ ra sao nếu không còn cảm xúc tồi tệ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 08/07/2025 08:00
Bác sĩ tâm lý Emma Hepburn cho rằng cảm xúc giúp ta sống, cảm, phản ứng và kết nối. Cố gắng phủ nhận một cảm xúc tiêu cực đồng nghĩa với việc ta đang chối từ chính mình.

Vì sao video ngắn trên Internet khiến việc học trở nên khó khăn?

Kỹ năng - Anh Tú - 07/07/2025 13:00
Hàng triệu người xem các video học tập ngắn trên nhiều nền tảng mạng xã hội mỗi ngày với hy vọng tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới đây lại cho thấy điều ngược lại.

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in3

Thư giãn - KỲ PHONG - 07/07/2025 11:00
Bảng tên phường Sài Gòn, TP.HCM đang trở thành nơi check-in thu hút người dân và du khách.

'Vua dầu mỏ' Rockefeller: Người thông minh sẽ từ bỏ 3 thứ này để sớm giàu có, hưng thịnh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/07/2025 10:00
Vị tỷ phú cho rằng, khoảng cách thực sự giữa người nghèo và người giàu không thể được giải quyết bằng cái gọi là “làm việc chăm chỉ”.

65 tuổi, tôi ước mình biết 5 điều này ở tuổi 20: Làm được cả 5, về già bớt hẳn bệnh tật

Phong cách sống - PV - 07/07/2025 09:00
Nhìn chung, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì mình vẫn khỏe mạnh và cân đối, mặc dù đã đối xử không tốt với cơ thể khi còn trẻ.

Thánh kinh marketing – Cẩm nang giúp bạn làm chủ cuộc chơi tiếp thị hiện đại

Từ sách - Phim - Quìn - 07/07/2025 08:00
Thị trường thay đổi, khách hàng thay đổi, còn bạn đã thay đổi cách làm marketing chưa? Nếu vẫn còn loay hoay, “Thánh kinh marketing” (The 21st Century Sales Bible) của Yaniv Zaid sẽ giúp bạn: Kết nối thật - giá trị thật - và chiến lược thông minh.

Cảnh báo 'tội phạm tình dục kỹ thuật số' tăng chóng mặt bởi video AI

Kỹ năng - Anh Tú - 06/07/2025 13:00
Hàn Quốc cho biết các nhà cung cấp dịch vụ internet trong và ngoài nước như Naver, Google và Kakao trong năm 2024 đã xóa và chặn 180.000 video quay lén bất hợp pháp, gồm cả video khiêu dâm giả mạo do AI tạo ra.

Xem Sex Education tôi nhận ra lỗi lầm khiến con trai bỏ nhà đi suốt 20 năm nay

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 06/07/2025 12:00
Tôi đã đối xử tệ với con trai nhưng lại không hay biết. Cho đến khi xem phim "Sex Education", tôi mới bừng tỉnh.

3 cao thủ khiến Trương Tam Phong thua xa: Có người chỉ dùng kiếm trúc tước hết vũ khí của 2.000 binh sĩ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 06/07/2025 11:00
Ai vượt mặt Trương Tam Phong về võ công trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 09/07/2025