Chia sẻ từ trái tim - 5 loại bố thí mà ai cũng làm được

Quang Thanh07/07/2024 09:00
Chia sẻ từ trái tim - 5 loại bố thí mà ai cũng làm được

Bố thí có nghĩa là cho một cách rộng rãi. Nhiều người nghĩ phải có tiền mới bố thí được, nhưng thật ra, bất kể chúng ta bố thí thứ gì, nếu chúng ta không có tấm lòng thì sự bố thí đó chưa trọn vẹn.

Một hôm có một người đến gặp và hỏi Phật: “Bạch đức Thế Tôn, tại sao con nghèo hoài thế này?”. Đức Phật trả lời: “Vì con chưa học cách bố thí”. “Con không có gì để bố thí hết.” Phật dạy rằng cho dù không có tiền, chúng ta vẫn có những cái sau đây có thể bố thí:

Cho người khác nụ cười

Thứ nhất là nhan thí. Nhan là sắc diện. Sắc diện của mình là gì? Là nụ cười. Bố thí nụ cười được không? Được. Vì nụ cười thường làm người khác dễ chịu. Bố thí nhan là cho người ta nụ cười. Nhưng ở đời có nhiều kiểu cười lắm. Có nụ cười hoan hỉ, có nụ cười khinh chê, có nụ cười mỉa mai, có nụ cười đắc chí – thấy người khác khổ mình cười đắc chí… Cho nên vui tánh là tốt, nhưng phải biết vui đúng chỗ. Tới đám tang, gia đình người ta có người thân mất, khổ gần chết mà mình cứ ngồi đó nói tếu, nói giỡn thì không được. Nhan thí là cho người khác nụ cười cùng với cái nhìn của mình.

Lời nói nhẹ nhàng

Thứ hai là ngôn thí. Tức là lời nói nhẹ nhàng, ái ngữ. Ví dụ, an ủi người khác. Cho nên mình ngôn thí mỗi khi gặp nhau. Nếu gặp ở chùa thì “Mô Phật, chào quý vị”, nếu gặp ở ngoài đường thì “Hello”.

Tại sao gặp người lạ ở ngoài đường thì mình chào được, mà gặp người ở trong cùng cộng đồng, mình không chào được? Tức là mình bị vướng cái chấp. Cái chấp ngăn che mình. “Người đó không chào tui, mắc gì tui phải chào lại!” Như vậy là mình chưa ngôn thí. Người ta không chào mình, mình chào họ mới là phi thường. Còn người ta không chào mình, mình không chào lại thì tầm thường quá.

Cho nên đặc biệt là ở chỗ chúng ta vượt lên cái bình thường. Như vậy nhà Phật gọi là thù thắng. Cái gì vượt hơn cái bình thường là thù thắng. Ví dụ, một người có lỗi với mình, mình mắng họ. Như vậy là bình thường. Dù mình có mắng họ, họ cũng sẽ im lặng chịu nghe mình mắng, vì đó rõ ràng là lỗi của họ. Nhưng mình không làm cái bình thường đó, mình không mắng họ.

Có một vị hòa thượng. Hòa thượng có một bình xông trầm từ thời vua chúa, quý lắm. Một hôm hòa thượng đi vắng, chú đệ tử ở nhà lau chùi, làm nó rớt bể. Chú sợ quá chừng, vì chú biết hòa thượng rất thích chiếc bình xông trầm đó. Ban đầu chú định giấu, nhưng sợ hòa thượng biết thì không hay nên cuối cùng chú đệ tử chuẩn bị tinh thần để nghe thầy mắng. “Thầy có mắng mình ba ngày, ba đêm hay ba tháng mười ngày, mình cũng phải chịu.”

Nhưng khi hòa thượng về, nghe chú đệ tử trình bày xong, hòa thượng nói: “Bể rồi thì thôi. Của cải vô thường mà. Thầy rồi cũng sẽ chết chứ có sống hoài để giữ nó đâu. Thì thôi nó đi trước thầy để thầy khỏi luyến tiếc”. Chú đệ tử nghe thầy nói vậy cảm thấy tâm mình nhẹ ra liền.

Trong cuộc sống của mình có những “sự việc đã rồi” như vậy, và phản ứng tự nhiên của mình thường là “Chết rồi, trời ơi…”, rồi mình suy diễn cái này là thế này, cái này là thế kia. Đó là cách phản ứng bình thường của mình. Nhưng mình phải làm sao để ngay lúc đó mình trấn tĩnh lại liền. Đừng để sự sợ hãi của người đó gia tăng theo lời mình nói. Họ làm đổ bể, họ đã sợ rồi mà mình còn đôn đốc thêm, tưới tẩm thêm nỗi sợ đó. Như vậy là thiếu loại bố thí thứ ba: vô úy thí.

Vô úy thí là cho người khác sự không sợ hãi. Có một chú Phật tử, chú lên đây để thay gan. Lúc mới bị bệnh, chú sợ lắm. Pháp Hòa đem trường hợp người này, người kia bị bệnh ra làm ví dụ để chú an tâm. Chứ người ta đã bệnh vậy, mình còn nói “Trời ơi, bệnh này nguy hiểm lắm. Tui thấy rồi, mười người bị thì cả mười người đều không qua khỏi”... Cũng là nói thật đó, nhưng mình phải có hiểu biết.

Cho cả tấm lòng

Thứ tư là tâm thí. Tâm thí là bố thí tâm từ ái của mình. Nhiều khi mình không có tiền của để cho một người nào đó, nhưng mình có thể cho họ cái tâm của mình. Tâm thí là cho người khác tấm lòng của mình.

Một hòa thượng đang đi trên đường thì gặp cướp. Nó đẩy hòa thượng vô một góc và dọa đánh ngài. Hòa thượng ngồi xuống khóc. “Trời, hòa thượng này tu mà nhát gan quá. Tui mới nhá mà ông đã khóc rồi.” Hòa thượng nói: “Không, tui tu rồi còn sợ gì nữa. Tui khóc vì thương mấy ông – còn trẻ mà không lo làm ăn lương thiện, lại lôi kéo cả người khác theo mình làm ăn cướp. Đời này mấy ông làm khổ mẹ cha, làm khổ gia đình. Không những hiện tại, tương lai đều mất mà khi chết còn bị đọa lạc nữa. Tui khóc là khóc thương cho cuộc đời mấy ông chứ một mình tui, tui chết có sao đâu”. Nghe hòa thượng nói vậy, cả đám cướp bỏ dao xuống, sám hối và trở về nhà tu chí làm ăn. Quý vị thấy đó, đôi khi chúng ta khóc vì lòng từ bi.

Cho nên nếu thấy bất cứ ai đau khổ hay gặp bất cứ chuyện gì, dù họ là người thiện, lành hay không, mình cũng cầu nguyện được cho họ. Cho nên nếu thấy được điểm này, chúng ta sẽ rộng lòng bố thí.

Quý vị cũng đừng nên có quan niệm có tiền mới đi chùa được. Đâu phải chùa chỉ cần tiền. Không có tiền cúng dường, mình vẫn có thể đến chùa để làm việc thiện nguyện, để tu tập, để khuyến tấn (khuyến khích, động viên) những bạn đồng tu khác. Bây giờ quý vị thử nghĩ xem, nếu người ta tới chùa thật đông mà không ai ngôn thí, ai cũng nói chuyện khó nghe thì từ từ người ta cũng bỏ, không tới chùa nữa.

Cho ánh mắt

Nhan thí là cho nụ cười, ngôn thí là cho lời nói, tâm thí là cho tấm lòng của mình, còn nhãn thí là cho ánh mắt của mình. Ánh mắt của mình cũng nguy hiểm lắm đó. Nhiều khi vì cách mình nhìn người ta mà người ta ngại không dám đi chùa nữa.

Như vậy, nhãn thí là cho người khác cách nhìn của mình. Nhưng thường thì sau khi luyện cho con mắt này rồi, mình cũng phải trở lại luyện tâm. Tại vì tâm mình thế nào thì ánh mắt mình nhìn sẽ ra như vậy. Câu “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” là vậy đó, nó biểu lộ hết. Khi mình tức giận, đôi mắt của mình biểu lộ sự tức giận. Khi mình vui, đôi mắt của mình cũng ánh lên niềm vui, nhưng khi mình cố gượng cười, đôi mắt của mình sẽ không cười nổi. Vì vậy người ta nói: “Chị này/Anh này cười cỡ nào thì mắt cũng không cười nha”. Cho nên nhãn thí cũng quan trọng.

Ví dụ, một đứa con nít đang nhõng nhẽo và mình muốn nó nín, mình thường làm gì? Mình trừng mắt với nó, phải không? Thấy mình trừng, sợ quá nên nó nín. Người lớn cũng vậy, nhiều khi có người trừng mình một cái, mình im re, chứ không thì mình tung tỏa ra hết. Có những người chỉ cần nhìn là đủ, nhưng có những người phải trừng mới hiểu. Nhìn hay trừng như vậy đều xuất phát từ tấm lòng. Quan trọng là tấm lòng, là nhãn thí.

Đem hết khả năng của mình để giúp đỡ

Loại bố thí thứ năm là thân thí. Là mình dùng thân này giúp đỡ cho người. Loại thân thí này, mình cũng làm được.

Có một câu chuyện về một vị hòa thượng ở Hàn Quốc. Một hôm, vào nửa đêm, người đệ tử thấy thầy mình ẵm về phòng một cô gái. Sau đó ngài đóng cửa phòng không cho ai vô hết. Tới bữa cơm, ngài cũng ăn ở trong đó. Vì vậy, khi có khách tới tìm hòa thượng, người đệ tử cũng không dám để cho khách vô. Nhưng sau đó, người đệ tử nghĩ: “Dù sao đi nữa, mình cũng phải làm ra lẽ với sư phụ”. Cho nên một hôm, người đệ tử tông cửa xông vào. Vị đệ tử đó la làng lên và nói nhiều lời thất lễ với thầy mình.

Nghe thấy những lời này, cô gái đang nằm trên giường xoay người lại nhìn. Lúc đó, người đệ tử mới quỳ xuống, nói: “Thưa thầy, con đã nói những lời vô lễ với thầy. Bây giờ con xin rút lại những lời đó. Cái sai thuộc về con hết”.

Quý vị biết tại sao không? Vì cô gái đó bị bệnh phong. Thấy cô đó nằm ở ngoài đường không ai giúp, hòa thượng mới ẵm cô về chăm sóc, nhưng vì sợ đại chúng ghê sợ bệnh tật của cổ nên ngài đưa cổ về phòng để không ai thấy. Như vậy, thân thí có nghĩa là mình đem hết khả năng của mình để giúp đỡ cho người.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tìm hiểu cội nguồn của thiền thông qua trích dẫn 'Thiền là gì?' của triết gia J. Krishnamurti

Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể. 
2

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Trách nhiệm cao cả của bậc sinh thành

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” giúp các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình trong hành trình nuôi dạy con trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.
3

Thân mật - Học Osho cách phân biệt giữa người trần tục và kẻ tu hành

Người thành công luôn trở về với chính mình vào phút cuối và rồi anh ta sẽ chịu đựng những đòn tra tấn đớn đau khủng khiếp bởi nhận ra mình đã lãng phí cả cuộc đời.
4

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” - Con đường gian nan chữa lành những bi kịch tuổi thơ

​​​​​​​Cuốn sách kể lại câu chuyện có thật về những đứa trẻ có cuộc sống vô cùng bi kịch ngay từ tuổi ấu thơ, dẫn đến những sang chấn, tổn thương với bộ não mà nó không thể được bù đắp, hồi phục hoàn toàn trong giai đoạn phát triển sau đó.
5

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).

55 nguyên tắc ứng xử thiết yếu để thành công - Làm sao để dạy con 'Thắng không kiêu, bại không nản'?

Nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ lễ phép, khiêm nhường và không nản lòng khi gặp thất bại là điều mà bất kỳ ba mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, để con trưởng thành như mong đợi thì ba mẹ cần có phương pháp giáo dục đúng đắn và phù hợp.

Chia sẻ từ trái tim – Sống sao cho đơn giản

Chúng ta phải có quán chiếu, tức là soi rọi lại chính mình để thấy rõ vấn đề. Chúng ta quán chiếu để sống sâu sắc hơn, hài hòa hơn, biết trải lòng hơn với tất cả mọi người – lối sống mà chúng ta thường gọi là “sống đơn giản”.

Lòng tôi nhẹ khi mẹ rời xa - Sam Puckett và bi kịch của những diễn viên nhí

Nữ diễn viên Jennette McCurdy vừa gây chấn động người hâm mộ khi tiết lộ quá khứ bị lạm dụng bởi mẹ ruột và nền công nghiệp giải trí Hollywood trong quyển hồi ký mang tên "Lòng tôi nhẹ khi mẹ rời xa".

Chia sẻ từ trái tim - Chúng ta sống ở đời đều đang tạo nghiệp hằng ngày

Nếu mình thấy một người nào đó đang khổ, mình thường hay nói: “Tội nghiệp!”, mặc dù có thể mình không tin vào nghiệp, không tin vào nhân quả. Nhưng thật ra mọi người đều tin vào nghiệp. Có tin thì mới nói.

55 nguyên tắc ứng xử thiết yếu để thành công - Dạy con qua cách ứng xử hàng ngày

Nuôi dạy con luôn là một bài toán nan giải đối với các bậc phụ huynh. Bên cạnh việc tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển, bạn cần đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành.

Chia sẻ từ trái tim - Hiểu thế nào là nghiệp riêng nghiệp chung?

Nếu gặp người nào tu mà không dễ thương, mình đừng thất vọng. Bởi “Nhân hư, đạo bất hư”. Đạo đâu có hư, chỉ tại người thôi. Cho nên nếu hiểu như vậy, mình sẽ sớm chận đứng được nghiệp tiêu cực của mình. Mình sẽ không thụt lùi và sa sút.

Thánh kinh marketing - Để bán được hàng với mức giá cao

Với mức giá thấp, bạn cho là mình sẽ có nhiều khách hàng hơn. Nhưng “hậu quả” của việc này chính là bạn sẽ chỉ thu hút những khách hàng ham rẻ và họ sẽ không trân trọng những gì bạn mang lại.

Điều gì khiến hồi ký 'Lòng tôi nhẹ khi mẹ rời xa' bán được hơn 2,5 triệu bản trên khắp thế giới?

Jennette McCurdy nổi tiếng từ năm 8 tuổi. So với chúng bạn đồng trang lứa, tưởng chừng nữ diễn viên, ca sĩ, đạo diễn đã có tuổi thơ đầy hạnh phúc khi thành công từ sớm. Thế nhưng quyển hồi ký “Lòng tôi nhẹ khi mẹ rời xa” của cô lại hé lộ điều ngược lại.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Trung Quốc và CMU

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/09/2024 12:00
Tin mới nhất ở Trung Quốc:

Mười bậc thầy võ thuật lừng danh cuối thời nhà Thanh: Hoắc Nguyên Giáp không phải mạnh nhất

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 07/09/2024 11:00
Bậc thầy nào đứng ở vị trí đầu tiên?

Hàn Quốc: Lo sợ deepfake, hàng loạt bức ảnh selfie "bốc hơi" khỏi mạng xã hội

Phong cách sống - Thanh Tâm - 07/09/2024 10:00
Nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc cho biết họ đã xóa mọi dấu vết của mình trên mạng xã hội vì lo ngại mình sẽ trở thành nạn nhân của deepfake.

Tỷ phú Rockefeller dạy con: Không có chuyện giàu - nghèo, thành công - thất bại do di truyền

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/09/2024 09:00
"Cha không thể chôn vùi những đứa con thân yêu của mình bằng của cải và dại dột để các con trở thành những kẻ bất tài, không muốn tiến bộ mà chỉ biết trông cậy vào thành quả của cha mẹ", "vua" dầu mỏ bộc bạch.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 07/09/2024 08:00
Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Mất nhân viên then chốt

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/09/2024 12:00
Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.

Gen Z mất dần kỹ năng đánh máy?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/09/2024 11:00
Mọi người thường nghĩ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc nên là “bậc thầy” của mọi thiết bị điện tử. Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại thế hệ này đánh mất kỹ năng đánh máy.

Giàu nhất thế giới nhưng cơ thể đầy bệnh tật, vua dầu mỏ Rockefeller vẫn thọ 98 tuổi nhờ sớm tỉnh ngộ 1 điều

Suy ngẫm - Lưu Ly - 06/09/2024 10:00
Tập trung đầu tư vào sức khỏe bản thân là cách tỷ phú Rockefeller sống thọ 98 tuổi.

Hành trình mới đầy hào hứng với bộ sách cùng em đến trường

Từ sách - Phim - 06/09/2024 09:00
Ba tháng hè trôi qua thật nhanh, chẳng mấy hôm các bạn học sinh lại bước vào một năm học mới với nhiều điều thú vị. Dưới đây là những cuốn sách kỹ năng cần thiết giúp các bạn nhỏ có sự chuẩn bị cần thiết để bước vào hành trình mới.

Từ bi - Osho: 4 điểm chính yếu của lòng từ bi

Từ sách - Phim - Quìn - 06/09/2024 08:00
Từ bi không phải là điều gì đó to tát mà bạn ban tặng cho kẻ khác, đôi khi nó chỉ đơn giản là hành động xích sang một bên để không che mặt trời của kẻ khác.

Trung Quốc và Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/09/2024 12:00
Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Đệ nhất cao thủ bắt chim bằng tay không, né được cả súng đạn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 05/09/2024 11:00
Ít ai ngờ rằng, người đàn ông nhỏ bé, có phần gầy gò lại chính là cao thủ võ thuật hàng đầu cuối thời nhà Thanh.

"Gaslighting" thật khủng khiếp: Hãy tránh xa những người thường xuyên "tiêu diệt" may mắn của bạn

Kỹ năng - Diệp Anh - 05/09/2024 10:00
"Gaslighting" là một hình thức thao túng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ có yếu tố kiểm soát.

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 05/09/2024 09:00
Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt - Thói quen nhỏ, thành công lớn

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 05/09/2024 08:00
"7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" (The 7 Habits of Highly Effective Teens) của Sean Covey, là cẩm nang quý giá giúp các bạn trẻ đạt được ước mơ của mình, xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè, người thân, gia đình và xã hội.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 08/09/2024