Nếu nói về một thứ vô hình mà vô cùng "đồ sộ" thì chắc hẳn đó là hệ thống những câu đố. Trong những câu đố có thể bao hàm tất cả các lĩnh vực, các ngôn ngữ, đôi khi cả những trò chơi. Không chỉ có các câu đố xa xôi như mượn từ đồng nghĩa để gọi tên hay di chuyển một số để có phép tính đúng, mà nhặt bất kỳ một thứ nào quen thuộc cũng có thể tạo thành câu đố khó nhằn.
Bên cạnh đó, nhiều câu đố còn hết sức vô lý, đi ngược lại với Toán học khiến cho ai cũng phải vò đầu bứt tai. Chẳng hạn như câu hỏi dưới đây, chắc hẳn ai nhìn vào cũng phải cau mày mất mấy giây:
Câu hỏi: Khi nào thì 5<2,><0 mà="" vẫn="">
Ảnh minh hoạ (Internet)
Trong câu đố so sánh số đếm này, đến học sinh lớp 1 cũng nhận ra điều vô lý, bởi không thể có chuyện số 5 nhỏ hơn 2 và số 2 lại nhỏ hơn 0 được. Nhưng đã gọi là câu đố thì làm gì có chuyện thuận theo tự nhiên dễ dàng như vậy được, phải liên hệ với các sự vật, sự việc liên quan để tìm ra đáp án.
Vì vậy, đáp án không dựa váo cách chứng minh phép tính só học bên trên mà là khi ta chơi trò oẳn tù tì.
Dựa vào trò chơi oẳn tù tì: Khi đó kéo là 2, lá là 5 và đấm là 0. Lá (5) thắng đấm (0). Kéo (2) thắng lá (5). Đấm (0) thắng kéo (2).
Như vậy khi ta chơi trò chơi oẳn tù tì thì sẽ chứng minh được 5 nhỏ hơn 2, 2 nhỏ hơn 0.
Một trò chơi dữ dội của tuổi thơ nhìn tưởng không có gì mà lại thành câu đố Toán học siêu hay ho mà bình thường chắc chẳng ai để ý. Với kinh nghiệm "cày" oẳn tù tì hàng chục năm của mình, bạn có trả lời được câu hỏi này?
Nguồn: Tổng hợp
Theo Pháp luật và bạn đọc