Bạn đã bao giờ tự hỏi mình liệu sinh viên của bạn có học được cái gì đó từ tài liệu môn học của bạn không? Bạn đã bao giờ hỏi sinh viên của bạn liệu họ nghĩ tài liệu bạn dạy trong lớp là có liên quan tới họ không? Bạn đã bao giờ cảm thấy rằng có vênh giữa điều bạn dạy và điều sinh viên của bạn muốn học không? Sự kiện là sinh viên sẽ chăm chú hơn tới lớp của bạn nếu họ nghĩ chúng có liên quan tới mối quan tâm của họ. Nhưng sự kiện là các giáo sư thường nghĩ điều sinh viên cần biết dựa trên tri thức và niềm tin riêng của họ và đó là lí do tại sao việc vênh xảy ra.
Các giáo sư có thể cải tiến mối quan tâm của sinh viên vào việc học bằng việc hiểu nhu cầu của họ, thay đổi nội dung môn học để làm cho nó liên quan hơn, và dùng các phương pháp dạy khuyến khích sự tham gia của sinh viên. Khi đọc bài giảng bạn cần thay đổi tài liệu để làm cộng hưởng với sinh viên để chắc rằng họ hiểu và quan tâm lắng nghe. Điều đó có nghĩa là các giáo sư phải biết mối quan tâm của sinh viên là gì, họ muốn học gì, và bài học nào họ sẽ giữ cùng họ khi hoàn thành môn học.
Cách tốt nhất là hỏi họ cho nên tôi thường bắt đầu môn học của tôi vào ngày đầu tiên qua việc đề nghị sinh viên liệt kê ra điều họ đã biết, điều họ muốn biết, và điều họ nghĩ họ sẽ học sau khi rời khỏi môn của tôi. Dựa trên những dữ liệu này, tôi sẽ điều chỉnh nội dung của môn học để đảm bảo rằng tôi sẽ đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Đến cuối từng bài giảng, tôi hỏi họ các tài liệu có liên quan thế nào tới mối quan tâm của họ, liệu họ có hiểu rõ chúng không hay vẫn còn lẫn lộn và cần làm sáng tỏ thêm.
Một lí do tại sao tài liệu lớp học dường như có thể không liên quan tới sinh viên là ở chỗ nhiều lí thuyết và tài liệu thường bị bỏ xa khỏi các nhiệm vụ thực tại được thực hiện trong các công ti phần mềm. Để giải quyết vấn đề này, tôi thường dùng các ví dụ thực để làm sáng tỏ các khái niệm trong thảo luận trên lớp. Chẳng hạn: “Các em được khách hàng trao cho các yêu cầu về một dự án phần mềm.
Trong pha thiết kế chi tiết, khách hàng muốn thay đổi yêu cầu. Các em nên làm gì? Tại sao tình huống này xảy ra? Các em có thể làm gì về nó?” Phương pháp dạy này làm cho tài liệu thực tế hơn với sinh viên bằng việc đặt họ vào trong tình huống thực. Học dựa trên vấn đề giới thiệu cho sinh viên các trường hợp thực và các câu hỏi tiếp theo để hướng dẫn việc học của họ. Sinh viên được khuyến khích làm việc trong các tổ nhỏ để giải quyết vấn đề cùng nhau và họ sẽ học nhiều hơn qua thảo luận với người khác thay vì chỉ nghe bài giảng.
Tôi bao giờ cũng chọn các ví dụ kết nối với các vấn đề thực để cho sinh viên phải giải quyết chúng theo cùng cách họ sẽ có thể làm khi làm việc trong công nghiệp. Chẳng hạn: Trong hoạt động chế tạo, vấn đề chất lượng có thể làm quay ngược toàn thể các tuyến lắp ráp và gây ra phản ứng dây chuyền dọc theo mạng nhà cung cấp. Không sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng thời gian thường làm cho chi phí cao hơn, và khách hàng không hài lòng. Em có thể làm gì để ngăn cản điều này từ lúc bắt đầu? Tại sao em cần người đảm bảo chất lượng? Mô tả việc của họ nên là gì?
Khi giáo sư hiểu mối quan tâm của sinh viên, mục đích học tập của sinh viên, họ có thể thiết kế môn học tốt hơn để đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Qui trình này sẽ dẫn tới việc học sâu sắc hơn nhiều vì sinh viên sẽ thấy kết nối giữa điều họ học và điều họ sẽ làm khi họ đi làm. Nói cách khác, giáo sư cải tiến sự liên quan của tài liệu môn học bằng việc cung cấp cho sinh viên cơ hội học và áp dụng điều họ đã học để làm chủ tài liệu môn học.
Phương pháp dạy này dùng các ví dụ thực cũng tạo ra cách tiếp cận liên quan tới việc dạy và học. Giám sát cẩn thận thảo luận trên lớp và việc giải quyết vấn đề sẽ cho phép các giáo sư biết được sinh viên của mình là ai, họ đã làm chủ được cái gì, và các khu vực quan tâm lớn nhất là gì. Những quan sát này sẽ hướng dẫn các giáo sư lựa chọn các chủ đề mà họ có thể nhấn mạnh trong lớp. Khi họ giữ cho tâm trí cởi mở và lắng nghe ý kiến của sinh viên, họ sẽ làm cho lớp của họ lí thú hơn, năng động hơn và sống động hơn trước đây và làm cho việc học thành một kinh nghiệm có nghĩa.