Người Việt trẻ "cuồng say", khao khát sự giàu có, những hình ảnh "long lanh" về trai xinh, gái đẹp, đi nước này nước nọ... trên mạng xã hội mà quên mất chính bản thân mình.
Những chia sẻ và cả lời cảnh tỉnh việc chạy theo ánh hào quang bên ngoài thay cho soi vào nội tâm của chính mình được các chuyên gia đặt ra tại buổi tọa đàm "Bạn đang nghịch gì với đời mình?" với sự tham dự của hàng trăm sinh viên.
Bạn đang nghịch gì với đời mình? là cuốn sách được viết từ những lời diễn thuyết của triết gia, diễn thuyết gia Krishnamurti dành riêng cho người trẻ. Cuốn sách viết về các chủ đề tinh thần, giáo dục, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu...
Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàm "Bạn đang nghịch gì với đời mình?"
Khổ sở vì giá trị ảo
TS Dương Ngọc Dũng, ĐH KHXH&NV TPHCM cảnh báo một thực tế nhiều người Việt, nhất là người trẻ đang cuồng say, khát khao sự giàu có, sự hào nhoáng trên mạng xã hội như người yêu phải đẹp trai, xinh gái, đi nước này nước khác...
Những thứ bề ngoài đó đang điều khiển bộ não con người làm chúng ta khát khao những thứ đó, nghĩ phải làm cách nào để đạt được hoặc đau khổ nếu không đạt được. Như viết một dòng trạng thái, đăng một bức ảnh thì "thèm" một lời khen, like, tim... dù nhiều khi biết rõ chỉ là hình ảnh lừa gạt lẫn nhau.
TS Dương Ngọc Dũng cũng nhắc đến hiện tượng đua nhau dạy - học làm giàu, trở thành triệu phú trong vài tuần, vài tháng nở rộ gần đây. Người ta quan tâm làm sao để giàu nhanh nhất, dễ dàng nhất, đổ ít công sức nhất. Theo ông, đó là biến chứng, biến thái của xã hội tôn sùng vật chất.
TS Dương Ngọc Dũng cảnh tỉnh việc chạy theo sự giàu có, những hào nhoáng trên mạng xã hội
"Tôi đã gặp nhiều sinh viên đặt câu hỏi "Làm sao học giỏi một cách nhanh nhất?". Tôi phải nhấn mạnh, trên cuộc đời này không có gì là dễ dàng, không có gì mà không phải khổ luyện.
Các anh chị phải khổ luyện, khổ luyện không phải để nhồi nhét kiến thức vào đầu mà là để phát hiện ra khả năng, tiềm năng của bản thân", TS Dương Ngọc Dũng nói.
Cần nhìn vào nội tâm của mình
Chạy theo hào nhoáng bên ngoài, hào nhoáng của người khác, ông Dũng đặt vấn đề chúng ta bị những giá trị về siêu xe, về hình ảnh trai xinh, gái đẹp áp vào đầu mà quên mất thứ quan trọng của mỗi người là bản thân mình, nội tâm của mình.
Về tiền bạc, TS Dũng cho rằng mỗi người sẽ chỉ thấy hạnh phúc khi làm được điều mình mong muốn, đạt được những nguyện vọng của mình. Và chắc chắc để đạt được những điều này, sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Hàng trăm sinh viên tham dự tọa đàm
"Rất nhiều người rao giảng cách để vượt qua khó khăn dễ dàng nhất, né tránh những trắc trở cần đối diện. Cuộc sống vốn là khó khăn, việc sợ khó khăn chính là cản trở của mỗi người", TS Dũng bộc bạch.
TS Dương Ngọc Dũng nhắn nhủ mỗi người phải tìm cách hiểu chính mình, đừng chạy theo một mô hình xã hội định sẵn và cũng đừng chờ giải pháp được "đóng gói" sẵn từ mọi người rồi áp vào.
Ở góc độ nhân lực, ThS Nguyễn Thanh Thủy, quản lý tuyển dụng ManpowerGroup Việt Nam nhấn mạnh, nguồn nhân lực Việt Nam đang tồn tại rất nhiều điểm yếu về ngoại ngữ, về khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thái độ...
Một "lỗi" nhiều người trẻ gặp phải là quá ôm đồm nhiều việc nào vừa đi học lại muốn đi làm, muốn tham gia hoạt động động xã hội mà không tìm hiểu, xác định được có những giai đoạn cần chuyên tâm, tập trung cho việc gì. Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi sự chuyên tâm, chăm chút thì mới đạt được kết quả tốt nhất.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.
Nghĩ lớn để thành công" được biên dịch từ cuốn "Think big and kick ass" của tác giả Bill Zanker và Donald J. Trump. Nhưng tại sao lại cứ phải nghĩ lớn nhỉ, nghĩ nhỏ không được sao?Được chứ, nhưng đơn giản là đằng nào cũng mất công nghĩ, tại sao không nghĩ lớn?
Nhưng, phác họa con người của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm một cách sâu sát, lật giở cả gia phả, lần theo từng ngày tuổi thơ đến tận khi trưởng thành, để mang đến người đọc cái nhìn đầy đủ về Donald Trump, chỉ có Never Enough (Không Bao Giờ Là Đủ).
Phác họa con người của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump một cách sâu sát, lần theo từng ngày tuổi thơ đến tận khi trưởng thành, để mang đến người đọc cái nhìn đầy đủ… chỉ có Never enough (Không bao giờ là đủ).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, cả thế giới có 1,8 triệu người thiệt mạng và khoảng 80 triệu người bị nhiễm bệnh. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi lục địa trên Trái đất, kể cả châu Nam Cực.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, cả thế giới có 1,8 triệu người thiệt mạng và khoảng 80 triệu người bị nhiễm bệnh. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi lục địa trên Trái đất, kể cả châu Nam Cực.
'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.
Không chạy theo giảm giá, không nâng cấp đồ điện tử, không sắm mới chỉ vì… hết hứng – thế hệ trẻ hiện nay đang âm thầm sống khác, tiêu khác. Họ tiết kiệm được hàng chục triệu mỗi năm nhờ những lựa chọn "ngược dòng" so với tư duy của người đi trước.
Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung về bản thân, về tương lai, hãy khoan trách mình. Bạn vẫn đang ở điểm bắt đầu của một hành trình dài - hành trình khám phá chính con người thật của mình. Và trên hành trình đó, không phải lúc nào cũng dễ chịu.