Xu hướng tiêu dùng mới: Giới trẻ "chuộng" mua đồ cũ vì phù hợp với túi tiền

Hồng Nhung26/01/2024 10:00
Xu hướng tiêu dùng mới: Giới trẻ "chuộng" mua đồ cũ vì phù hợp với túi tiền

Trong mắt nhiều người, việc sử dụng đồ cũ và mặc đồ cũ sẽ bị coi thường, nhưng nhiều người trẻ cho rằng đây không phải là một sự hạ cấp tiêu dùng mà giống như cách mua sắm bằng lý trí nhiều hơn.

Sau tiết kiệm tiền, sống tối giản, “second-hand” đang trở thành một trong những từ khóa chi tiêu của một bộ phận giới trẻ. Việc mua bán những món đồ cũ không phải là mới nhưng số lượng người theo cách mua sắm này ngày càng tăng lên. Theo báo cáo của QuestMobile, thế hệ các bạn trẻ sinh sau những năm 90 là nhóm mua sắm chính mặt hàng này.

Một số người trẻ chia sẻ họ có thể mua ô tô đã qua sử dụng, điện thoại di động, máy ảnh và những đồ gia dụng. Sách cũng là món đồ cũ được mua nhiều nhất. Tuy nhiên việc mua sắm những món đồ cũ cũng tiềm ẩn những nguy cơ cao khi việc tìm ra món đồ chất lượng từ người bán tin cậy, cách phân biệt độ thật giả của hàng cũ, nếu không cẩn thận sẽ "tiền mất tật mang" ngay.

Thế nhưng nhiều bạn trẻ vẫn rất quan tâm và lựa chọn tối tiêu dùng này. Đồng hành với việc mua đồ cũ, nhiều người trẻ nhận ra đây là cách mua sắm hợp lý với túi tiền và bảo vệ môi trường.

Những người trẻ tuổi mua gì trên các nền tảng đồ cũ?

Mua đồ cũ là một trong những cách tiết kiệm tiền hàng ngày của Trang, hiện đang sống tại Cầu Giấy, Hà Nội. Cô tự nhận mình là người sành sỏi trong việc thu thập các món đồ cũ còn hữu ích trên các nền tảng đồ cũ về dùng. Và Trang có những quy tắc riêng về việc mua đồ cũ, những món nào không được mua.

Cụ thể, Trang chọn những thiết bị gia dụng nhỏ và các sản phẩm kỹ thuật số có độ phổ biến để nếu hỏng có thể sửa được. Chẳng hạn, Trang đã mua nồi chiên không dầu, máy pha cà phê đều là đồ cũ. Lần chuyển nhà gần nhất của Trang, cô đã mua một chiếc máy lọc không khí cũ trên hội nhóm thanh lý với giá chỉ 1 triệu đồng. Cùng dòng này, nếu mua mới Trang cần tới 4 triệu.

"Tần suất tôi ở nhà không nhiều, chủ yếu sử dụng về đêm. Nên nếu bỏ ra số tiền lớn tôi cảm thấy quá lãng phí. Đến chiếc iPhone X mà tôi đang dùng cũng là hàng mua cũ. Ngân sách của tôi chỉ có 9 triệu, nhưng giá điện thoại dòng này nếu mua mới lại quá đắt. Sau khi nghe lời khuyên của một người bạn am hiểu về công nghệ, tôi đã mua 1 chiếc máy cũ bán sang tay, tiết kiệm được gần chục triệu đồng vào thời điểm đó".

Xu hướng tiêu dùng mới: Giới trẻ "chuộng" mua đồ cũ vì phù hợp với túi tiền- Ảnh 1.

Chiếc máy lọc không khí mà Trang mua cũ với giá chỉ 1 triệu đồng. Ảnh: NVCC.

Ngoài mua đồ cũ, mặt hàng thanh lý sau đợt khuyến mại lớn cũng hấp dẫn

Chương trình khuyến mãi theo từng tháng, ví dụ như 1/1, 2/2, 3/3 của các sàn thương mại điện tử cũng kéo theo hàng ngàn sản phẩm được giảm giá lớn. Đương nhiên, việc tham gia mua sắm trong những đợt khuyến mại này không phải là lựa chọn của những người thích mua sắm đồ cũ. Bởi việc thu thập mã voucher giảm giá quá phức tạp và cần nhiều thời gian. Chưa kể nhiều thương hiệu thường tặng kèm quà thay vì chiết khấu giá thực tế.

Nhưng sau những đợt sale lớn, nhiều người "mua sắm bốc đồng" có xu hướng thanh lý những món đồ mới mà họ trót đặt mua nhưng không cần dùng tới. Phương Mai (hiện đang sống tại Sài Gòn) thường xuyên mua đồ thanh lý của những người này. Mai cho biết, những mặt hàng này chủ yếu cô mua lại từ bạn bè và người quen. Độ chiết khấu từ 10% đến 30%. Chẳng hạn Mai từng mua sách, cây xanh và đồ nội thất theo cách này.

"Tôi từng mua 1 chiếc gương soi toàn thân với giá chỉ bằng 1/4 giá gốc. Hay đồ tập thể dục cũng vậy. Một người bạn của tôi đã mua chiếc máy tập với giá 10 triệu, được giảm 40% còn 6 triệu trong một đợt khuyến mãi lớn. Nhưng cô ấy quá bận rộn và không thể sử dụng nó thường xuyên. Khi làm online ở nhà, tôi tình cờ biết việc đó và đề nghị cô ấy thanh lý lại với mức giá 2,5 triệu. Và kết quả là hiện tại, tôi đang sử dụng chiếc máy tập đó tại nhà", Mai chia sẻ.

Xu hướng tiêu dùng mới: Giới trẻ "chuộng" mua đồ cũ vì phù hợp với túi tiền- Ảnh 2.

Chiếc máy tập mà Mai đã mua lại từ người bạn của mình. Ảnh: NVCC.

Mai cho biết, mặt hàng dụng cụ tập thể dục có mức giá không rẻ, nhưng có nhiều người mua về lại không sử dụng thường xuyên. Đó là lý do nó cũng là một trong những sản phẩm được mua bán nhiều nhất trên các hội nhóm thanh lý đồ cũ.

Còn Bảo Ngọc (sinh viên mới ra trường, 21 tuổi ở Hà Nội) lại thích mua sắm quần áo trên các nền tảng đồ cũ. Cô đã mua một chiếc áo khoác ấm với giá chỉ 150k, 1 chiếc chân váy công sở giá 80k, áo sơ mi giá 100k để diện cho buổi phỏng vấn xin việc của mình. Trong những bức ảnh chụp gần đây nhất của Ngọc, đến 80% quần áo xuất hiện đều là đồ thanh lý. Có những chiếc áo hàng hiệu từ Tommy Hilfiger còn rất mới, Ngọc chỉ mua với giá 250k.

Dù chỉ là quần áo cũ, Ngọc vẫn khẳng định bản thân chỉ ưu tiên mua những món đồ phù hợp, không mua sắm bốc đồng. Cô gái trẻ cũng đã nghĩ trước đến cách phối cho món đồ mình mua."Tôi chỉ mua món đồ hợp phong cách và giá cả phải chăng",Ngọc cho biết.

Xu hướng tiêu dùng mới: Giới trẻ "chuộng" mua đồ cũ vì phù hợp với túi tiền- Ảnh 3.

Những chiếc áo sơ mi hoặc đồ công sở, Bảo Ngọc mua với giá chỉ từ vài chục. Ảnh: NVCC.

Không phải ai cũng được "hưởng lợi" từ việc mua đồ cũ

Cũng mua đồ cũ, nhưng Liên (hiện đang sống tại Hà Nội) lại có trải nghiệm "lọt hố" đáng tiếc khi mua 1 sản phẩm đã qua sử dụng. "Tôi mua điện thoại di động cũ trên 1 nền tảng thanh lý hội nhóm. 2 tuần đầu, chiếc điện thoại dùng ổn nên tôi đã vui vì mình tìm được món hàng lời. Nhưng chỉ sau 1 tháng thì nó đã không thể mở khóa bằng vân tay nữa. Màn hình của máy cũng gặp vấn đề. Thời gian bảo hành hết, liên hệ với người bán toi nhận được câu trả lời rằng đã hết thời gian dùng thử họ sẽ không chịu trách nhiệm với những hỏng hóc phát sinh", Liên chia sẻ.

Sau đó, Liên nhận thấy rằng trên các nhóm thanh lý có nhiều người đăng các sản phẩm điện thoại, đồ dùng điện tử cũ lại chính là những người bán hàng chuyên nghiệp. Để kiếm lợi nhuận, họ có thể chỉ cần tân trang lại máy cũ và bán lại như một mặt hàng chất lượng tốt. Thực tế chỉ sau 1 đến 2 tháng sử dụng sẽ phát sinh hỏng hóc. Lúc này, người mua sẽ phải chịu hậu quả.

Xu hướng tiêu dùng mới: Giới trẻ "chuộng" mua đồ cũ vì phù hợp với túi tiền- Ảnh 4.

Mua đồ cũ cũng rất hên xui, việc sắm được món đồ rẻ, chất lượng đòi hỏi nhiều kỹ năng cần thiết. Ảnh: NVCC.

Đối với các danh mục "đồ cũ" khác nhau, người mua phải có những kỹ năng đặc biệt. Bảo Ngọc cho rằng khi mua quần áo cũ điều quan trọng nhất là phải biết kiểu dáng và kích cỡ của quần áo. Hãy hỏi người bán tình trạng của quần áo thay vì chỉ nhìn vào mức giá rẻ.

Còn khi mua đồ gia dụng hoặc sản phẩm kỹ thuật số, Trang thường bảo người bán quay một đoạn video về chức năng của sản phẩm để đánh giá mức độ hư hỏng, mới cũ. Khi mua sản phẩm chăm sóc da, thì người bán phải cung cấp giấy chứng nhận giao dịch hoặc ảnh chụp màn hình đơn hàng để chứng minh rằng đó là hàng thật.

Tại sao ngày càng có nhiều người trẻ thích mua đồ cũ?

Lý do phần lớn giới trẻ thích mua đồ cũ là để tiết kiệm tiền. Trang chia sẻ, năm trước cô tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ khoa tiếng Nga và hiện đang làm freelancer nhập liệu tại một công ty nước ngoài với số lương nhận theo giờ. Trung bình, Trang nhận được chỉ từ 80 nghìn cho tới cao nhất là 200 nghìn/giờ với từng đầu việc. Thu nhập 1 tháng dao động từ 10 - 13 triệu. Với số lương không cao nhưng Trang vẫn mong bản thân có tiền gửi tiết kiệm cố định hàng tháng và 1 khoản gửi vào quỹ khẩn cấp để chống đỡ rủi ro nhất định trong cuộc sống.

Cô đặt mục tiêu tiết kiệm 4 triệu/tháng, 3 triệu cho quỹ khẩn cấp để phòng trừ rủi ro. Số còn lại cô sẽ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu khác. "Ban đầu tôi nghĩ việc tiêu từ 5 - 7 triệu/tháng cho tất cả nhu cầu sống ở thành phố lớn là rất khó tin. Nhưng tôi thấy nhiều thứ rất rẻ nếu mình biết chọn đồ đã qua sử dụng. Chưa kể, tôi không muốn tiết kiệm trong việc ăn uống và giải trí. Thứ có thể tiết kiệm duy nhất là quần áo và đồ dùng gia dụng, túi xách, mỹ phẩm".

Trong mắt nhiều người, việc sử dụng đồ cũ và mặc đồ cũ sẽ bị coi thường, nhưng thực chất quan điểm này lại không đúng với nhiều người trẻ. Họ cho rằng đây không phải là một sự hạ cấp tiêu dùng mà giống như cách tiêu dùng lý trí nhiều hơn.

Còn theo quan điểm của Phương Mai, việc giới trẻ bắt đầu tiêu dùng đồ cũ có thể là do những năm gần đây giá cả ngày càng tăng cao hơn, cùng với tác động của dịch bệnh lên thu nhập, một số người có tâm lý bảo vệ môi trường, tái chế tài nguyên nên cách mua sắm này càng rộ lên nhiều hơn.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Chi hơn một chỉ vàng để mua Baby Three, Gen Z: Chúng tôi FOMO nhưng không thấy phí tiền

Ngoài niềm vui trước mắt khi xé túi mù, họ còn xem đó như là một cách chữa lành cho chính mình.
2

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.
3

Cuộc đời cha đẻ GM: Từng ở đỉnh cao rồi phải nhờ bạn nuôi, qua đời trong cảnh tay trắng

William Durant sáng lập một trong những tập đoàn xe thành công nhất lịch sử thế giới nhưng qua đời với 2 bàn tay trắng.
4

Đầy niềm tin và trân trọng - Quan điểm tình yêu và hôn nhân rất bất ngờ của Gen Z

Gen Z muốn kết hôn và cam kết hơn so với Gen Y không phải vì đó là tiêu chuẩn, mà đó là cuộc sống có ý nghĩa.
5

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Juliane Koepcke, cô gái sống sót trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay từ độ cao 3.000 mét?

Khả năng sống sót khó có thể xảy ra của Koepcke đã trở thành chủ đề của nhiều đồn đoán.

Hiến gan cho Steve Jobs nhưng bị từ chối và khoảng thời gian cô đơn nhất của Tim Cook

Nhiều người không am hiểu về lịch sử công nghệ cho rằng sự điều hành không tốt của Tim Cook là nguyên nhân khiến Apple mất vị trí công ty có giá trị nhất thế giới vào tay Microsoft gần đây. Song, điều này không đúng.

Người đàn ông nghèo khổ qua đời để lại di chúc đầy bất ngờ

Cả làng cứ tưởng lão nông nghèo khổ, đến khi ông qua đời, đọc di chúc mới biết “triệu phú ẩn dật”, để lại 1 "tài sản" cực giá trị

Chàng trai đi khắp Việt Nam chụp 999 bức ảnh đời thường để trao tặng: “Sống là để cho đi”

Hàng loạt bức ảnh về những người lao động chân lấm tay bùn ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S mà anh Khương thực hiện đã gây ấn tượng mạnh với người xem.

Đến thăm trạm cứu hộ chó mèo của sinh viên ở Hà Nội

8 năm qua, Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội không đếm nổi đã cứu bao nhiêu chú chó, mèo bị thương, bị bỏ rơi. Không kể thời gian, thời tiết, mọi người gần như trực điện thoại 24/24 giờ để khi có cuộc gọi, tin nhắn thì lập tức lên đường “cứu hộ”.

Chuyện tình của cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Vân và kĩ sư người Úc sau 7 năm bây giờ ra sao?

Chuyện tình của cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Vân và anh Neil Bowden Laurence được xem là câu chuyện tình đẹp như cổ tích giữa đời thường.

Nhà báo Thu Uyên và 16 năm đưa gần 2.000 gia đình đoàn tụ trong nước mắt

16 năm theo đuổi một hành trình với Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly, nhà báo Thu Uyên không chỉ là cầu nối cho hàng nghìn trường hợp bị thất lạc người thân, mà còn là người đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người xem về sự nhiệt huyết và lòng tốt của mình.

Theo đuổi cuộc sống không sinh con mà nuôi chó: Mong mọi người tôn trọng quyết định của người khác!

Jess Lorimer là một chủ doanh nghiệp 33 tuổi sống ở Anh cùng chồng và một chú chó. Cặp đôi này thuộc nhóm nhân khẩu học "thu nhập gấp đôi, không có con" (DINK) và không có kế hoạch sinh con.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025