Thập Nhị Binh Thư - Binh thư số 10 và số 11: Binh thư Yếu Lược

T.N.L06/07/2021 18:30
Thập Nhị Binh Thư - Binh thư số 10 và số 11: Binh thư Yếu Lược

“Binh Thư Yếu Lược” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã khai sinh một nền khoa học quân sự thuần Việt. Với chiến công hiển hách 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông đã góp phần đưa tên tuổi ông vào danh sách những Đại tướng lẫy lừng của mọi thời đại.

h1-dai-dien.jpg

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1228 – 1300) là con của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu nội của Trần Thái Tổ, gọi vua Trần Thái Tông là chú. Ông có dung mạo khôi ngô, thông minh tài trí, được rèn dạy từ khi còn rất nhỏ nên văn võ hơn người, lúc chưa tròn 30 tuổi đã là võ tướng hàng đầu của triều đình.

Sau những tranh chấp trong dòng tộc nhà Trần mà Trần Liễu thù oán Thái Tông đến hết đời. Trước lúc lâm chung, Trần Liễu dặn dò Quốc Tuấn: "Con mà không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Nhưng Trần Quốc Tuấn là vị tướng đầy trách nhiệm với vận nước, một bề tôi trung nghĩa với nhà Trần nên ông gạt bỏ tư thù, chuyên tâm củng cố nội lực, nhất là quân lực, của Đại Việt để đề phòng sự dòm ngó của giặc phương Bắc.

Quả nhiên Trần Hưng Đạo đã cầm quân đánh thắng ba cuộc xâm lược của Nguyên Mông, diễn ra từ năm 1257 đến năm 1288. Đây là một trong những chiến công vĩ đại nhất lịch sử quân sự thế giới, đưa tên tuổi Hưng Đạo Vương vào danh sách những Đại tướng lẫy lừng của mọi thời đại trên toàn cầu. Sử Việt chép rằng Trần Quốc Tuấn trong 30 năm làm tướng đã trực tiếp huấn luyện binh sĩ và ra trận. Chủ trương của Trần Hưng Đạo từ thế kỷ 13 đã rất tiến bộ mà phương ngôn của ông lúc sinh thời vẫn còn mãi với non sông, đó là "Binh quí hồ tinh bất quí hồ đa", nghĩa là quân đội cần tinh nhuệ chứ không nhất thiết phải đạt số lượng đông đảo.

h2.jpg

Trong lần thứ 2 và thứ 3 kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được vua phong làm Quốc Công Tiết Chế thống lĩnh chư quân. Ông vững tin ra đánh giặc, và lan tỏa niềm tin ấy đến với mọi con người Đại Việt: từ binh sĩ, tướng lĩnh, đến Thái thượng hoàng và vua Trần Nhân Tông. Trần Hưng Đạo còn biết tận dụng mọi nguồn nhân lực, vật lực trong chiến tranh vệ quốc. Tài năng lớn lao và lòng tận trung báo quốc cao cả của những người gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô… mãi ngời sáng trong sử Việt, chẳng thua kém gì các tướng lĩnh quý tộc họ Trần. Các diệu kế như "vườn không nhà trống", thủ thành Thăng Long kết hợp du kích quấy rối hậu cứ trong đêm, đặc biệt là "cọc nhọn Bạch Đằng" đều in sâu trong tâm trí của từng người con đất Việt ngày nay – bất kể người ấy có đọc Binh Thư Yếu Lược hay chưa.

h3.jpg

Cần phải nhắc lại rằng hồi thế kỷ 13, đế chế Nguyên Mông hùng mạnh trải dài từ Á sang Âu, là đế chế có diện tích lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng họ đã bị khuất phục hoàn toàn, cả 3 lần, bởi một Đại Việt tuy nhỏ bé nhưng đoàn kết toàn diện của nhà Trần với danh tướng Trần Hưng Đạo kiêu dũng.

Ngoài chiến công hiển hách nơi trận mạc, Trần Hưng Đạo còn là nhà lập thuyết xuất chúng mà cả giới binh gia lẫn sử gia đều tôn vinh ngưỡng vọng. Ông là bậc khai sáng của nền khoa học quân sự nước nhà. Hưng Đạo Vương học sâu hiểu rộng, nghiên cứu tất cả binh thư của các bậc tiền nhân Đại Việt, Trung Hoa, Chiêm Thành… đặc biệt trong đó có cuốn Dụng Binh Yếu Chỉ rồi soạn ra hai pho sách quý: "Binh Thư Yếu Lược" – nguyên tác Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược; "Vạn Kiếp tông bí truyền thư": đã thất truyền, chỉ biết gồm có 9 trận pháp, biến hóa chín lần chín là 81 thế trận.

Trước thời ông thì mọi tướng lĩnh của các triều đại nước Việt ta đều phải đọc các bộ binh thư của Trung Hoa. Những bộ binh pháp như Tôn – Ngô hay Lục Thao Tam Lược đều chứa đựng nhiều cao kiến xuất sắc, nhưng chưa phù hợp với địa hình, khí hậu, và dân tộc tính của người Việt trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. "Binh Thư Yếu Lược" khai sinh ra một nền khoa học quân sự thuần Việt, đậm nét nghệ thuật và khoa học cầm quân mang bản sắc dân tộc.

h4.jpg

Khi đề ra hình mẫu của người làm Tướng, Trần Quốc Tuấn phát xuất từ tư tưởng nhân nghĩa. Lòng trắc ẩn, tình yêu thương theo ông mới đúng là mục đích cao cả nhất của đời binh nghiệp, dù là binh sĩ hay đại tướng đều phải thấu suốt cái chính nghĩa này. Binh pháp của Hưng Đạo Vương chép rằng:

"Tướng mà che điều gian, giấu điều họa, không nghĩ đến sự quân chúng oán ghét, tướng ấy chỉ huy mười người. Tướng mà sớm dậy khuya nằm, lời lẽ kín đáo, tướng ấy chỉ huy được trăm người. Tướng thẳng mà biết lo, mạnh mà giỏi đánh đó là tướng chỉ huy được nghìn người. Tướng mà ngoài mặt hăm hở, trong lòng ân cần, biết người khó nhọc, thương kẻ đói rét, đó là tướng chỉ huy được vạn người. Tướng mà gần người, tiến người tài, ngày thường cẩn thận, thành thực rộng rãi, giỏi việc dẹp loạn, đó là tướng chỉ huy được mười vạn người.

h5.jpg

Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa để phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy được cả thiên hạ không ai địch nổi".

Tư tưởng này của ông cho thấy tầm vóc lớn lao không những của một quân sự gia mà còn là chính trị gia lão luyện. Ấy là cái tài kinh bang tế thế của Hưng Đạo Vương. Thế nên người dân Việt tôn sùng ông gọi là Đức Thánh Trần.

Cũng không thể không nhắc đến một trước tác nữa của ông là bài "Hịch Tướng Sĩ" – một trong những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Có sử gia cho rằng chỉ cần thảo ra Hịch Tướng Sĩ thôi thì tên tuổi của Trần Hưng Đạo đã trường tồn với núi sông. Chưa kể rằng ông còn là tác giả của Binh Thư Yếu Lược. Chưa kể rằng việc cầm bút chỉ là một phần nhỏ trong sự nghiệp vĩ đại của ông. Chí lý vô cùng.

h6.jpg

Năm 1300, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trước lúc lâm chung vẫn còn dâng vua Trần Anh Tôn kế sách giữ nước, rằng: "Quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì ta phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh sĩ, như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Phải khoan thư sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".

Sách lược của Hưng Đạo Vương có nghĩa là (i) quân đội đoàn kết như một gia đình chung huyết thống, và (ii) triều đình giảm nhẹ gánh nặng cho dân, tạo nên tiềm lực lớn lao sẵn sàng có thể tận dụng trong dài hạn khi hữu sự. Lời ấy đến ngày nay vẫn hoàn toàn xác đáng. Thực vậy, trong "Binh Thư Yếu Lược" đã nêu tầm quan trọng của sự yêu thương đoàn kết trong hài hòa vật chất và đồng thuận tinh thần mà Trần Hưng Đạo dùng chữ Hòa mục, cụ thể: "Hòa mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Hòa ở trong nước thì ít dụng binh; hòa ở ngoài biên thì không sợ có báo động; bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng. Vua tôi hòa mục thì dùng được người tài; các tướng văn tướng võ hòa mục thì làm nên công nghiệp. Tướng sĩ hòa mục khi được ban thưởng sẽ nhường nhịn nhau, nguy nan sẽ cứu nhau. Đó, hòa mục là một đạo rất hay cho việc trị nước, hành binh, không bao giờ đổi được".

h7.jpg

Binh Thư Yếu Lược của Trần Quốc Tuấn đến đầu thế kỷ XIX đã được nghiên cứu bởi một (hoặc một nhóm) học giả Nho gia am tường lịch sử quân sự. Rồi tác giả vô danh này điều chỉnh và bổ sung nhiều cho quyển Binh thư cổ. Hẳn là người ấy đã đọc nhiều binh thư của Trung Hoa, đọc cả Hổ Trướng Khu Cơ của Đào Duy Từ, rồi trên cơ sở kiến thức về quân sự của mình mà viết thành phần Tu Chỉnh Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Vương.

"Binh Thư Yếu Lược" thuộc binh pháp số 10 và số 11 trong 12 binh pháp của cuốn sách "Thập Nhị Binh Thư" được Nhà sáng lập - Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng, tuyển chọn thuộc lĩnh vực Chính trị – Ngoại giao – Quân sự trong "Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời".

box-cuoi.png

(Đón đọc kỳ sau: Thập Nhị Binh Thư - Binh thư số 12: Hổ Trướng Khu Cơ)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

[PRE-ORDER] Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau

“Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau”. Cuốn sách là sự tiếp nối những lời giảng sâu sắc của thầy Thích Pháp Hòa, mở ra hành trình mới giúp độc giả tìm thấy tự do và an lạc trong cuộc sống.
2

Đôi điều cần suy ngẫm - J.Krishnamurti: “Hạnh phúc không xuất hiện khi bạn tìm kiếm nó”

Như một vòng tròn luẩn quẩn, hầu hết chúng ta đều không ngừng đi tìm kiếm hạnh phúc thông qua vô vàn sự thay đổi ở mỗi giai đoạn tuổi tác của chúng ta.
3

Miền đất hứa - 15 trích dẫn của Barack Obama về một nước Mỹ lý tưởng mà ông muốn

15 trích dẫn thể hiện lý tưởng của Barack Obama về một nước Mỹ mà ông muốn hướng tới, và theo ông cuốn sách này là dành cho những người trẻ tuổi với lời mời gây dựng lại một nước Mỹ sánh ngang với tất cả những gì tốt đẹp nhất...
4

Biến tiềm năng thành tài năng - Ông Hoàng Nam Tiến: Nghĩ không cũ về những điều không mới

Biến tiềm năng thành tài năng (Hidden Potentinal) là tác phẩm mới nhất của Adam Grant. Với tôi, mỗi tác phẩm của ông là một cuộc đối thoại về cách tư duy, phát triển con người đầy khác biệt và thú vị.  
5

Ai cũng có “đứa trẻ tổn thương bên trong” cần được chữa lành

Nhiều người nghĩ mình cá biệt khi cảm nhận bên trong có “một đứa trẻ” cần được vỗ về. Tuy nhiên, bạn không đơn độc. Những tổn thương từ thuở ấu thơ luôn tồn tại bên trong mỗi người, kể cả các ngôi sao lớn cũng không ngoại lệ.

Đường đến thành công - Thành công trong nghịch cảnh

Có một người đàn ông dù sống cách đây cả chục thế kỷ vẫn có thể góp phần hóa giải năng lượng tiêu cực và truyền niềm tin mạnh mẽ đến cho người đọc, rằng trong mọi nghịch cảnh, bạn vẫn sẽ thành công.

Muôn kiếp nhân sinh 2 – Kỳ 1: Không thể tích đức bằng việc làm từ thiện có tính toán

Thật ra, gần như ai cũng biết đến nguyên lý “Hoán cải số mệnh - Đức năng thắng số” nhưng ít người thực hiện được, vì tâm họ còn nhiều tham sân si, ích kỷ, thường chỉ biết nghĩ cho riêng mình mà không nghĩ đến thiên hạ, chúng sinh.

Khi anh hùng lãng mạn Châu Nhuận Phát đến Sài Gòn

Đối với khán giả Việt Nam, hình ảnh Châu Nhuận Phát đã in đậm vào tâm khảm qua tạo hình các nhân vật trượng nghĩa, kiêu bạc, lạnh lùng và phớt đời. Dẫu vậy, ít có người biết rằng tầm vóc của ông còn lớn hơn thế.

'Đường đến thành công' dành cho những ai có lộ trình phù hợp và liên tục hoàn thiện mình

Đường đến thành công được viết vào những ngày đầu sự nghiệp của Napoleon Hill, tổng hợp 15 năng lực của người thành công, được chắt lọc từ quá trình nghiên cứu của ông.

Bản in trường ca ‘Đất hoang’ sẽ vượt ngưỡng 65 ngàn USD

Bản in trường ca “Đất hoang” của Thomas Stearns Eliot – nhà thơ người Mỹ đoạt giải Nobel Văn học năm 1948 dự kiến sẽ có giá trên 65 ngàn USD.

Đường đến thành công - Tầm nhìn quyết định vận mệnh sang - hèn

Benedict Cumberbatch - diễn viên gạo cội người Anh từng nói: "Cuộc sống thường ngày của chúng ta quá thế tục, chúng ta thường bị cuốn theo điều lập tức ngay trước mắt và thường không nhìn xa hơn thế".

Hợp nhất với vũ trụ - Một con đường thoát khỏi khổ đau

"Tôi muốn biết tâm trí của Thượng Đế, phần còn lại chỉ là tiểu tiết", Einstein từng nói vậy. Hành trang cho cuộc khám phá vĩ đại nhất đã ở sẵn trong bạn rồi, chỉ việc lên đường thôi!

FOMO - Đừng sợ lỡ cuộc chơi: Hội chứng lý giải nguyên nhân nỗi sợ người khác giàu nhanh hơn mình, sợ bỏ lỡ cơ hội

Ngày nay, thế hệ trẻ muốn được giàu nhanh nhờ đánh bạc và những cơ hội đầu cơ hơn là tích luỹ dần dần như trước.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.

'Lẽ sống' - Cuộc đời trông đợi gì ở bạn?

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 19/11/2024 08:00
Trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, không ít người đã từng tự hỏi mục đích tồn tại thật sự của chính mình là gì. Nhiều người loay hoay tìm kiếm câu trả lời bằng cả cuộc đời mình, nhưng đến cuối cùng vẫn không thể đưa ra lời giải đáp.

Nhìn vào những bức ảnh này trong 10s bạn sẽ biết mình có bị suy nhược thần kinh hay không

Kỹ năng - HN - 18/11/2024 12:00
Những người bị suy nhược thần kinh thường cảm thấy kiệt sức, chán nản, lo lắng và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Người vợ trong “Vợ nhặt” có tên thật là gì? Số ít học sinh giỏi Văn mới trả lời được câu hỏi này

Thư giãn - Thùy Linh - 18/11/2024 11:00
Hầu hết mọi người đều không biết tên của nhân vật chính tác phẩm này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024