Hổ trướng khu cơ” là cuốn binh thư của Đào Duy Từ thảo ra để cho tướng sĩ Đàng Trong, không chú quá trọng đến lý luận quân sự mà dành tâm huyết cho thực hành tác chiến.
“Binh Thư Yếu Lược” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã khai sinh một nền khoa học quân sự thuần Việt. Với chiến công hiển hách 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông đã góp phần đưa tên tuổi ông vào danh sách những Đại tướng lẫy lừng của mọi thời đại.
Đường Thái Tông - Lý Vệ Công vấn đối” hay “Lý Vệ Công binh pháp” của Lý Tĩnh đã trở thành một phần trong “Vũ kinh thất thư” - bảy cuốn binh pháp có vai trò quan trọng mà mọi tướng lãnh hậu thế đều phải học tập.
Tố Thư” của Hoàng Thạch Công chỉ gồm có 6 thiên, 132 câu, 1360 chữ nhưng cổ thư mỏng như vậy lại chứa đựng đầy mưu lược, trí tuệ với mỗi chữ như châu ngọc, mỗi câu đều là danh ngôn.
"Binh Pháp Khổng Minh" không chỉ đúc kết những tinh hoa về phương diện quân sự và chánh trị mà còn tài thao lược đầy mưu trí của Gia Cát Lượng - vị khai quốc công thần giúp chấn hưng đất nước, bá tính thoát khỏi cảnh lầm than.
Uất Liễu Tử là một trong những nhà tiên phong trong sử sách biết vận dụng Quyền lực Kinh tế; kế sách này của ông đã giúp Tần Vương diệt sáu nước thống nhất thiên hạ để lần đầu tiên trong lịch sử toàn Trung Hoa quy về một mối.
"Ngô Tử Binh Pháp" là một trong những binh thư kinh điển của lịch sử quân sự thế giới. Nhưng tầm ảnh hưởng của nó không chỉ gói gọn ở lĩnh vực quân sự mà được vận dụng vào nhiều lĩnh vực như: khoa học, kinh tế học, kinh doanh và chiến lược…
"Tôn Tử Binh Pháp" trải qua 2500 năm nay vẫn vẹn nguyên với nhiều giá trị thực tiễn. Cuốn binh thư 13 thiên này là sách gối đầu giường của vô số doanh nhân, chiến lược gia, tướng lĩnh quân đội và lãnh đạo chính trị từ Đông sang Tây.
"Tư Mã binh pháp" của Tư Mã Nhương Tư, được xem là một trong những bộ binh thư nổi tiếng thời bấy giờ về phép trị quốc và dụng binh, được hậu thế hoàn thiện với tên gọi "Chiến Luật" – một trong 7 bộ binh pháp kinh điển của Trung Hoa.
“Thập Nhị Binh Thư” là một áng văn hội tụ những tinh hoa kinh điển trong thuật dụng binh và cho đến nay vẫn là bửu văn tâm đắc của vô số chánh trị gia, lãnh đạo quân sự, triết gia, chiến lược gia… từ Đông sang Tây.