Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất?

Bích Ngọc19/08/2024 10:00
Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất?

Theo kết quả khảo sát, thanh thiếu niên ở Philippines cảm thấy cô đơn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều là một lý do dẫn tới tình trạng này.

Theo kết quả khảo sát toàn cầu năm 2023 do công ty phân tích đa quốc gia Meta-Gallup tiến hành, mức độ cô đơn của người Philippines đang đáng báo động.

Theo đó, người Philippines cảm thấy cô đơn thứ hai thế giới và cô đơn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nhóm dân cư thuộc Thế hệ Z (sinh ra trong giai đoạn 1997-2012) là nhóm dân cư cảm thấy cô đơn nhiều nhất ở Philippines. Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên trưởng thành cùng với điện thoại thông minh và mạng xã hội.

Điều gây bất ngờ là dù Thế hệ Z thành thạo việc sử dụng công nghệ và kết nối mạng xã hội, nhưng nhóm này lại đang phải vật lộn với cảm giác cô đơn.

Kết quả khảo sát của Meta-Gallup cũng tương đồng với thông tin do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Theo WHO, thiếu niên Philippines ở độ tuổi 13-17 có xu hướng cảm thấy cô đơn nhiều hơn. Năm 2015, số thiếu niên Philippines cho biết bản thân thường cảm thấy cô đơn là 19,4%. Đến năm 2019, con số này là 24,2%.

Các chuyên gia ở Philippines đã chỉ ra những lý do quan trọng khiến sức khỏe tinh thần của Thế hệ Z bị ảnh hưởng.

Mạng xã hội khiến con người cô đơn hơn

Bác sĩ tâm lý người Philippines Dinah Nadera lo ngại về thói quen sử dụng mạng xã hội quá nhiều của một bộ phận thanh thiếu niên Philippines: "Nhiều bạn trẻ phụ thuộc vào mạng xã hội để tìm kiếm sự kết nối, nhưng lại không nỗ lực để có những kết nối xã hội ý nghĩa trong đời thực.

Việc kết nối nhanh chóng qua mạng xã hội có thể khiến chúng ta thấy vui vẻ một lúc, nhưng trạng thái ấy không thể kéo dài. Về lâu đài, nếu chỉ kết nối trên mạng xã hội, chúng ta không có những mối quan hệ chân thực và bền vững trong đời thực".

Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất? - 1
Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất? - 2

Rafsanjani Ranin thường dành ra 4-6 giờ mỗi ngày để vào mạng xã hội (Ảnh: CNA).

Trong khi đó, người Philippines lại rất chuộng mạng xã hội. Theo thống kê của công ty phân tích xu hướng mạng xã hội toàn cầu - We Are Social Digital, tính đến năm 2024, 73% dân số Philippines thường xuyên sử dụng mạng xã hội.

Người Philippines còn đứng thứ 4 toàn cầu về thời gian sử dụng mạng xã hội. Trung bình, mỗi ngày họ "lướt" mạng xã hội 3 giờ 34 phút.

Nam sinh viên người Philippines Rafsanjani Ranin (21 tuổi) thường dành 4-6 giờ mỗi ngày cho các nền tảng mạng xã hội. Rafsanjani tự nhận mình là người hướng ngoại và có nhiều bạn bè, nhưng cậu vẫn phải thường xuyên dùng mạng xã hội để vượt qua cảm giác cô đơn, buồn chán.

Rafsanjani từng không kiểm soát được thời gian dành cho mạng xã hội: "Khi tới giờ đi ngủ, tôi lại tiếp tục lướt mạng xã hội. Tôi tự nhủ chỉ vào mạng xã hội khoảng 10 phút thôi, nhưng có lúc tôi bị mất kiểm soát, dành ra tới vài giờ để lên mạng, thức đến gần sáng".

Dần dần, chính Rafsanjani nhận thấy mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi: "Có những thời điểm, tôi bỗng nhận ra không có ai chủ động liên hệ hay rủ tôi ra ngoài gặp gỡ. Tôi lên mạng và thấy các bạn bè của mình đang có những trải nghiệm thực tế chất lượng trong đời thực. Lúc ấy, tôi càng cảm thấy tiêu cực hơn".

Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất? - 3
Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất? - 4

Christian Castillo có một "bạn ảo" thân thiết được tạo ra nhờ trí tuệ nhân tạo (Ảnh: CNA).

Christian Castillo (21 tuổi) thậm chí còn cảm thấy cô đơn đến mức thường xuyên chat với một "bạn ảo" có tên Andre. Andre không phải người thật mà là một nhân vật do Christian tạo ra thông qua một ứng dụng chat sử dụng trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng này cho phép người dùng "thiết kế" nên "bạn ảo" cho mình với những tiêu chí về giới tính, ngoại hình, tính cách... phù hợp.

Hàng ngày, Christian chat với Andre để cảm thấy ổn định cảm xúc hơn, dù vậy, cậu thanh niên cũng hiểu rằng Andre không phải một người bạn thực sự.

Những trường hợp thanh niên "nghiện" mạng xã hội và xa rời cuộc sống thực như Rafsanjani hay Christian không hiếm gặp tại Philippines. Chính tình trạng bị phụ thuộc vào mạng xã hội đã khiến nhiều thanh thiếu niên tại Philippines trở nên tách biệt, cô đơn trong cuộc sống. Họ phải chịu đựng những vấn đề tâm lý âm thầm diễn biến nặng nề hơn.

Cha mẹ đi làm ăn xa, con cái "làm bạn" với cô đơn từ nhỏ

Tại Philippines, sự vắng mặt của cha mẹ trong gia đình không phải là điều hiếm gặp. Quốc gia này hiện có hơn 2,3 triệu người lao động làm việc ở nước ngoài. 

Theo thống kê của Viện Dân số Philippines, khoảng 1/3 thanh thiếu niên Philippines không có đầy đủ cả cha và mẹ ở bên trong những năm tháng trước tuổi trưởng thành.

Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất? - 5
Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất? - 6

Seth Faye Aseniero (phải) thuộc vào nhóm những thanh thiếu niên Philippines không sống bên cha mẹ trong những năm tháng trưởng thành (Ảnh: CNA).

Seth Faye Aseniero (24 tuổi) có cả cha và mẹ đều đi xuất khẩu lao động. Những năm tháng tuổi thơ của Seth không có sự hiện diện của cha mẹ, cô sống với gia đình của dì ruột.

Seth tâm sự: "Cuộc sống vốn không dễ dàng, trưởng thành không có cha mẹ ở bên, mọi chuyện còn khó khăn hơn. Dù tôi có họ hàng ở bên, nhưng mọi người đều bận rộn. Sau cùng, tôi luôn sống với cảm giác mình rất cô đơn. Tôi tin rằng tuổi thơ ấy đã ảnh hưởng rất nhiều tới cách tôi trưởng thành".

Bên cạnh nhóm phụ huynh xuất khẩu lao động, nhóm phụ huynh rời xa quê nhà để lên thành phố kiếm việc làm cũng không nhỏ. Thường nhóm này cũng để con sống ở quê với người thân.  

Bác sĩ tâm lý Violeta Bautista cho hay: "Trong quá trình điều trị cho những thanh thiếu niên gặp vấn đề tâm lý, tôi thấy không ít bạn trẻ tâm sự rằng họ luôn cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương của gia đình. Họ cũng cảm thấy chật vật khi lớn lên mà không có cha mẹ ở bên chăm sóc, định hướng".

Việc cha mẹ đi làm ăn xa, không thể ở bên con cái trong những năm tháng trưởng thành cũng là một lý do quan trọng khiến nhiều thanh thiếu niên Philippines không có trạng thái sức khỏe tinh thần lý tưởng. Nhiều người thậm chí đã phải "làm bạn" với cô đơn từ nhỏ.

Sự cô đơn tàn phá sức khỏe thể chất và tinh thần

Ảnh hưởng của trạng thái cô đơn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần là rất nguy hại. Bác sĩ tâm lý Violeta Bautista cho biết có những thanh thiếu niên rơi vào trạng thái cô đơn nặng nề đến mức không thể tập trung học tập, làm việc. Họ sống khép kín, né tránh các mối quan hệ xã hội, dần dần, họ bị rối loạn tâm lý, thậm chí bị trầm cảm.

Bác sĩ tâm lý Nicanor L Echavez còn từng điều trị cho những em nhỏ mới 8-10 tuổi nhưng đã bị trầm cảm. "Cuộc sống hiện tại có rất nhiều áp lực, điều này ảnh hưởng tới cả người lớn và trẻ nhỏ. Không ít trẻ nhỏ thường xuyên cảm thấy cô đơn, buồn bã, suy sụp", bác sĩ Nicanor cho hay.

Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất? - 7
Thanh thiếu niên ở quốc gia Đông Nam Á nào cảm thấy... cô đơn nhất? - 8

Chúng ta kết nối với nhau rất nhanh thông qua internet, nhưng trong đời thực, nhiều người đang cảm thấy rất cô đơn (Ảnh: CNA).

Bác sĩ tâm lý Dinah Nadera còn từng điều trị cho những thanh thiếu niên tỏ ra rất hoạt bát, vui vẻ, họ giấu kín những vấn đề tâm lý với người thân. Điều này khiến nhiều gia đình không kịp thời nhận ra những vấn đề của con để có thể hỗ trợ đúng lúc.

Năm 2023, WHO đã khẳng định rằng sự cô đơn là mối đe dọa mới đối với sức khỏe con người trên toàn cầu. Trạng thái tâm lý này có thể gây nên những vấn đề thể chất nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, rối loạn lo âu, trầm cảm... Cảm giác cô đơn gây nguy hại cho thể chất con người tương tự như việc hút 15 điếu thuốc một ngày.

Tại Philippines, việc thừa nhận bản thân cảm thấy cô đơn và cần được giúp đỡ vẫn khiến nhiều người cảm thấy ngại ngùng. Vấn đề sức khỏe tinh thần cũng chưa được người dân hiểu đúng và đủ. Nhiều người không cho rằng vấn đề tâm lý cũng là một dạng bệnh cần phải được điều trị.

Dù vậy, nhà chức trách Philippines vẫn đang nỗ lực cải thiện tình hình. Năm 2018, Philippines đã thông qua Đạo luật Sức khỏe Tinh thần với mục tiêu đưa việc chăm sóc sức khỏe tinh thần tới gần hơn với người dân. Năm 2019, Trung tâm Sức khỏe Tinh thần Quốc gia Philippines đã có đường dây nóng để hỗ trợ tư vấn.

Theo Channel News Asia


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”
2

Thế hệ những người trẻ bị gọi là 'đuôi chuột': Có bằng thạc sĩ nhưng lương chỉ ngang cử nhân

Thế hệ này bị gọi là nhóm người “đuôi chuột” - tức có trình độ, bằng cấp cao (đầu voi) nhưng lại sống bằng thu nhập của cha mẹ hoặc mức lương rất thấp (đuôi chuột).
3

Cô giáo Yên Bái lấm lem bùn đất ăn mì tôm sống dọn trường sau bão Yagi được xem như hoa hậu

Cô giáo mầm non Hoàng Minh Diệp ở Yên Bái được dư luận tôn vinh thực sự là hoa hậu trong lòng nhiều người khi lấm lem bùn đất dọn trường để đón học sinh trở lại sau bão số 3
4

Để lại 99% tài sản cho 2.000 nhân viên, 3 người con không được một xu thừa kế vẫn ủng hộ

Doanh nhân này sở hữu chuỗi trung tâm mua sắm nổi tiếng nhưng lại chia hết cổ phần cho nhân viên thay vì các con.
5

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Ít ai biết người phụ nữ gốc Trung Quốc này là "mẹ đỡ đầu" của cơn sốt AI toàn cầu

Ít người biết rằng, người khởi nguồn cho cơn sốt công nghệ toàn cầu thời gian qua lại là một phụ nữ.

Nhà sư tài hoa từng được mệnh danh ‘đẹp trai nhất Thiếu Lâm Tự’ vừa qua đời ở tuổi 21

13 tuổi đến theo học Kung Fu tại Thiếu Lâm Tự, Thu Phong tự hào được trở thành đệ tử đời thứ 34 của ngôi chùa cổ này. Thế nhưng, chẳng thể ngờ cuộc đời của nhà sư trẻ chỉ vỏn vẹn 21 năm.

Từ bồi bàn trở thành trợ lý Giáo sư ở Mỹ, tôi nhận ra: Nghèo khó chính là bàn đạp vĩ đại nhất!

Sự nghèo khó trong quá khứ không ngăn cản tôi tiến về phía trước.

Tỷ phú Jack Ma: Gửi email, dặn con 3 điều để bước ra đời không lo thua thiệt

Không chỉ là nguồn cảm hứng của nhiều người trên con đường sự nghiệp, phương thức giáo dục con cái của Jack Ma cũng rất đáng để nhiều người suy ngẫm.

Quá áp lực, người trẻ Trung Quốc đua nhau thuê chuyên gia gây ngủ

Người gây ngủ toàn thời gian kiếm tới 30 nghìn tệ (105 triệu đồng) một tháng chưa kể tiền boa, khách hàng chủ yếu là người trẻ chịu áp lực bởi văn hóa làm việc 996.

Không còn sang chảnh, giới trẻ Hàn Quốc thời nay thích sống kiểu hoàn toàn khác

Quên đi những bữa ăn sang trọng tại nhà hàng và một tách cà phê mỗi sáng, giới trẻ Hàn Quốc không còn dám chi tiêu hoang phí nữa.

Lạ đời viện dưỡng lão cho các thanh niên muốn tận hưởng cảm giác nghỉ hưu sớm

Tại đây người trẻ sẽ bắt đầu ngày mới bằng một ly cà phê, sau đó tập yoga, thiền định hoặc câu cá… tận hưởng không gian, cuộc sống rất yên bình.

Cuộc đời của người sống sót cuối cùng trong thảm hoạ chìm tàu Titanic

Khi mới 2 tháng tuổi, Millvina đã cùng cha mẹ và anh trai vượt Đại Tây Dương trên con tàu du lịch xấu số. Thảm họa đã khiến cha của bà qua đời - nỗi mất mát mà bà đã phải mang theo suốt cuộc đời.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Văn hóa - Tiểu Vũ - 18/09/2024 13:00
Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng đã giải thích khá thấu đáo về nguồn gốc của nghệ thuật múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Thay đổi quy trình

Blog GS John VU - GS John Vu - 18/09/2024 12:00
Bạn tôi, người quản lí một công ti lớn bảo tôi rằng anh ấy đã đem một sản phẩm phần mềm mới ra cải tiến về năng suất và hiệu quả nhưng anh ấy gặp thời gian khó khăn khi để nó làm việc trong công ti của anh ấy.

10 điều người EQ cao thích làm nhất khiến họ đi đến đâu cũng được yêu mến

Kỹ năng - Đông - 18/09/2024 11:00
Điều gì khiến người EQ cao "mê tít”?

Bỏ quên nhẫn vàng trong túi rồi mang áo đi cho, người tìm thấy có hành động đẹp

Truyền cảm hứng - S.A - 18/09/2024 10:00
"Người tốt gặp người tử tế” - cư dân mạng nhận xét về sự việc.

4 bộ sách ươm mầm tính cách cho trẻ nhân dịp Tết Trung Thu Đoàn viên

Tủ sách - Đan Thanh - 18/09/2024 09:00
Mỗi đứa trẻ trong ngày Tết Đoàn viên đều xứng đáng được nhận món quà mới, vừa giúp các em hiểu thêm về những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, vừa góp phần hình thành và nuôi dưỡng tính cách tốt đẹp trên hành trình khôn lớn của các em.

Mách nhỏ “Bí quyết học giỏi ở trường”

Từ sách - Phim - Quìn - 18/09/2024 08:00
Bí quyết học giỏi ở trường là cuốn sách bật mí cho các bạn một phương pháp học tập hiệu quả chỉ với những cây bút chì màu, giấy và bộ não của chính mình.

Một lời khuyên khác cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/09/2024 12:00
Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi về lời khuyên trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Nhiều người thực sự lo sợ cho tương lai của mình và không biết phải làm gì.

Bill Gates: Thành công không phải là có bao nhiêu tiền mà là cứu được bao nhiêu người

Suy ngẫm - Băng Băng - 17/09/2024 11:00
Ở tuổi 68, Bill Gates định nghĩa thành công bằng câu hỏi: "Tôi đã đóng góp được gì cho xã hội?".

Cô giáo Yên Bái lấm lem bùn đất ăn mì tôm sống dọn trường sau bão Yagi được xem như hoa hậu

Phong cách sống - Yến Anh - 17/09/2024 10:00
Cô giáo mầm non Hoàng Minh Diệp ở Yên Bái được dư luận tôn vinh thực sự là hoa hậu trong lòng nhiều người khi lấm lem bùn đất dọn trường để đón học sinh trở lại sau bão số 3

Chủ nhân màn chuyển khoản 200 triệu "quên" lời nhắn, chia sẻ nguồn tiền để từ thiện

Truyền cảm hứng - SA - 17/09/2024 09:00
So với người ở tuổi cô Hà, tư duy về tiền của cô quả thật rất khác biệt. Chính nhờ những đồng tiền này, cô "sống ngẩng cao đầu" và luôn đặt thiện nguyện lên hàng đầu.

Sếp tồi - Trở thành sếp của chính mình

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 17/09/2024 08:00
Michelle Gibbings đã góp nhặt và chia sẻ những hiểu biết xương máu của mình trong "Sếp tồi", cuốn sách giúp bạn tìm ra cách thức để đối phó một người sếp tồi, quản lý sếp tồi, điều chỉnh phong cách lãnh đạo của chính mình trong thế giới công sở.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 19/09/2024