Tài chính cho mọi người - Tiết kiệm bao nhiêu là vừa?

Quang Thanh25/02/2024 09:00
Tài chính cho mọi người - Tiết kiệm bao nhiêu là vừa?

Theo hiểu biết thông thường trong ngành tài chính, chúng ta nên cố gắng tiết kiệm khoảng 20% thu nhập. Nhưng liệu con số này đã đủ chưa, đặc biệt với những người muốn nghỉ hưu an nhàn?

Mặc dù 20% đã có vẻ nhiều, nhưng bạn nên tiết kiệm ít nhất 30%. Đây là một tỷ lệ tiết kiệm tương đối cao, nhất là khi bạn so sánh nó với tỷ lệ tiết kiệm thực tế ở Mỹ. Từ tháng 01/1959 đến tháng 10/2020: tỷ lệ tiết kiệm trung bình của người Mỹ – số tiền tiết kiệm tính theo phần trăm lương sau thuế – là 8,9%.

Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn rõ ràng sẽ giúp bạn tiết kiệm đủ tiền cho quỹ khẩn cấp của mình trong khoảng thời gian hợp lý hơn. Điều chưa rõ ở đây là làm thế nào để tăng tỷ lệ tiết kiệm của bạn theo thời gian. Nếu biết câu trả lời đúng, có lẽ tôi sẽ có một khối tài sản đáng kể vì đã giải quyết được một vấn đề lớn đến vậy. Chỉ tiếc là tôi không biết, nhưng tôi có thể giúp bạn suy nghĩ về các giải pháp mà bạn có thể áp dụng.

Tiết kiệm tiền khi vẫn đang mắc nợ

Bạn còn nhớ phương trình tài chính cá nhân cực kỳ đơn giản này không?

Thu nhập = Tiết kiệm – Chi tiêu

Và bạn có nhớ phương trình này còn có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau không? Kiểu như:

Tiết kiệm = Thu nhập – Chi tiêu

Cách thể hiện này có nghĩa là chúng ta có thể tăng tiết kiệm bằng cách tăng thu nhập, hoặc cắt giảm chi tiêu, hoặc kết hợp cả hai. Một cách để chi tiêu của bạn có thể giảm là bạn trả hết các khoản nợ. Sau khi bạn trả xong một khoản nợ, số tiền bạn từng dành để thanh toán nợ có thể được chuyển thành tiền tiết kiệm. Đây là một chiến lược tuyệt vời, vì bạn đã quen với việc không tiêu số tiền đó nên về mặt tâm lý, bạn sẽ không cảm thấy khó khăn khi tiết kiệm thay vì chi tiêu.

Xét về phần thu nhập, giả định rằng bạn vẫn tiếp tục làm việc thì thu nhập của bạn vẫn sẽ tiếp tục tăng. Như vậy bạn sẽ nhanh chóng đạt được tỷ lệ tiết kiệm cao khi tiết kiệm càng nhiều càng tốt khoản thu nhập tăng thêm. Thử thách ở đây là khi lương của bạn tăng, chi phí sinh hoạt có thể cũng sẽ tăng.

Có thể bạn còn nhớ ý tưởng rằng con người chúng ta thường có một mức độ hạnh phúc tương đối ổn định, ngay cả khi chúng ta trải qua những sự kiện tuyệt vời và khủng khiếp. Tin tốt là chúng ta có thể tận dụng đặc điểm buồn cười đó để phục vụ cho lợi ích của mình. Nếu đã biết rằng bạn chỉ có cảm giác vui mừng trong vài tháng đầu được tăng lương và sẽ quay về trạng thái bình thường khi bạn tăng chi tiêu theo mức tăng thu nhập đó, thì bạn có thể cắt lỗ ngay bây giờ bằng cách tiết kiệm khoản thu nhập tăng thêm của mình.

Không phải ai cũng có thể trông chờ chuyện được tăng lương hằng năm. Và việc tăng lương đôi khi chỉ đủ để theo kịp lạm phát – chi phí ngày càng tăng của mọi thứ. Mặc dù có thể trở thành bí quyết thành công của một số người, chiến lược này có thể sẽ không khả thi đối với những người khác. Nó đã không khả thi với tôi, đó là lý do chính khiến tôi quyết định ngừng đi làm cho người khác và bắt đầu làm cho chính mình.

Khi làm cho chính mình, thu nhập của bạn không phải do ai đó đặt ra, mà chính bạn phải tự tìm cách để kiếm được tiền. Nhưng một khi bạn đã tìm ra cách, rất có thể bạn sẽ tăng đáng kể thu nhập và số tiền tiết kiệm được trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Khi mới bắt đầu tự làm chủ, tôi có rất ít tiền trong quỹ khẩn cấp (tôi khuyên bạn không nên bắt đầu kinh doanh mà không có quỹ này) và khoản nợ phải trả (khoản này thì không nên có). Nhưng khi chọn tự làm chủ, tôi có nhiều quyền tự quyết hơn đối với thu nhập của mình và tôi đã có thể trả hết nợ trong khi vẫn thực hiện tiết kiệm.

Không phải ai trong thế giới tài chính cũng đồng tình với ý tưởng rằng bạn nên tiết kiệm tiền khi vẫn đang mắc nợ. Suy cho cùng, đó là một quyết định cá nhân, nhưng tôi nghĩ khi thực hiện đồng thời cả hai việc trên, bạn sẽ tránh được nguy cơ mắc thêm nợ.

 

Tăng tỷ lệ tiết kiệm là một lối sống

Từ kinh nghiệm bản thân, tôi biết rằng vừa trả nợ vừa tiết kiệm không phải là chuyện dễ thực hiện. Nhưng việc để dành tiền cho quỹ khẩn cấp thậm chí còn quan trọng hơn nhiều, khi bạn đang mắc nợ, vì nó có thể giúp bạn tránh sa lầy vào nợ nần.

Có thể bạn nghĩ: “Tôi sẽ ổn nếu tập trung giải quyết khoản nợ này và không có tiền tiết kiệm trong vài năm”. Rất có thể bạn đúng; có thể bạn hoàn toàn ổn. Nhưng bạn đang mạo hiểm. Khoảng thời gian bạn không có quỹ khẩn cấp càng kéo dài, bạn càng có nhiều nguy cơ phải đối mặt với trường hợp khẩn cấp về tài chính. Và nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra khi bạn không có tiền, bạn sẽ phải dùng đến nợ, và điều này sẽ kéo dài chu kỳ nợ.

Bạn có thể thấy quen thuộc với chu kỳ nợ nếu đã từng mắc kẹt trong đó. Đây là những gì thường xảy ra: bạn đang cố gắng trả một vài khoản nợ, nhưng rồi bạn lại mượn thêm nợ do bạn cần rất nhiều tiền để sửa chiếc ô tô bất ngờ bị hư hoặc mua vé máy bay giờ chót để về nhà thăm một người thân bị ốm. Việc tiến một bước để rồi phải lùi hai bước có thể khiến bạn có cảm giác hụt hẫng, thất bại. Bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi đến mức muốn bỏ cuộc. Tôi sẽ không chỉ trích bạn vì đã cảm thấy như vậy.

Nhưng nguy cơ mắc kẹt trong chu kỳ nợ là lý do vì sao chúng ta nên tích lũy tiền tiết kiệm trong khi đang trả nợ. Mặc dù duy trì tiết kiệm có thể khiến việc trả nợ mất nhiều thời gian hơn một chút hay tốn nhiều tiền lãi hơn, nhưng tôi cho rằng sự đánh đổi này là xứng đáng vì bạn sẽ có tiền để sử dụng khi cần, và điều này có thể ngăn bạn sa lầy vào nợ. Thêm vào đó, bạn cũng có thể được hưởng một lợi ích về mặt tâm lý khi có tiền trong tay.

Có vẻ hơi phi lý khi bạn để tiền nằm im trong tài khoản thay vì trả nợ, nhưng khoản tiền đó có thể tạo cho bạn cảm giác dư dả hơn. Dù điều này nghe có phần ngớ ngẩn, nhưng giờ đây bạn cũng đã biết cảm giác của chúng ta về tiền bạc có thể ảnh hưởng thế nào đến cách chúng ta nhìn nhận thực tế, cũng như những hành động chúng ta làm hay không làm.

Một lời nhắc nhở nho nhỏ dành cho bạn: đừng quá tập trung vào mục tiêu cuối cùng. Hãy tập trung vào những thói quen giúp bạn đạt được mục tiêu và coi trọng quá trình. Coi trọng quy trình không có nghĩa là tiết kiệm tiền sẽ làm cho bạn trở thành một người tốt hơn hay có đạo đức hơn. Tôi không nghĩ tiết kiệm tiền có liên quan gì đến đạo đức, và tôi hy vọng bạn sẽ có thể phân định rạch ròi hai yếu tố này.

Nếu bản thân việc tiết kiệm tiền là một cuộc đấu tranh đối với bạn, thì quá trình đấu tranh có thể là cơ hội để bạn vượt qua điều gì đó mà đến cuối cùng sẽ giúp bạn trở nên kiên cường hơn. Quá trình đó có thể giúp bạn hình thành một khung tham chiếu để hiểu được cảm giác của một người đang đấu tranh. Sự hiểu biết này sẽ tạo nên sự đồng cảm. Và nếu có bất cứ điều gì tích cực mà một người đạt được từ nghịch cảnh, đó chính là sự đồng cảm.

Trong cuộc đời mình, tất cả chúng ta đều sẽ phải đối mặt với những cuộc đấu tranh của riêng mình. Khi nói đến việc tiết kiệm, bạn có thể sẽ đạt mục tiêu tiết kiệm của mình nhưng rồi lại phải lùi một bước vì gặp phải một trường hợp khẩn cấp. Cuộc sống vốn có nhiều trở ngại như thế. Có rất nhiều thứ nằm ngoài vòng tròn kiểm soát của chúng ta, nhưng cũng sẽ luôn có những thứ nằm trong vòng tròn kiểm soát đó. Và ngoài những thứ chúng ta có thể kiểm soát, vẫn còn nhiều thứ chúng ta có thể tác động. Hãy tập trung vào đó.

Trở nên giỏi tiết kiệm tiền và trân trọng quá trình là những gì bạn sẽ làm trong một thời gian rất dài, thường là từ mười cho đến bốn mươi năm. Tôi sẽ đóng vai trò như người bạn cực kỳ khỏe mạnh, luôn khiến bạn khó chịu với những câu nói kiểu: “Trở nên khỏe mạnh là một lối sống”, và tôi sẽ nói với bạn rằng tiết kiệm một phần trong mọi khoản thu nhập bạn kiếm được và nỗ lực tăng tỷ lệ tiết kiệm là một lối sống. Lối sống này không hào nhoáng. Nhưng hầu như không có thứ gì thiết yếu mà lại hào nhoáng.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Osho Tôi đã cố gắng kiểm soát cảm xúc, nhưng vì sao càng kiểm soát càng mệt mỏi?

Có thể bạn quyết định mình sẽ không tức giận; bạn có thể nghĩ rằng giận dữ là xấu, nhưng khi cơn giận ập tới, suy nghĩ của bạn bị gạt qua một bên và bạn trở nên tức giận.
2

Chiến thắng con quỷ bên trong - Phụ nữ muốn sống một cuộc đời rực rỡ, nhất định phải hiểu 3 điều này

Khi nhận diện được những nỗi sợ đang chi phối mình, bạn đã đi được nửa chặng đường đến tự do.
3

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày - Sống chậm lại, bí quyết tỉnh thức giúp bạn thoát khỏi căng thẳng

Bạn có bao giờ cảm thấy tâm trí lúc nào cũng mệt mỏi? Những áp lực vô hình khiến bạn kiệt sức, dù nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không thấy nhẹ nhõm hơn? Nhưng sự bình yên không phải là thứ xa vời – nó có thể đến từ chính những khoảnh khắc đơn giản trong ngày.
4

Thay vì chữa lành hãy 'Chăm sóc bản thân thật sự'

Trước đây, chúng ta đã quá quen thuộc với những lời khuyên về "chữa lành", nhưng có lẽ thay vì đi tìm sự cứu rỗi từ bên ngoài, thứ ta thật sự cần là học cách chăm sóc bản thân thật sự (Real self-care) từ bên trong.
5

Lời tiên tri Celestine - Bạn có đang lắng nghe những thông điệp từ vũ trụ

Đã bao giờ bạn chợt nghĩ đến một người mà rất lâu không liên lạc, rồi ngay hôm đó họ bất ngờ nhắn tin cho bạn?

Tài chính cho mọi người - Tiết kiệm tiền là một thử thách đặc biệt khó khăn

Tưởng tượng khả năng xảy ra một tình huống khẩn cấp vào một thời điểm nào đó trong tương lai là một khái niệm rất trừu tượng mà tâm trí chúng ta khó nắm bắt được.

Tư duy làm giàu - Những bài học quan trọng mà Napoleon Hill học được từ thất bại

Tôi học được rằng hũ vàng duy nhất xứng đáng để cố gắng giành được phải xuất phát từ sự hài lòng khi biết được nỗ lực của mình đang đem lại hạnh phúc cho những người khác.

Tài chính cho mọi người - Phòng ngừa cú sốc tài chính

Cú sốc tài chính thường xảy ra bất ngờ và nhiều lúc rất tốn kém. Những cú sốc này có thể xảy đến dưới mọi hình thức và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Câu chuyện về nỗi đau

Bạn có từng trải qua những ám ảnh tâm lý, những vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ,… nhưng không biết chúng bắt nguồn từ đâu, và phải đối mặt với chúng như thế nào?

Tài chính cho mọi người - Chìa khóa giúp bạn độc lập tài chính

Nếu bạn đang phải vật lộn với tiền bạc, cảm thấy không có đủ số tiền mình muốn hay không kiểm soát được tài chính cá nhân… cuốn sách “Tài chính cho mọi người” sẽ giúp bạn tháo gỡ khúc mắc và có cái nhìn khác đi về tiền bạc.

Tài chính cho mọi người - Hãy cẩn thận với "guồng quay khoái lạc"

Nếu nghĩ rằng hạnh phúc của bản thân chỉ có thể đến từ niềm vui bên ngoài, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong guồng quay khoái lạc và không bao giờ thấy đủ, cho dù ta kiếm được bao nhiêu tiền, nắm bao nhiêu quyền lực và có địa vị cao đến đâu.

Người nói đạo lý thường sống khá giả

"Người nói đạo lý thương sống khá giả” là cuốn sách của Lê Bích để lý giải về một hiện tượng xã hội bằng góc nhìn hài hước giễu cợt nhưng mang tinh thần phản biện rất sâu sắc.

Nội lực - Quyển sách đánh thức sức mạnh tiềm ẩn trong bạn

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ với tốc độ phát triển nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi mọi người phải “tăng tốc” để theo kịp guồng quay của xã hội, dẫn đến việc đôi lúc chúng ta cảm thấy lạc lõng, quên mất mình là ai, đang đi về đâu.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.

Hội chứng Peter Pan: Phổ biến ở nam giới, có xu hướng ‘nhảy’ từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác trong thời gian ngắn

Phong cách sống - Đinh Anh - 01/04/2025 10:00
Người phụ nữ từng yêu 1 anh chàng mang hội chứng Peter Pan cho biết bản thân thấy mình như một người mẹ chứ không phải là người yêu trong mối quan hệ này.

Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025

Điện ảnh - Lệ An - 01/04/2025 09:00
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt đã khép lại, sự khép lại vẹn trọn của một kiếp người.

Sống an vui - Vì sao nỗi buồn ở lại lâu hơn niềm vui?

Từ sách - Phim - TĐ - 01/04/2025 08:00
Bây giờ chúng ta đã hiểu tâm con người rất phức tạp và ta cần biết cách kiểm soát tâm, kiểm soát cường độ của các loại cảm xúc như căng thẳng, lo âu...

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

Giải trí - Tiểu Vũ - 31/03/2025 15:00
"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.

Xem Hoàn Châu Cách Cách sau tuổi 30: 10 chân lý cuộc đời từ "huyền thoại tuổi thơ"

Điện ảnh - Đông - 31/03/2025 13:00
Ở ngưỡng 30, cuộc sống không còn là những câu hỏi ngây ngô, mà là hành trình đối diện và thấu hiểu chính mình qua những chân lý giản dị...

ChatGPT tạo ảnh AI theo phong cách Studio Ghibli có vi phạm bản quyền?

Kỹ năng - Sơn Vân - 31/03/2025 12:00
Hình ảnh trí tuệ nhân tạo (AI) bắt chước phong cách tinh tế của Hayao Miyazaki (người sáng lập hãng Studio Ghibli) làm nhiều người thích thú, nhưng ChatGPT đã được huấn luyện những gì để tạo ra chúng?

CEO Hannah Olala thẳng thắn: 'Lấy chồng không sướng hơn thì lấy làm gì?'

Phong cách sống - Ứng Hà Chi - 31/03/2025 10:00
Đừng bắt phụ nữ phải chịu đựng, phải hy sinh, trong khi hôn nhân là của hai người", nữ CEO nhấn mạnh.

Chất Michelle - Đi tìm câu trả lời cho bản sắc của bạn

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 31/03/2025 09:00
Bản sắc của bạn là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời qua những thông điệp sâu sắc mà cựu Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama gửi gắm trong hồi ký "Chất Michelle".

Hiểu quy luật tự nhiên để 'Sống an vui'

Từ sách - Phim - Quìn - 31/03/2025 08:00
Hạnh phúc không phải là một điều gì xa vời hay bí ẩn. Nó đến khi ta hiểu và sống thuận theo quy luật tự nhiên. Một trong những quy luật quan trọng nhất chính là nhân quả – gieo gì, gặt nấy.

DeepSeek ra bản nâng cấp cho mô hình V3, cạnh tranh với ChatGPT

Kỹ năng - Sơn Vân - 30/03/2025 13:00
DeepSeek vừa công bố bản nâng cấp quan trọng cho mô hình ngôn ngữ lớn V3, đẩy mạnh cạnh tranh với các hãng công nghệ hàng đầu Mỹ như OpenAI và Anthropic.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025