Tài chính cho mọi người - Tiết kiệm tiền là một thử thách đặc biệt khó khăn

Quang Thanh24/02/2024 09:00
Tài chính cho mọi người - Tiết kiệm tiền là một thử thách đặc biệt khó khăn

Tưởng tượng khả năng xảy ra một tình huống khẩn cấp vào một thời điểm nào đó trong tương lai là một khái niệm rất trừu tượng mà tâm trí chúng ta khó nắm bắt được.

Điều này sẽ đặc biệt khó hơn nếu bạn chưa bao giờ trải qua tình huống khẩn cấp mà bạn phải sống bằng tiền tiết kiệm trong một khoảng thời gian. Rất may, thế giới đã trải qua đại dịch COVID-19. Không cần phải nói, trải nghiệm này đã biến cái trừu tượng thành cái cụ thể cho toàn thế giới.

Khi xem xét những hoàn cảnh có thể hủy hoại khả năng trì hoãn sự thỏa mãn của bản thân, chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều không thể lựa chọn xuất thân của mình. Nhưng hãy nhớ rằng nắm giữ quyền lực của bản thân là một hành động nhỏ, căn bản và hoàn toàn nằm trong vòng tròn kiểm soát của bạn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể thực hiện nhiều việc khác thuộc vòng tròn kiểm soát của mình như thường xuyên thực hành trì hoãn sự thỏa mãn, chấp nhận sự bất công của cuộc sống như một món quà giúp bạn trở nên kiên cường hơn, tận dụng lợi ích của công nghệ để bù đắp cho mặt trái của nó và lên kế hoạch tiết kiệm bất kể hoàn cảnh bạn phải đối mặt là gì. Vì đã biết điều gì có thể ngăn chúng ta tiết kiệm, nên bây giờ hãy cùng xem xét làm thế nào chúng ta có thể lập kế hoạch tiết kiệm.

Mức tiền tiết kiệm nào sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn?

Trước khi có COVID-19, định nghĩa mang tính lý thuyết về quỹ khẩn cấp là khoản tiền để trang trải các chi phí cố định hoặc thiết yếu trong từ ba đến chín tháng. Từ khi có đại dịch, rất nhiều chuyên gia tài chính đã sửa đổi lời khuyên của họ và khuyến nghị chúng ta nên tiết kiệm một năm chi phí cố định và thiết yếu.

Bạn có thể thắc mắc vì sao lời khuyên được đưa ra là chỉ tiết kiệm cho những thứ thiết yếu. Đó là vì nó dựa trên giả định rằng trong trường hợp khẩn cấp thật sự, bạn sẽ có thể cắt giảm những chi tiêu không thiết yếu. Tuy nhiên, nếu muốn quỹ khẩn cấp của mình có bao gồm cả chi phí cho Giải trí & Hưởng thụ, bạn vẫn hoàn toàn làm được. Tiết kiệm từ ba đến chín tháng chi phí thiết yếu chỉ là điểm khởi đầu.

Một người bạn kể với tôi rằng cô và chồng của cô đã tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp một khoản tiền bằng với một năm chi tiêu, và cô ấy muốn biết liệu tôi có nghĩ như vậy là đủ không. Tôi nói với cô ấy rằng một năm là tương đối nhiều; thậm chí vào thời điểm cô ấy hỏi tôi, một số chuyên gia tài chính còn có chung nhận định rằng một năm có thể là quá nhiều. Bạn tôi nói bất cứ số tiền nào ít hơn đều sẽ khiến cô cảm thấy vô cùng lo lắng; nó sẽ khiến cô mất ngủ vào ban đêm. Song, tôi cũng đã gặp những người cảm thấy an tâm với khoản tiền tiết kiệm tương đương ba tháng chi phí thiết yếu; họ cảm thấy thoải mái với mức rủi ro đó.

Tôi không thể nói cho bạn biết mức tiền tiết kiệm nào sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tôi chỉ có thể chia sẻ với bạn những gì các nhà hoạch định và chuyên gia tài chính thường khuyên, cũng như lý do vì sao họ khuyên như vậy. Suy cho cùng, chỉ có bạn mới xác định được mức độ rủi ro mà bạn cảm thấy mình có thể chịu đựng.

Hãy xem xét ví dụ sau. Jamie là một thợ mộc đang kiếm được 50.000 đô-la một năm sau thuế và chi khoảng 2.000 đô-la mỗi tháng cho các chi phí Hóa đơn và Cuộc sống. Với những con số này, Jamie sẽ cần tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp ít nhất là 6.000 đô-la (ba tháng chi phí Hóa đơn & Cuộc sống) hay nhiều nhất là 24.000 đô-la (mười hai tháng).

Có thể một số Jamie trên thế giới này đã có sẵn 6.000 đô-la hay 24.000 đô-la trong tài khoản thanh toán của họ. Một số Jamie có thể đã tiết kiệm được gần 24.000 đô-la mà không cần cố gắng. Những Jamie này có thể sẽ tìm thấy nhiều niềm vui khi theo đuổi những thứ không tốn kém. Họ có thể đã may mắn được thừa kế 50.000 đô-la từ công việc kinh doanh nhỏ của cha mẹ họ. Họ có thể đã bắt đầu có thói quen tiết kiệm từ rất sớm. Hoặc họ có thể đã được hưởng lợi từ cả ba điều vừa nêu. Và vì vậy, họ không phải tốn nhiều công sức cho việc dành dụm tiền hằng tháng.

Nhưng đối với một số Jamie khác trên thế giới, việc tiết kiệm từ 6.000 đô-la đến 24.000 đô-la là điều bất khả thi vì một số lý do. Những Jamie này có thể đã bị chẩn đoán mắc một căn bệnh mãn tính, nó không chỉ khiến họ không thể làm việc toàn thời gian mà còn phải điều trị tốn kém. Họ có thể đang có khoản vay sinh viên và nợ thẻ tín dụng. Họ có thể có con nhỏ và cha mẹ già cần sự hỗ trợ tài chính từ họ. Và vì vậy, ý nghĩ phải tiết kiệm hàng ngàn hay thậm chí là hàng chục ngàn đô-la trong khi xoay xở với tất cả những khó khăn kia có thể khiến họ cảm thấy choáng ngợp. Nếu bạn là một trong những Jamie đó, đừng hoảng sợ. Và cũng đừng quá tập trung vào con số lớn. Bạn cần biết con số đó vì nó sẽ giúp bạn định hướng, nhưng bản chất của việc tiết kiệm vốn là những nỗ lực nhỏ và nhất quán được tích lũy theo thời gian, vậy nên hãy tập trung vào những cái nhỏ đó.

Hãy bắt đầu ngay và tiết kiệm nhiều nhất có thể

Đây là điều quan trọng nhất bạn cần làm: bắt đầu ngay lập tức với những gì bạn đang có. Hãy tiết kiệm ngay bây giờ. Thói quen mới là điều quan trọng. Một khi đã hình thành thói quen tiết kiệm, bạn có thể tăng số tiền tiết kiệm, nhưng đừng lo lắng quá nhiều về điều đó vào lúc này. Khi bạn cố gắng thay đổi quá nhiều, quá quyết liệt, nguy cơ bạn bị thất vọng hoặc có cảm giác như mình đã thất bại sẽ cao hơn.

Khi bạn bắt đầu từ những bước nhỏ, mức độ tiến độ của bạn cũng nhỏ; nhưng khi bạn bắt đầu thấy số dư trong khoản tiết kiệm của mình tăng từ hàng chục lên hàng trăm đô-la, cảm giác đã thực hiện đúng cam kết với bản thân sẽ giúp bạn củng cố các quyết định và thói quen tiết kiệm của mình. Bạn thậm chí sẽ có động lực tìm hiểu những cách khác nhau để tăng khoản tiết kiệm của mình. Tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ gặp phải trường hợp khẩn cấp về tài chính đầu tiên, và tiền sẽ có sẵn ở đó để bạn sử dụng. Khi đối mặt với những tình huống khẩn cấp như vậy, bạn sẽ thấy rõ những điều nhỏ bé thật sự quan trọng đến thế nào, cả về khía cạnh tiền bạc lẫn cuộc sống.

Điều hợp lý với người này có khi sẽ vô lý với người khác. Đối với những người đang có sự nghiệp ổn định, kiếm được mức thu nhập cao và sống ở nơi có chi phí sinh hoạt thấp, việc tiết kiệm 50% thu nhập có thể sẽ không có gì vô lý. Nhưng đối với những người mới bắt đầu gây dựng sự nghiệp, kiếm được mức lương thấp vì mới vào nghề và sống ở một thành phố đắt đỏ, việc tiết kiệm 50% thu nhập đơn giản là bất khả thi.

Khi bạn lập kế hoạch chi tiêu, tôi đề xuất là bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 10% số tiền mình kiếm được. Hiện tôi không thấy số tiền đó vô lý, nhưng trước đây tôi từng thấy nó rất vô lý. Khi đó dù không thể tiết kiệm được 10%, nhưng tôi vẫn cố gắng tiết kiệm nhiều hết mức có thể, và ban đầu việc đó đã khiến tôi gặp không ít khó khăn. Nếu hiện tại bạn không thể tiết kiệm nhiều như vậy, hãy bắt đầu tùy theo khả năng của bạn. Bạn chỉ cần hiểu rằng đối với một số trường hợp, dù bắt đầu từ số tiền nào đi chăng nữa thì bạn cũng có thể thấy vô cùng khổ sổ với việc tiết kiệm, nhưng sự hối tiếc và hậu quả của việc không tiết kiệm có thể còn khiến bạn khổ sở hơn nhiều.

Kỳ tới: Tiết kiệm bao nhiêu là vừa?


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.
2

Chia sẻ từ trái tim - Tu tập khởi nguồn từ tâm trí

Cốt lõi của tu tập là rèn luyện tâm trí. Bất kỳ ai cũng đều có thể hướng đến con đường giác ngộ và thức tỉnh bằng cách thực hành chánh niệm, quán chiếu bản thân và rèn luyện tinh thần mỗi ngày.
3

Chia sẻ từ trái tim - Học cách chuyển hóa nỗi khổ đau từ những bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa

Thầy Thích Pháp Hòa là một vị tu sĩ thiên về truyền thống Tịnh Độ. Trong suốt nhiều năm, thầy không chỉ chuyên tâm tu học, trau dồi kiến thức Phật pháp mà còn dành thời gian để thuyết giảng Phật pháp cho Phật tử ở nhiều nơi.
4

Chia sẻ từ trái tim - Hiểu thế nào là nghiệp riêng nghiệp chung?

Nếu gặp người nào tu mà không dễ thương, mình đừng thất vọng. Bởi “Nhân hư, đạo bất hư”. Đạo đâu có hư, chỉ tại người thôi. Cho nên nếu hiểu như vậy, mình sẽ sớm chận đứng được nghiệp tiêu cực của mình. Mình sẽ không thụt lùi và sa sút.
5

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Tâm ta vững khi lòng ta dừng

Vũ trụ vốn dĩ được hình thành từ những thứ đối nghịch nhau. Có âm ắt có dương, có tốt ắt có xấu, có được ắt có mất... Mối tương quan giữa những yếu tố đối lập đã hình thành nên mọi thứ xung quanh như vậy đấy.

Tư duy làm giàu - Những bài học quan trọng mà Napoleon Hill học được từ thất bại

Tôi học được rằng hũ vàng duy nhất xứng đáng để cố gắng giành được phải xuất phát từ sự hài lòng khi biết được nỗ lực của mình đang đem lại hạnh phúc cho những người khác.

Tài chính cho mọi người - Phòng ngừa cú sốc tài chính

Cú sốc tài chính thường xảy ra bất ngờ và nhiều lúc rất tốn kém. Những cú sốc này có thể xảy đến dưới mọi hình thức và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Câu chuyện về nỗi đau

Bạn có từng trải qua những ám ảnh tâm lý, những vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ,… nhưng không biết chúng bắt nguồn từ đâu, và phải đối mặt với chúng như thế nào?

Tài chính cho mọi người - Chìa khóa giúp bạn độc lập tài chính

Nếu bạn đang phải vật lộn với tiền bạc, cảm thấy không có đủ số tiền mình muốn hay không kiểm soát được tài chính cá nhân… cuốn sách “Tài chính cho mọi người” sẽ giúp bạn tháo gỡ khúc mắc và có cái nhìn khác đi về tiền bạc.

Tài chính cho mọi người - Hãy cẩn thận với "guồng quay khoái lạc"

Nếu nghĩ rằng hạnh phúc của bản thân chỉ có thể đến từ niềm vui bên ngoài, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong guồng quay khoái lạc và không bao giờ thấy đủ, cho dù ta kiếm được bao nhiêu tiền, nắm bao nhiêu quyền lực và có địa vị cao đến đâu.

Người nói đạo lý thường sống khá giả

"Người nói đạo lý thương sống khá giả” là cuốn sách của Lê Bích để lý giải về một hiện tượng xã hội bằng góc nhìn hài hước giễu cợt nhưng mang tinh thần phản biện rất sâu sắc.

Nội lực - Quyển sách đánh thức sức mạnh tiềm ẩn trong bạn

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ với tốc độ phát triển nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi mọi người phải “tăng tốc” để theo kịp guồng quay của xã hội, dẫn đến việc đôi lúc chúng ta cảm thấy lạc lõng, quên mất mình là ai, đang đi về đâu.

Nội lực - Bạn có đang “chăm sóc” bộ não của mình đúng cách?

Hãy ngừng xem nhẹ vai trò của bộ não, bởi vì nó kiểm soát cuộc đời chúng ta, từ sự tự tin, các mối quan hệ, óc sáng tạo đến lòng tự trọng, mục tiêu cuộc đời và còn nhiều thứ nữa...

Tỷ phú Rockefeller ‘vạch mặt’: Kết giao với 2 KIỂU người này giống như nạp chất kịch độc

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 27/07/2024 10:00
Sở dĩ con cháu của Rockefeller có thể tiếp nối vinh quang và thành công cho đến ngày nay là nhờ sự giáo dục của gia đình.

Bộ sách Để con chăm sóc cha – mẹ: Hiếu thảo là bông hoa rực rỡ trong hành trình cuối đau thương

Từ sách - Phim - Lan Phương - 27/07/2024 09:00
"Để con chăm sóc cha” – “Để con chăm sóc mẹ” là câu chuyện cảm động và mang tính “chữa lành” cho không chỉ riêng những người chăm sóc mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta nhìn nhận trong mối quan hệ với gia đình – những người thân yêu nhất.

Những điều tôi học được về phương pháp thiền từ Krishnamurti

Từ sách - Phim - Quìn - 27/07/2024 08:00
Thiền, theo Krishnamurti, không chỉ là một kỹ thuật hay phương pháp cụ thể mà là một trạng thái của tâm trí vào thời điểm hiện tại. Dưới đây là những bài học sâu sắc tôi đã rút ra được từ triết lý thiền của ông:

Xã hội tri thức - 3: Thế giới phẳng

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/07/2024 12:00
Mấy hôm trước, tôi thấy một bài báo hay về công nghệ thông tin ở Nairobi, Kenya như sau:

Chàng trai Việt chinh phục mục tiêu đi 200 nước: Hành trình chông gai và thành quả đầy ấn tượng

Phong cách sống - Hạ Linh - 26/07/2024 11:00
Hành trình chinh phục các miền đất khắp nơi trên thế giới của travel blogger Kẻ Du Mục khiến cho nhiều người phải trầm trồ và ngưỡng mộ.

Ngoài 40 tuổi, những người có được mọi thứ trong tay đều dùng chung một công thức

Suy ngẫm - Diệu Đan - 26/07/2024 10:00
Khi đến tuổi trung niên, biết cách từ bỏ sự liều lĩnh, đối đầu và học cách chấp nhận và thích nghi, biết thời cơ, nắm bắt vận may và chấp nhận số phận là sự tỉnh táo hiếm có.

Bộ sách Để con chăm sóc cha mẹ - Những trang sách tràn đầy tình thương và hiếu thảo

Từ sách - Phim - TĐ - 26/07/2024 09:00
Cuốn sách này dành cho: Tất cả chúng ta, những người đã, đang và sẽ trải qua hành trình chăm sóc cuối đời cho những người thân yêu nhất.

Tài chính cho mọi người - 3 khái niệm đầu tư bạn cần nắm bắt 

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2024 08:00
“Tài chính cho mọi người”: Top sách đáng đọc năm 2022 (theo Fortune). Top 15 best-seller hạng mục Education Funding trên Amazon sẽ mang đến cho bạn những khái niệm này.

Xã hội tri thức - 2

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2024 12:00
Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá.

Bạn nhìn thấy điều gì đầu tiên - bài test sẽ tiết lộ tính cách cùng sức mạnh tiềm ẩn bên trong

Thư giãn - Nguyệt - 25/07/2024 11:00
Bài trắc nghiệm có thể hé lộ nhiều điều bạn chưa biết bên trong nội tâm của mình.

Tỷ phú Rockefeller: Đừng lúc nào cũng nói ‘thất bại là mẹ thành công’, nhớ rằng con lợn có thể trèo cây nếu được ngợi khen!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 25/07/2024 10:00
Bí quyết giàu có, giúp khối tài sản tăng lên nhanh chóng hoá ra không phải điều gì đó cao xa, mà đã được "ông vua" dầu mỏ thế giới đúc kết trong 4 điều.

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 25/07/2024 09:00
Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.

Từ mẹ đơn thân từng phải chăn bò, đến nữ tỷ phú giàu nhất nước Mỹ

Phong cách sống - Băng Băng - 25/07/2024 08:00
Câu chuyện đầy nghị lực của một người mẹ đơn thân phải đi làm bồi bàn nuôi con đến nữ đại gia giàu nhất nước không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.

Xã hội tri thức - 1

Blog GS John VU - GS John Vu - 24/07/2024 12:00
Tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước. Qua ứng dụng công nghệ thông tin, các công ti có thể làm kinh doanh bất kể nơi họ đang ở hay nơi khách hàng ở.

Đào hố cát trên bãi biển - Trò chơi nguy hiểm chết người

Kỹ năng - Phạm Hường - 24/07/2024 11:00
Bãi biển là nơi vui chơi được ưa thích trong dịp nghỉ hè, nhưng nhiều người không hề biết trò chơi đào hố cát ở đây nguy hiểm đến mức nào.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/07/2024