Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Tiểu Vũ18/09/2024 13:00
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng: Múa lân đến từ đâu?

Nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng đã giải thích khá thấu đáo về nguồn gốc của nghệ thuật múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

Múa lân là hình thức nghệ thuật truyền thống phổ biến trong các dịp lễ hội và là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Xuất hiện trong chương trình Kính đa chiều, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ những gì ông đã nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa nghệ thuật của múa lân trong văn hóa dân gian Việt Nam.

kdc-tap-174-mua-lot-mua-lan-1-.png
Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng - Ảnh: Jetstudio

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, lân là một linh vật không có thật nhưng mang điềm lành, báo hiệu “thiên hạ thái bình” hoặc có thánh nhân ra đời. Do đó, theo giai thoại về đức Khổng Tử, tương truyền khi vị thánh nhân này viết kinh Xuân Thu thì người dân bắt được một con lân què chân ngoài đồng. Khi ấy, đức Khổng Tử than rằng đạo của ông đến lúc cùng, không còn phát triển, bèn chấm dứt quyển kinh Xuân Thu từ đó. Về sau, kinh Xuân Thu còn được gọi là Lân kinh.

kdc-tap-174-mua-lot-mua-lan-4-.jpg
Múa lân là hình thức nghệ thuật truyền thống phổ biến vào dịp Trung thu

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng giải thích, lân bị què có nghĩa báo hiệu loạn lạc sắp xảy ra, thánh nhân không còn, nên về sau người dân múa lân để gửi gắm mong ước thanh bình và phát đạt, bởi lân là điềm báo của sự thịnh trị, an lành và phát đạt.

Nhà nghiên cứu văn hóa cho biết thêm, lân là một biểu tượng cổ đại. Trong tâm thức cổ đại, kỳ - lân, phụng - hoàng, uyên ương là cặp đôi lưỡng thể, có ý nghĩa vũ trụ. Đây là biểu tượng cho tính toàn thể thống nhất, chứa đựng cả hai yếu tố âm dương. Đời sau, các cặp đôi lưỡng thể phân biệt ra âm - dương, đực - cái, chẳng hạn như kỳ lân thì kỳ là con đực, lân là con cái, đối với phụng hoàng thì phụng là con mái, hoàng là con trống.

Clip nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng giải thích nguồn gốc múa lân

Ngày nay ngoài múa lân còn kết hợp cả múa sư tử. Với cộng đồng người Hoa, đoàn múa lân sư tử hay lân - sư - rồng và đột lốt linh vật bằng lông, không phải bằng giấy. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết múa sư tử có xuất xứ và ý nghĩa khác so với múa lân.

Theo ông Trảng, trước đó, sư tử là loài vật không có ở Trung Quốc mà chỉ tồn tại ở các quốc gia như Ấn Độ, châu Phi hay phương Tây và được xem là vua của muôn loài. Phải đến thời hậu Hán khi các nước vùng Tây Vực tặng cho vua Hán 2 con sư tử thì người Trung Quốc mới tận mắt nhìn thấy loài vật này. Từ đó, sư tử trở thành biểu tượng của quyền lực và sự mạnh mẽ, được tôn sùng trong văn hóa tín ngưỡng nghệ thuật của Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng lấy ví dụ nhiều chùa, miếu, hội quán ở Trung Quốc thường đặt hai con sư tử phía trước. Hai sư tử này là một đôi gồm sư tử đực và sư tử cái. Để phân biệt hai tượng sư tử, người ta thường làm bộ phận tính dục khác nhau. Tuy nhiên nhiều nơi thanh nhã thì tượng sư tử đực và cái được phân biệt qua hành động như sư tử đực chơi đùa với một quả cầu còn sư tử cái thì đùa giỡn cùng sư tử con.

kdc-tap-174-mua-lot-mua-lan-3-.jpg
Múa lân - nét văn hóa đặc trưng trong đời sống của người Việt

Ngoài ra, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng cho rằng hình ảnh sư tử du nhập vào Trung Quốc còn có thể gắn liền sự truyền bá của Phật giáo. Theo ông, sư tử là biểu tượng quan trọng trong Phật giáo. Khi Phật giáo lan truyền sang các quốc gia thì hình tượng sư tử cũng được truyền bá khắp nơi, trở thành một phần của nghệ thuật và tín ngưỡng tôn giáo.

Qua những chia sẻ của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, có thể thấy rằng múa lân không chỉ là một hình thức nghệ thuật biểu diễn mà còn chứa đựng những mong ước về sự bình an và thịnh vượng.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Mì Quảng: Hương vị quê hương và câu chuyện di sản

Mì Quảng - món ăn đậm chất hồn quê “gốc rạ” của quê tôi, xứ Quảng Nam. Mì Quảng ngon không chỉ bởi hương vị “rất Quảng” mà còn vì sự gắn kết đặc biệt với đời sống, không gian văn hóa đậm đặc “chất” Quảng.

Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục

Bình Định là quê hương của nhà Tây Sơn, người dân ở đây luôn kính ngưỡng các anh hùng nghĩa sĩ của phong trào nông dân, nhưng một vị công thần triều đại đối nghịch được tôn kính là điều khá thú vị.

Mùa thu Hà Nội và những món ngon từ cốm

Khi nói tới món cốm trứ danh nổi tiếng trên đất Bắc, hẳn nhiều người không thể không nhắc tới làng Vòng (thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), bởi nơi đây có nghề làm cốm truyền thống.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên

Nhiều người tin rằng, tháng 7 Âm lịch không chỉ là mùa Vu lan báo hiếu mà còn kiêng cả chuyện cưới hỏi do sự tích vợ chồng Ngâu.

Ngày Thất tịch là ngày gì?

Mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là ngày Thất tịch, bạn có biết Thất tịch là gì, ngày này có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao?

Sứ mệnh của xuất bản!

Bối cảnh kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các nhà xuất bản tiếp cận với cách làm mới, khai phá những tiềm năng sáng tạo dựa trên công nghệ.

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Kỹ năng này khiến vua dầu mỏ Rockefeller sẵn sàng móc hầu bao chi trả nhiều nhất

Kỹ năng - Ngọc Tú - 21/12/2024 12:00
Người giao tiếp hạng 3 thể hiện cảm xúc, người giao tiếp hạng 2 đưa ra thông tin và người giao tiếp hạng nhất cung cấp giá trị. Kỹ năng giao tiếp của một người ở đâu, cuộc sống của người đó sẽ ở đó.

Kim Dung nhận định 2 cao thủ trong Thiên Long Bát Bộ đánh bại được Kiều Phong

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 21/12/2024 11:00
Kim Dung cho rằng những cao thủ nào có thể đánh bại Kiều Phong?

Doraemon - Nobia suốt ngày bị 0 điểm, nhưng thực chất là "thiên tài ẩn dật"

Từ sách - Phim - Thanh Hương - 21/12/2024 10:00
Nobita không hề ngốc nghếch như chúng ta tưởng!

23 tuổi kiếm tiền tỷ bằng cách bán nụ cười: Tất cả là nhờ cách giáo dục của cha mẹ

Phong cách sống - 21/12/2024 09:00
Những câu nói đầy ngây thơ của con trẻ khi còn nhỏ tưởng chừng như chẳng quan trọng nhưng cách cha mẹ phản ứng lại có thể định hình sự thành công của chúng sau này.

Đơn giản mà nói - Bí mật phía sau những thông điệp truyền thông thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 21/12/2024 08:00
Trong thế giới hiện đại tràn ngập thông tin, không thiếu những thông điệp marketing nhanh chóng trở thành biểu tượng văn hóa, trong khi số khác chìm vào quên lãng. Tại sao như vậy?

Dấu hiệu của một người sắp trở nên giàu có: Biết được 4 nguyên tắc đào ra tiền này

Suy ngẫm - Nguyệt - 20/12/2024 13:00
Người không có tiền nghèo ở cái đầu chứ không phải cái ví.

Lời khuyên cho người quản lí dự án phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/12/2024 12:00
Sau đây là đối thoại giữa người quản lí cấp cao (SM) người đưa ra lời khuyên cho người quản lí dự án phần mềm (PM)

Kim Dung đặc biệt thêm chữ này vào tên nhân vật: Có người một mình đánh bại 5 đại cao thủ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/12/2024 11:00
Đó là những nhân vật nào trong các tác phẩm của Kim Dung?

Nghề 'nặn' người tuyết ở Hà Nội kiếm bộn tiền trong mùa Giáng sinh

Phong cách sống - Minh Đức - 20/12/2024 10:00
Còn hơn 10 ngày nữa là đến lễ Giáng sinh 2024, các cơ sở làm người tuyết, ông già Noel ở Hà Nội đang tất bật sản xuất để kịp cung cấp cho thị trường Giáng sinh.

Tự do - Osho: Cùng khám phá điều kỳ diệu của tự do

Từ sách - Phim - FN - 20/12/2024 09:00
Trong suốt chiều dài lịch sử, con người luôn kêu đòi tự do, luôn đấu tranh vì tự do. Nhưng tự do thật sự là gì? Chúng ta có thực sự tự do như mình vẫn nghĩ?

Gan dạ là chẳng sợ gì à? - Gan dạ là biết sợ nhưng vẫn tiến về phía trước

Từ sách - Phim - Quìn - 20/12/2024 08:00
Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình trưởng thành tự tin, gan dạ, và mạnh mẽ. Nhưng đôi khi, chúng ta quên rằng sự gan dạ không phải là không biết sợ, mà chính là dám đối mặt với nỗi sợ. Hãy cùng con đọc cuốn sách đầy thú vị: “Gan dạ là chẳng sợ gì à?”

Video 55 giây của một gia đình khiến hàng tỉ người trên thế giới ước ao

Truyền cảm hứng - An Chi - 19/12/2024 12:00
Ai rồi cũng mong ước có một tổ ấm hạnh phúc như vậy.

Bí mật ở nơi lưu giữ hàng nghìn búp bê cầu may Daruma

Thư giãn - Trọng Tài - 19/12/2024 11:00
Chùa Katsuo là một trong những địa điểm ngắm lá đỏ đẹp nhất Nhật Bản và cũng là nơi lưu giữ hàng nghìn búp bê Daruma. Mùa thu là thời điểm ngôi chùa thu hút rất đông người bản địa và du khách khách quốc tế ghé thăm.

Chân dung Game Designer 9x xinh đẹp đứng sau "vũ trụ" Kawaii, đến Apple cũng không tiếc lời khen

Truyền cảm hứng - Huỳnh Duy - 19/12/2024 10:00
Là một trong số ít nhà thiết kế trò chơi nữ tại Việt Nam, Trần Linh Chi (biệt danh Reishi) là nhân vật chủ chốt đứng sau "vũ trụ" các trò chơi Kawaii của Imba Games, một trong những ứng dụng được Apple dành cho lời khen ngợi.

Phải có hiểu biết mới nuôi dạy con được hạnh phúc

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 19/12/2024 09:00
Để xây dựng được một gia đình hạnh phúc cần có sự yêu thương vô điều kiện, nhưng tình yêu này cần song hành với sự hiểu biết để không làm tổn thương, hoặc tệ hơn là tạo thành những sang chấn cho con cái ở tuổi trưởng thành.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 21/12/2024