Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên

Diệp Anh10/08/2024 14:00
Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên

Nhiều người tin rằng, tháng 7 Âm lịch không chỉ là mùa Vu lan báo hiếu mà còn kiêng cả chuyện cưới hỏi do sự tích vợ chồng Ngâu.

Thất tịch, diễn ra vào ngày 7/7 Âm lịch, từ lâu đã trở thành dịp lễ thu hút sự quan tâm của đông đảo người Việt. Nhiều quan điểm cho rằng những phong tục liên quan đến Thất tịch ở Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, nếu nhìn lại quá khứ, cả trong những thời kỳ sơ khai nhất, dân ta cũng đã có truyền thống riêng biệt để chào đón Thất tịch. Dẫu vậy, qua bao thế hệ, sức sống của lễ Thất tịch có phần mai một, và ngày nay nó cũng không giữ vị trí của một ngày lễ truyền thống nổi bật trong tâm thức của người Việt. Thế nhưng ý nghĩa tốt đẹp mà ngày Thất tịch truyền tải vẫn được nhiều người trẻ gửi gắm niềm tin.

Chuyện vợ chồng Ngâu trong văn hóa Việt: Tháng 7 Âm lịch mưa ngâu và chuyện kiêng cưới hỏi

Với người phương Đông, chẳng hạn như Trung Quốc, câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau một lần mỗi năm vào ngày 7/7 Âm lịch trên cầu Ô Thước đã quá nổi tiếng. Thế nhưng, đối với người dân Việt Nam, người ta lại quen thuộc với cái tên ông Ngâu, bà Ngâu nhiều hơn. Tại sao lại gọi là Ngâu, điều này cũng có ít nhiều liên hệ với thời tiết trong tháng 7 Âm lịch, thời gian diễn ra Thất tịch.

Chuyện vợ chồng Ngâu

Cách đây 88 năm, trên báo Khoa học, số 135 (ngày 11/9/1936), tựa đề bài viết "Tại sao tháng 7 mưa ngâu?" cũng đã nhắc đến sự tích về vợ chồng Ngâu.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên trong ngày 7/7 Âm lịch- Ảnh 1.

Nguồn: Thư viện Quốc gia.

Chuyện xưa kể rằng, anh chàng Ngâu, là con một nhà làm ruộng. Chàng làm lụng rất siêng năng, chăn trâu rất chăm chỉ cho bố mẹ. Thế nên, ông Giời động lòng thương mà gả một người con gái của mình trên thiên cung cho chàng Ngâu làm vợ.

Khi họ đã thành vợ thành chồng, ăn ở chung chạ với nhau, vợ chồng Ngâu đâm ra quyến luyến quá không muốn rời xa nhau dù chỉ một lúc. Đến mức chểnh mảng cả công việc làm ăn của mình, bất quá Giời nổi giận, bắt hai vợ chồng phải phân ra mỗi người ở một nơi, mà mỗi năm họ chỉ được gặp nhau có một lần, tức là vào kỳ tháng Bảy.

Bởi vậy mỗi năm, đến tháng Bảy vợ chồng chàng Ngâu không biết hối hận hay gặp nhau mừng quá hóa khóc, đó là do tình riêng của hai vợ chồng. Họ khóc lướt mướt, nước mắt nước mũi ràn rụa. Những hạt lệ gớm ghê của hai vợ chồng Ngâu kia thành ra những trận mưa thu rớt xuống dai dẳng mà tục ta gọi là mưa Ngâu.

Cũng vì sự "xúi quẩy" của vợ chồng Ngâu mà người ta không dám lấy vợ lấy chồng về tháng Bảy. Cũng vì nước mưa tháng Bảy là nước mắt của vợ chồng Ngâu mà các bà nội trợ ta xưa kiêng không làm tương vào cái tháng "vô duyên" này, vì tránh lấy phải nước mưa tháng 7 sẽ khiến tương thối.

Qua sự tích xưa, những câu thơ ai oán của Phạm Nam Kiều đăng trên Hà Thành ngọ báo, số 112 (14/9/1927) như "Duyên lành đưa lại vợ chồng Ngâu/Canh chày đêm vắng sao thưa nhạt/Người sẵn thương tâm cảnh cũng rầu!" hay trong bài thơ Vợ chồng Ngâu của Trần Tế Xương có câu rằng: "Tục truyền tháng bảy mưa Ngâu/Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền" càng khiến người ta buồn thay cho những cặp đôi yêu nhau lại bị chia lìa.

Những câu thơ ấy cũng chính là nỗi niềm khiến nhiều người tin rằng việc dựng vợ gả chồng trong tháng 7 Âm lịch này sẽ giống như vợ chồng Ngâu, gần nhau thì ít, chia xa thì nhiều.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên trong ngày 7/7 Âm lịch- Ảnh 2.

Tranh dân gian Hàng Trống: Vợ chồng Ngâu.

Lễ Thất tịch trong quá khứ

Vì không phải một ngày lễ lớn và quan trọng đối với người Việt nên cũng không có nhiều tài liệu ghi lại những nét đẹp của ngày Thất tịch. Tuy nhiên, khoảng năm 1860 trở về trước, Thất tịch còn gọi là Tết Tiểu Xảo hoặc lễ Thù Du.

Một trong những tài liệu nhìn nhận rõ nhất về Thất tịch ở nước ta xuất hiện trong sách thơ chữ Hán "Giá Viên thi tập" của Phạm Phú Thứ (thời nhà Nguyễn). Ngày này xuất hiện trong dân gian lẫn cung đình. Ở ngoài dân gian, Tết Tiểu Xảo này chính là những việc nữ công gia chánh của phái nữ. Đêm Thất tịch sẽ bày bánh trái trước trăng sáng, bởi người ta cho rằng chòm sao Chức Nữ vào ngày này vô cùng sáng, họ sẽ cầu cho con gái đủ công dung ngôn hạnh, nữ công gia chánh vẹn tròn và có một nhân duyên tốt đẹp.

Trong cung, vua sẽ làm lễ yến Thù Du (thù du chỉ cây thù du) ban bánh trái cho các quan viên và hậu cung. Mãi cho đến sau này, Trung Quốc tổ chức lớn đêm Thất tịch và coi đó là ngày lễ quan trọng nên nhiều người nhận thức rằng, Ngưu Lang Chức Nữ hay chuyện ông bà Ngâu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với người xưa, câu chuyện hôn nhân là do "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy", cũng không được tự do đi cầu nên việc hẹn hò, lứa đôi hay cưới xin vào tháng 7 cũng không được coi trọng.

Ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch: Một hiểu lầm nhưng ý nghĩa đáng yêu

Nhiều năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam rộ lên phong trào ăn chè đậu đỏ vào lễ Thất tịch để "thoát ế" và mong muốn tình cảm được bền lâu, viên mãn.

Nhưng sự thật vào ngày lễ Thất tịch ăn đậu đỏ có giúp nhanh chóng có người yêu hay không?

Sự việc này bắt nguồn từ việc một công ty có tên "Hồng Đậu" dựa vào bài thơ Tương Tư của Vương Duy thời Đường tổ chức một sự kiện nhân ngày 7/7. Sự kiện có tên là "Thất Tịch - Hồng Đậu Tương Tư Tiết". Trong văn hóa Trung Quốc, loại hồng đậu này mang nghĩa đậu tương tư. Hồng đậu có màu đỏ tươi, vỏ ngoài cứng, hình dáng giống hình trái tim. Hồng đậu cất giữ trong thời gian dài mà không bị phai màu hoặc mối mọt.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên trong ngày 7/7 Âm lịch- Ảnh 3.
Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên trong ngày 7/7 Âm lịch- Ảnh 4.
 

Cho nên, hồng đậu được dùng tượng trưng cho tình yêu và sự chung thủy. Đồng thời, tặng nhau hồng đậu cũng là một cách giãi bày tình cảm và gửi gắm nỗi niềm của những người yêu nhau. Bởi vậy, các cặp đôi cũng thường tặng nhau vòng tay có hạt hồng đậu để làm quà hoặc tín vật tình yêu. Số hạt hồng đậu sẽ thay cho lời muốn nói, chẳng hạn một hạt mang nghĩa trong lòng chỉ yêu một người, hai hạt tượng trưng cho đôi lứa,...

Với ý nghĩa như vậy, người ta thường chọn hồng đậu làm biểu tượng cho ngày lễ Thất tịch. Nhưng rồi việc du nhập văn hóa không thể tránh khỏi việc "tam sao thất bản", có thể trong quá trình ấy hạt "đậu màu đỏ" thành "đậu đỏ" nên nhiều người đã hiểu sai ý nghĩa. Thêm vào đó, "hồng đậu" khi dịch ra nhiều người cũng hiểu thành hạt đậu đỏ thường thấy.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên trong ngày 7/7 Âm lịch- Ảnh 5.
 

Cũng chính vì hạt đậu đỏ có màu đỏ, mang hỷ khí nên nhiều người cho rằng, ăn hạt đậu màu đỏ sẽ mang lại may mắn. Ở nước ta, ngày lễ Thất tịch mọi người thường ưu ái chọn ăn chè đậu đỏ hơn là tặng nhau vòng tay hồng đậu. Nhưng điều này không có nghĩa là cứ ăn đậu đỏ thì sẽ có người yêu. Khi hiểu sâu xa về nguồn gốc phong tục này, hẳn là nhiều người cho đây giống một cú lừa để nhiều tiệm chè đắt hàng hơn.

Có lẽ đậu đỏ tượng trưng cho may mắn, nên nhiều bạn trẻ ăn đậu đỏ để mong con đường tình duyên của mình sẽ thuận buồm xuôi gió hơn. Người đang độc thân sẽ nhanh chóng có người thương, còn các cặp đôi tình cảm sẽ mặn nồng, thắm thiết hơn.

Nên làm gì, kiêng gì trong ngày Thất tịch?

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa Ngâu, giống như nước mắt hạnh phúc của vợ chồng Ngâu trong ngày gặp gỡ. Nhưng cũng có ngày Thất tịch không mưa, nhiều cặp đôi sẽ cùng ngắm sao. Vào ngày ấy, sao Chức Nữ rất sáng. Người ta cho rằng, cùng người thương ngắm sao sáng trong ngày Thất tịch thì sẽ ở bên nhau lâu dài.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên trong ngày 7/7 Âm lịch- Ảnh 6.
 

Trong ngày Thất tịch, nhiều người Việt cũng đi chùa cầu duyên, không cứ ngày 14/2 Valentine. Họ mong cầu những điều tốt đẹp, may mắn về tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, tháng 7 cũng gọi là tháng cô hồn - tháng Vu lan báo hiếu, nên người ta thường đi chùa để cầu bình an cho gia đình và những linh hồn không nơi nương tựa được siêu thoát nhiều hơn.

Ngoài ra, nhiều người trẻ cũng truyền tai nhau rằng ăn chè đậu đỏ sẽ mang lại may mắn trong tình yêu. Thực tế, người độc thân ăn chè đậu đỏ trong ngày này sẽ "thoát ế" hay không thì chưa biết nhưng tốt cho sức khỏe là điều rõ ràng.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên trong ngày 7/7 Âm lịch- Ảnh 7.
 

Một số kiêng cữ ngày Thất tịch

Kiêng kỵ cưới hỏi

Trong cuốn Lễ tục trong gia đình người Việt xưa và nay của Bùi Xuân Mỹ, nguyên nhân chính khiến người ta kiêng cưới hỏi trong tháng Ngâu chủ yếu từ sự tích vợ chồng Ngâu. Người ta sợ chuyện tình Ngâu sẽ vận vào đôi vợ chồng trẻ, khiến cuộc sống hôn nhân của họ gặp phải sự chia lìa. nguồn gốc của tục kiêng kỵ tổ chức hôn lễ trong tháng Ngâu nằm sâu trong sự tích vợ chồng Ngâu.

Theo đó, người ta e ngại rằng nỗi bi thương và sự chia cắt của cặp đôi này sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của những đôi uyên ương mới, đem lại điềm gở cho cuộc sống hôn nhân sau này. Hơn nữa, bầu trời u ám, thời tiết không ổn định trong tháng 7 Âm lịch cũng làm cho việc tổ chức hỷ sự kém thuận lợi hơn.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên trong ngày 7/7 Âm lịch- Ảnh 8.
 

Kiêng khởi công xây dựng nhà cửa

Đối với việc kiêng khởi công xây dựng, người xưa cũng có những quan niệm rất riêng. Tháng 7 Âm lịch, dưới cái nhìn sâu sắc của họ, không chỉ là tháng mưa ngâu mà còn là khoảng thời gian thiêng liêng khi vợ chồng Ngâu được hội ngộ, dù chỉ trong một ngày. Sự kiêng kỵ này xuất phát từ lo lắng rằng, nếu khởi công xây dựng nhà cửa vào Thất tịch, tình trạng ly tán có thể đeo bám lấy gia chủ. Thêm vào đó, thời tiết mưa gió cũng gây khó khăn cho việc đào móng và xây dựng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như tiến độ hoàn thành.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Ngày Thất tịch là ngày gì?

Mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là ngày Thất tịch, bạn có biết Thất tịch là gì, ngày này có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao?

Sứ mệnh của xuất bản!

Bối cảnh kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các nhà xuất bản tiếp cận với cách làm mới, khai phá những tiềm năng sáng tạo dựa trên công nghệ.

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Sẽ có con đường mang tên Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương

Ông Nguyễn Văn Thống, cựu binh Gạc Ma quê ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, lần đầu tiên có con đường mang tên anh hùng liệt sĩ Gạc Ma. 

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc

36 năm trước, vào ngày 14.3.1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tại sao chơi-hát bài chòi phải ngồi trên chòi?

Tại sao chơi bài chòi phải ngồi trên chòi? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng khi tìm hiểu sẽ thấy rất thú vị.

Ký ức ngày Tết trên những trang văn của những văn sĩ Việt ngày xưa

Ngày Tết của thế hệ trước tuy không đủ đầy, nhưng vẫn là những ký ức không thể nào quên. Hãy cùng Trạm điểm qua những ký ức về Tết xưa qua những trang văn của những văn sĩ. 

Câu đố một ngày kim giờ quay được mấy vòng? Đáp án 24 vòng là sai

Thư giãn - Lưu Ly - 13/01/2025 12:00
Câu hỏi tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng có câu trả lời chính xác. Đáp án của bạn là gì?

Cách theo dõi tình hình kẹt xe online, tìm đường đi GALA WeChoice Awards 2024 nhanh hết cỡ!

Kỹ năng - KV - 13/01/2025 11:00
Tình trạng kẹt xe, ùn tắc ở TP.HCM thường xuyên xảy ra, nhất là trong các dịp lễ lớn, giờ cao điểm. Ứng dụng này có thể giúp bạn biết được đâu là các cung đường đông phương tiện, tránh được tình trạng kẹt xe.

"Đổi mạng" lấy tiền: Cái giá quá đắt cho một cuộc đời

Suy ngẫm - Điệp Anh - 13/01/2025 10:00
Cuộc sống là hành trình không ngừng nỗ lực, nhưng đừng đánh đổi sức khỏe lấy tiền tài.

Chăm sóc bản thân thật sự - 3 điều cám dỗ khiến chúng ta chăm sóc bản thân giả tạo

Từ sách - Phim - 13/01/2025 09:00
​​​​​​​Có ba điểm bạn cần lưu ý về những điều có thể cám dỗ chúng ta, khiến chúng ta bị cuốn vào, lệch ra khỏi những gì thuộc về chăm sóc bản thân thực thụ và gần hơn với chăm sóc bản thân giả tạo.

Trí tuệ cảm xúc trong kinh doanh – Chìa khóa bán hàng đột phá cho người khởi nghiệp

Từ sách - Phim - Quìn - 13/01/2025 08:00
Nhân viên bán hàng rất hiếm khi được dạy những kỹ năng trí tuệ cảm xúc, cũng như cách quản lý cảm xúc nhằm đạt được kết quả bán hàng mong muốn. 

6 món đồ tưởng hiện đại nhưng lại "hại điện": Tỉ lệ hối hận sau khi mua bằng 100%

Kỹ năng - Lam Phương - 12/01/2025 12:00
Mặc dù mỗi thiết bị gia dụng đều có giá trị sử dụng nhưng không phải món nào cũng đáng để đầu tư.

Cao thủ là nam chính có võ công thấp nhất trong tác phẩm của Kim Dung

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 12/01/2025 11:00
Thực lực của cao thủ này thế nào?

Cô gái ở Hà Nội 2 lần bị ung thư, bạn trai kiên trì tỏ tình 9 lần

Truyền cảm hứng - Phạm Hồng Hạnh - 12/01/2025 10:00
Không có lần tỏ tình thứ 10 nhưng Trần Hải luôn nói với Thanh Huyền rằng anh sẽ cưới cô.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc để có hạnh phúc an lạc

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 12/01/2025 09:00
Chúng ta đang cố gắng xây dựng một cuộc sống được toàn quyền lựa chọn sử dụng thời gian và năng lượng của mình như thế nào. Song, chúng ta dễ trở nên mù quáng khi theo đuổi mục tiêu đó, bị lạc lối và không biết mình đang đi về đâu.

Dám nghĩ lại – Tái tư duy giúp bạn đối mặt với bất kỳ thử thách nào trong cuộc sống

Từ sách - Phim - Quìn - 12/01/2025 08:00
Trong cuốn sách "Dám nghĩ lại" (Think Again), tác giả Adam Grant chỉ ra rằng tái tư duy không chỉ là kỹ năng mà còn là một cách sống.

IQ "âm vô cực" khiến tôi đã trách oan 5 món đồ dùng quen thuộc

Kỹ năng - Thái Anh - 11/01/2025 12:00
Hôm nay, hãy cùng tôi điểm qua một số món đồ quen thuộc trong cuộc sống mà sau hơn 30 năm, tôi mới nhận ra mình đã luôn dùng sai cách.

Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong số đó là sư huynh đệ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/01/2025 11:00
Trong thời kỳ Thiên Long Bát Bộ, Cưu Ma Trí là một cao thủ võ lâm đáng gờm.

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

Phong cách sống - Như Nguyễn - 11/01/2025 10:00
"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.

Doraemon - Kỳ lạ ở Nhật: Nobita làm bài kiểm tra toàn 0 điểm mà vẫn được lên lớp

Từ sách - Phim - Ánh Lê - 11/01/2025 09:00
Chi tiết Nobita thường xuyên bị điểm 0 không chỉ để tác giả bộ truyện khắc họa nhân vật này một cách rõ nét hơn mà còn tiết lộ 1 đặc điểm khác biệt của hệ thống giáo dục Nhật Bản.

Tự do - Như chim tung cánh: Ba chiều kích của tự do theo 'bậc thầy tâm linh' Osho

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 11/01/2025 08:00
Nhiều người cho rằng tự do là được làm điều mình muốn, sống theo cách mình muốn, nhưng “bậc thầy tâm linh” Osho cho rằng sự tự do thực sự còn sâu sắc hơn nhiều.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 14/01/2025