Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Diệu Đan18/04/2024 10:00
Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Hùng Vương là cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, triều đại được cho là được lập ra hơn 4.000 năm trước. Câu chuyện các vua Hùng không có trong chính sử mà nằm trong các truyền thuyết dân gian của người Việt được kể lại qua nhiều đời. Với người Việt Nam, các vua Hùng đại diện cho tổ tiên, cho truyền thống dựng nước và là niềm tự hào về nền văn minh đậm đà bản sắc riêng suốt nhiều nghìn năm.

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời, vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai?

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Tại sao 10/3 âm lịch được chọn là ngày giỗ Tổ?  - Ảnh 1.
 

18 đời vua Hùng gồm những vị nào?

Theo Đại Việt sử lược và nhiều tài liệu khác, triều đại Hùng Vương được truyền qua 18 đời, gồm những vị sau.

1. Kinh Dương Vương, húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương, sinh năm Nhâm Ngọ (2919 tr. TL) lên ngôi năm 41 tuổi, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Nhâm Tuất (2879 trước tây lịch (tr. TL) đến Đinh Hợi (2794 tr. TL).

2. Lạc Long Quân, húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương, sinh năm Bính Thìn (2825 tr. TL), lên ngôi 33 tuổi, ở ngôi tất cả 269 năm, từ năm Mậu Tý (2793 tr. TL) đến năm Bính Thìn (2525 tr. TL).

3. Hùng Quốc Vương, húy Hùng Lân, sinh năm Canh Ngọ(2570 tr. TL) lên ngôi khi 18 tuổi, ở ngôi 272 năm, từ năm Đinh Tỵ (2524 tr. TL) đến 2253 tr. TL.

4. Hùng Hoa Vương, húy Bửu Lang, lên ngôi năm Đinh Hợi (2252 tr. TL), ở ngôi tất cả 342 năm, từ năm Đinh Hợi (2254 tr. TL) đến năm Mậu Thìn (1913 tr. TL).

5. Hùng Hy Vương, húy Bảo Lang, sinh năm Tân Mùi (2030 tr. TL), lên ngôi khi năm 59 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Kỷ Tỵ (1912 tr. TL) đến Mậu Tý (1713 tr. TL).

6. Hùng Hồn Vương, húy Long Tiên Lang, sinh năm Tân Dậu (1740 tr. TL), lên ngôi khi 29 tuổi, ở ngôi tất cả 81 năm, từ năm Kỷ Sửu (1712 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1632 tr. TL).

7. Hùng Chiêu Vương, húy Quốc Lang, sinh năm Quý Tỵ (1768 tr. TL), lên ngôi khi 18 tuổi, ở ngôi tất cả 200 năm, từ năm Canh Tuất (1631 tr. TL) đến năm Kỷ Tỵ (1432 tr. TL).

8. Hùng Vỹ Vương, húy Vân Lang, sinh năm Nhâm Thìn (1469 tr. TL) lên ngôi khi 39 tuổi, ở ngôi tất cả 100 năm, từ năm Canh Ngọ (1431 tr. TL) đến năm Kỷ Dậu (1332 tr. TL).

9. Hùng Định Vương, húy Chân Nhân Lang, sinh năm Bính Dần (1375 tr. TL), lên ngôi khi 45 tuổi, ở ngôi tất cả 80 năm, từ 1331 đến 1252 tr. TL.

10. Hùng Uy Vương, húy Hoàng Long Lang, trị vì 90 năm, từ 1251 đến 1162 tr. TL.

11. Hùng Trinh Vương, húy Hưng Đức Lang, sinh năm Canh Tuất (1211 tr. TL), lên ngôi khi 51 tuổi, ở ngôi tất cả 107 năm, từ năm Canh Tý (1161 tr. TL) đến năm Bính Tuất (1055 tr. TL).

12. Hùng Vũ Vương, húy Đức Hiền Lang, sinh năm Bính Thân (1105 tr. TL), lên ngôi khi năm 52 tuổi, ở ngôi tất cả 86 năm, từ năm Đinh Hợi (1054 tr. TL) đến năm Nhâm Tuất (969 tr. TL).

13. Hùng Việt Vương, húy Tuấn Lang, sinh năm Kỷ Hợi (982 tr. TL), lên ngôi khi 23 tuổi, ở ngôi tất cả 115 năm, từ năm Quý Hợi (968 tr. TL) đến Đinh Mùi (854 tr. TL).

14. Hùng Anh Vương, húy Viên Lang, sinh năm Đinh Mão (894 tr. TL) lên ngôi khi 42 tuổI, ở ngôi tất cả 99 năm, từ 853 đến 755 tr. TL.

15. Hùng Triệu Vương, húy Cảnh Chiêu Lang, sinh năm Quý Sửu (748 tr. TL), lên ngôi khi 35 tuổi, ở ngôi tất cả 94 năm, từ năm Đinh Hợi (754 tr. TL) đến năm Canh Thân (661 tr. TL).

16. Hùng Tạo Vương, húy Đức Quân Lang, sinh năm Kỷ Tỵ (712 tr. TL), ở ngôi tất cả 92 năm, từ năm Tân Dậu (660 tr. TL) đến năm Nhâm Thìn (569 tr. TL).

17. Hùng Nghị Vương, húy Bảo Quang Lang, sinh năm Ất Dậu (576 tr. TL) lên ngôi khi 9 tuổi, ở ngôi tất cả 160 năm, từ năm Quý Tỵ (568 tr. TL) đến năm Nhâm Thân (409 tr. TL).

18. Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL).

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Tại sao 10/3 âm lịch được chọn là ngày giỗ Tổ?  - Ảnh 2.
 

Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào?

Nếu theo niên đại trong truyền thuyết và huyền sử, 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong hơn 2.600 năm. Nếu chia trung bình thì mỗi đời vua kéo dài xấp xỉ 150 năm. Giải thích điều này, một số học giả cho rằng thực chất 18 đời vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể, mà là 18 chi, mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Ngay cả con số 18 cũng chỉ mang tính tượng trưng, ước lệ cho thấy triều Hùng trải qua nhiều đời, vì 18 là bội số của 9 - con số thiêng đối với người Việt.

Nhiều vua Hùng như vậy, nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; vậy đó là ngày giỗ vị vua nào? Đây là điều rất nhiều người vẫn thắc mắc.

Đầu tiên, phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.

Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.

Trên thực tế, theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".

Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm, người Việt dành một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng nên đất nước - các vua Hùng nói chung.

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Tại sao 10/3 âm lịch được chọn là ngày giỗ Tổ?  - Ảnh 3.
 

Tại sao ngày 10/3 (ÂL) là ngày Giỗ Tổ? 

Trước đây, người dân không có tục đi lễ đền Hùng vào ngày 10/3. Họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm, đông nhất là vào mùa xuân, mùa thu chứ không định rõ ngày nào. Lễ cúng Tổ ở địa phương thì được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày (11/3) chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.

Như vậy, thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của vừa không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân. Nhận thấy điều này, vào năm 1917 (triều Khải Định), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày tế của cả nước. Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3, nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng. Ngày 10/3 Âm lịch được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Tại sao 10/3 âm lịch được chọn là ngày giỗ Tổ?  - Ảnh 4.
 

Từ năm 2007, ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lễ hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.

Theo Nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì: "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", "năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5"; Trung ương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.

UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "di sản phi vật thể nhân loại" vào ngày 6 tháng 12 năm 2012. Người lao động được nghỉ làm việc có hưởng lương trong ngày này.

Những lưu ý về Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trọng thể tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.

Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo Quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

Vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương, du khách từ các nơi trên cả nước đều đổ về Đền Hùng làm lễ dâng hương. Bạn có thể tham khảo trình tự đi lễ Đền Hùng dựa vào cấu trúc 3 ngôi đền chính: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ. 

- Ðền Hạ: Từ chân núi rẽ qua cổng đền, leo lên 225 bậc thang là đến đền Hạ và chùa Thiên Quang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, bên cạnh là nhà bia có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Nơi đây có đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

- Ðền Trung: Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá, du khách sẽ tới đền Trung. Tương truyền, nơi đây để các vua Hùng ngắm cảnh và bàn việc với các lạc hầu, lạc tướng. Hoàng tử Lang Liêu đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết cổ truyền cũng ở đây.

- Ðền Thượng: Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá sẽ đến đền Thượng. Nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời đất, thần Núi và thần Lúa. Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi, dựng cột đá thề ở đền Thượng để thề trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp vua Hùng.

Bạn vào Đền Hạ làm lễ trình, sau đó di chuyển lên Đền Trung, cuối cùng là Đền Thượng. Ngoài ra trong quần thể khu di tích Đền Hùng còn có Đền Giếng, Lăng Hùng Vương, Nhà Bia, Đền tổ mẫu Âu Cơ. 

Theo thông cáo báo chí Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 của UBND tỉnh Phú Thọ. Các chương trình phần lễ sẽ diễn ra như sau:
1. Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 14.4 (tức ngày 6.3 Âm lịch).

2. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Dâng hoa tại Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong" ngày 18.4 (tức ngày 10.3 Âm lịch).

3. Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ từ ngày 9.4 - 13.4 (tức từ ngày 1.3 - 5.3 Âm lịch).

(Tổng hợp) 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?
2

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Sẽ có con đường mang tên Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương

Ông Nguyễn Văn Thống, cựu binh Gạc Ma quê ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, lần đầu tiên có con đường mang tên anh hùng liệt sĩ Gạc Ma. 

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc

36 năm trước, vào ngày 14.3.1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tại sao chơi-hát bài chòi phải ngồi trên chòi?

Tại sao chơi bài chòi phải ngồi trên chòi? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng khi tìm hiểu sẽ thấy rất thú vị.

Ký ức ngày Tết trên những trang văn của những văn sĩ Việt ngày xưa

Ngày Tết của thế hệ trước tuy không đủ đầy, nhưng vẫn là những ký ức không thể nào quên. Hãy cùng Trạm điểm qua những ký ức về Tết xưa qua những trang văn của những văn sĩ. 

Làng quê Việt Nam qua nét vẽ của cố họa sĩ Pháp

Làng quê nông thôn Việt Nam trong các tác phẩm của họa sĩ Pháp Joseph Inguimberty được ca ngợi là tự nhiên và mang lại cảm giác yên bình cho người xem.

Tết xưa 'đụng lợn' thật vui

Ngày mổ lợn, trong lúc người lớn tất bật lo toan nhiều công việc "trọng đại" thì đám trẻ con chúng tôi được phân công đun nước sôi để làm lông, rồi lo cắt những tàu lá chuối trải ra sân gạch làm chỗ ngả thịt, chia phần...

Nhớ Tết xưa

Mấy chục năm xa quê và sống ở thành phố, tâm hồn, tính cách của người Nam Bộ đã là một phần máu thịt trong tôi. Thế nhưng, vào những ngày cuối năm khi không khí tết tràn về trên các nẻo đường, tôi lại nhớ da diết Tết xưa ở xứ Bắc.

Ca sĩ Bùi Anh Tuấn ‘Vẽ lại bức tranh của mẹ’

Thư giãn - Tiểu Vũ - 30/04/2024 11:00
Sau nhiều năm vắng bóng, ca sĩ Bùi Anh Tuấn đã trở lại với ca khúc “Vẽ lại bức tranh” trong OST “Lật mặt 7” của Lý Hải.

Trước 40 tuổi, làm 4 điều này càng sớm càng tốt để tương lai ổn định, thảnh thơi!

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 30/04/2024 10:00
Chỉ khi bạn đã làm việc chăm chỉ trong nửa đầu cuộc đời, bạn mới có thể tận hưởng một cuộc sống thoải mái trong nửa sau của cuộc đời.

Cuộc đời hai mặt bí ẩn của nhà tình báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 30/04/2024 09:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thập kỷ nhưng đến nay, cái tên Phạm Xuân Ẩn vẫn còn gây nhiều tò mò, không chỉ với người Việt Nam, mà còn đối với nhiều chính khách lẫn báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ.

Minh chứng thiên đường - Thiên đường chữa lành cho những trái tim tổn thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 30/04/2024 08:00
“Minh chứng thiên đường” là những ghi chép của Eden Alexander về giai đoạn “cận tử”. Quyển sách đã được cả thế giới đón nhận nồng nhiệt bởi sự mới lạ, cuốn hút và hướng chúng ta đến cảm xúc an lạc.

Mục đích của dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 29/04/2024 12:00
Phần lớn các kĩ sư phần mềm đều muốn dự án của mình thành công. Một phương pháp tôi dạy cho họ là xác định mục đích ưu tiên ở ngay lúc bắt đầu dự án và liên tục kiểm điểm sự tiến triển theo mục đích này trong thời gian điều hành dự án.

TP.HCM: Hơn 400 cây xanh sắp bị đốn hạ làm tuyến Metro số 2 gây tiếc nuối

Suy ngẫm - Lương Ý - 29/04/2024 12:00
Việc nhiều cây lớn có tán rộng mà người dân TP.HCM xem như "báu vật xanh" sẽ bị chặt hạ để làm tuyến Metro số 2 gây nhiều tiếc nuối.

Podcast: Người đàn bà trong tôi - Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ

Từ sách - Phim - FN - 29/04/2024 11:00
Tôi quyết định phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ. Tôi ra tòa vào năm 2014 và bày tỏ lo ngại về thói nghiện rượu cùng cách hành xử thất thường của cha tôi, yêu cầu tòa cho ông ấy kiểm tra chất kích thích.

Cuộc sống có 4 sự lãng phí mà hầu như ai cũng mắc phải

Suy ngẫm - Trung Hạ - 29/04/2024 10:00
Sự lãng phí lớn nhất của cuộc đời: Lo lắng, than thân trách phận, đổ lỗi và so sánh!

Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 1: Sẽ thấy yêu thêm Sài Gòn

Tủ sách - FN - 29/04/2024 09:00
Sài Gòn từ thuở sơ khai vốn là vùng đất mà dân tứ xứ khắp nơi quy tụ về. Mỗi nhóm người đến đây lại đem theo văn hóa, giọng nói của họ và biến Sài Gòn thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.

'Ông Ba Quốc' Đặng Trần Đức: Nhà tình báo bí ẩn với những “điệp vụ siêu hạng” 

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 29/04/2024 08:00
“Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng” sẽ khiến bạn không thể rời mắt với những câu chuyện tình báo hấp dẫn và ly kỳ của ông Ba Quốc trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt.

Kịch sử Việt: Lặng lẽ mà bền bỉ

Giải trí - Nguyễn Huy - 28/04/2024 12:00
Từ góc nhìn của một tác giả trẻ, sân khấu về sử Việt có nhiều hy vọng tồn tại trong bối cảnh khó khăn chung.

"Vua tiếng Việt" trẻ nhất: 17 tuổi ẵm giải thưởng 320 triệu đồng

Thư giãn - Ninh Phương - 28/04/2024 11:00
Nam thí sinh đã vượt qua 4 vòng thi khó khăn để đạt danh hiệu cao nhất chương trình.

Tỷ phú Lý Gia Thành: Tuân thủ 6 nguyên tắc kinh doanh để thành công

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 28/04/2024 10:00
Nhờ những nguyên tắc bất di bất dịch đã giúp ông sở hữu khối tài sản kếch xù, dành được sự tôn trọng, tín nhiệm của mọi người.

Người đàn bà trong tôi - Hành trình đau đớn giành lại quyền kiểm soát của Britney Spears

Từ sách - Phim - Thu An - 28/04/2024 09:00
Không phải ai cũng đủ dũng cảm để kể về mình và những bi kịch gia đình, trong đó có cả những sai lầm, thiếu sót của bản thân. Và không ai cũng đủ dũng khí, sự điềm tĩnh để kể về cha của mình như cái cách mà Spears đã kể trong “Người đàn bà trong tôi”.

Minh chứng thiên đường - Thiên đường luôn ở cạnh ta

Từ sách - Phim - Quìn - 28/04/2024 08:00
Cảm giác cận tử vô tình giúp Eden Alexander nhận ra tình yêu thương chính là bài học mà vũ trụ muốn mỗi con người học thật nhuần nhuyễn. Nó có thể chữa lành mọi vết thương, gắn kết con người lại với nhau và cho chúng ta nhận ra giá trị của lòng biết ơn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 30/04/2024