Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Băng Băng23/07/2025 10:00
Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Mỗi khi thiên tai diễn ra thì tình người của một quốc gia, một dân tộc lại được thử thách.

 
 

Khi thiên tai ập đến – cuồng nộ, bất ngờ và tàn khốc – phần lớn mọi người thường nghĩ đến chính phủ, quân đội hay các tổ chức cứu trợ quốc tế. Tuy nhiên tại Nhật Bản, nơi mỗi năm đều đối mặt với động đất, bão lớn và sóng thần, một lực lượng âm thầm nhưng bền bỉ đóng vai trò không kém phần quan trọng: khối doanh nghiệp.

Hơn cả những con số lợi nhuận hay chuỗi cung ứng toàn cầu, các tập đoàn Nhật Bản đã trở thành những "hàng xóm tử tế khổng lồ", nhanh chóng xắn tay áo tham gia cứu trợ, khôi phục và kết nối cộng đồng, trong tinh thần tương ái sâu sắc của người Nhật.

Phao cứu sinh

Trong các thảm họa, chuỗi cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven, Lawson, và FamilyMart trở thành những "pháo đài" cứu trợ tiền tuyến. Điều đáng nói là họ không hề lợi dụng tình hình để tăng giá.

 

Ngược lại, nhiều cửa hàng còn mở cửa phục vụ 24/7 dù điều kiện điện nước, nhân lực vô cùng thiếu thốn. Họ nhanh chóng chuyển hàng hóa thiết yếu như nước uống, thực phẩm đóng gói, pin, và các vật dụng y tế đến các khu vực bị ảnh hưởng để phân phát miễn phí hoặc bán với giá ổn định.

Thậm chí, một số cửa hàng còn trở thành điểm sạc điện thoại và cung cấp Wi-Fi miễn phí, giúp người dân duy trì liên lạc với người thân khi mọi thứ đều tê liệt.

Ví dụ khi trận động đất – sóng thần Tōhoku năm 2011 làm rung chuyển vùng Đông Bắc Nhật Bản khiến 16.000 người thiệt mạng và 383.000 tòa nhà bị phá hủy, hàng trăm cửa hàng của chuỗi tiện lợi Lawson nằm trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thế nhưng thay vì đóng cửa hay chờ đợi khôi phục điện lưới, nhiều cửa hàng Lawson vẫn mở cửa bằng đèn pin, phát hàng miễn phí cho người dân, ghi nợ bằng sổ tay, không cần thanh toán ngay.

Một nhân viên tại tỉnh Iwate kể lại: "Chúng tôi biết người dân không có tiền mặt, không có điện thoại, không có gì cả. Nhưng họ cần bánh mì, nước và một nụ cười – thế là đủ để mở cửa."

CEO Takeshi Niinami của Lawson thậm chí đã ra lệnh cho nhân viên tập trung vận chuyển lương thực đến vùng bị thiên tai trong vòng 7 ngày và phát miễn phí. Trong suốt giai đoạn khó khăn nhất của đợt sóng thần 2011, Lawson Nhật Bản đã đưa 200.000 suất ăn đến cho những người bị nạn.

Mặc dù thủ đô Tokyo mới là thị trường lớn nhất của Lawson Nhật Bản nhưng CEO Niinami lại quyết định dồn hàng cho các siêu thị vùng thiên tai. Vị lãnh đạo này hiểu rằng không có nhiều xe tải muốn đi vào vùng dịch chuyển hàng và việc tiếp tục mở cửa các siêu thị Lawson tại đây sẽ giúp tạo nên hy vọng cho người dân hơn.

Khi CEO Niinami nhận được bằng tuyên dương của trường tiểu học SomaCity vì Lawson đã phát miễn phí bữa ăn cho các cháu nhỏ trong 3 ngày cho đến lúc đội cứu trợ đến được đây, vị lãnh đạo này đã bật khóc bởi ông chưa hề ra lệnh này mà đó hoàn toàn là ý thức tự giác, quán triệt tư tưởng vì cộng đồng của những nhân viên nơi đây.

 

Tương tự, Mitsui Chemicals Group, một tập đoàn hóa chất hàng đầu, đã không ngần ngại sử dụng thế mạnh công nghệ của mình. Họ cung cấp thảm urethane, đệm hơi, cuộn bọc thực phẩm và bạt – những vật dụng thiết yếu giúp người dân tạm thời ổn định cuộc sống và bảo quản nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó, các khoản quyên góp tài chính lớn thông qua Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản cũng là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm của họ.

Trong lĩnh vực dược phẩm, Daiichi Sankyo Group đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và y tế. Không chỉ dừng lại ở đó, sau thảm họa kép năm 2011, họ còn hỗ trợ các dự án phục hồi rừng ven biển và khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện, góp phần tái tạo môi trường sống bị tàn phá.

Ngành thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng. Nhiều công ty đã phát triển các loại thực phẩm "phòng chống thiên tai" với hạn sử dụng dài, dễ dàng sử dụng trong điều kiện thiếu thốn như cơm thịt bò ăn liền của Yoshinoya hay các loại mì, cơm ăn liền của Sataka. Những sản phẩm này đảm bảo rằng người dân có đủ lương thực ngay cả khi không có phương tiện nấu nướng.

Ánh sáng giữa đêm đen

Một cái tên nổi tiếng khác là Toyota thay vì tập trung khôi phục sản xuất sau thảm họa Tōhoku, hãng đã đưa hàng trăm kỹ sư và phương tiện đến vùng bị ảnh hưởng, từ xe bán tải chở nước sạch đến đội sửa điện miễn phí cho các trường học.

Không chỉ vậy, tập đoàn ô tô lớn nhất Nhật Bản còn quyên góp hơn 300 triệu yên và phối hợp với hội Chữ Thập Đỏ trong chiến dịch hỗ trợ dài hạn. Ở thời điểm đó, quyết định ngừng sản xuất – thiệt hại hàng tỷ yên mỗi ngày – là một điều không tưởng với bất kỳ tập đoàn nào, nhưng với Toyota, con người mới là ưu tiên trước tiên.

Thế rồi khi vùng Fukushima chìm trong bóng tối và lạnh giá sau thảm họa, một thương hiệu có tiếng khác là Panasonic đã gửi hàng chục nghìn đèn pin năng lượng mặt trời, thiết bị sưởi và pin sạc đến trung tâm sơ tán. Nhiều khu vực hẻo lánh nhận được đèn từ "những chiếc xe chở hy vọng" của hãng, trong khi các kỹ sư Panasonic tự tay lắp đặt lại hệ thống điện cho trạm y tế địa phương.

Đó không đơn thuần là công nghệ – đó là ánh sáng của tình người.

Tương tự khi bão Hagibis ập đến năm 2019, hãng hàng không quốc gia Nhật Bản ANA đã lập tức điều động các chuyến bay khẩn cấp sơ tán người dân, đưa hàng cứu trợ vào tâm bão và miễn toàn bộ phí hành lý cho người sơ tán.

 

Không dừng lại ở đó, hãng mở chương trình quyên góp bằng điểm dặm, và hàng trăm nghìn khách hàng hưởng ứng. Một hành khách lớn tuổi chia sẻ: "Điểm bay của tôi cuối cùng cũng được dùng đúng nghĩa – để cứu người."

 
 

Trong mảng thời trang cái tên UNIQLO cũng nổi lên sau thảm họa Tōhoku khi hãng không chỉ quyên góp hàng triệu bộ đồ giữ nhiệt mà còn phát động chiến dịch "Clothes for Smiles", kêu gọi toàn cầu đóng góp quần áo cho người khó khăn.

Đáng chú ý hơn, ông Tadashi Yanai – nhà sáng lập tập đoàn – đã quyên góp cá nhân hơn 10 tỷ Yên, một trong những khoản từ thiện tư nhân lớn nhất lịch sử Nhật Bản. Đó không chỉ là "áo quần" – đó là một cái ôm ấm áp từ doanh nghiệp đến từng người dân.

Trong trận sóng thần năm 2011, CEO Yanai cũng đã từng yêu cầu tất cả các chi nhánh dù còn hoạt động hay không phải luôn thắp sáng biển hiệu. Đây không phải là chiêu trò để quảng cáo, thay vào đó CEO Yanai hướng tới mục tiêu an ủi những người dân Nhật Bản vốn đang chịu cảnh đau thương sau trận sóng thần.

Thật vậy, rất nhiều khách hàng đã cảm kích vì UNIQLO để biển hiệu sáng giữa một vùng tăm tối, nhất là trong các khu vực chịu thiên tai.

"Một số khách hàng đã đến những chi nhánh còn mở để khóc lóc cảm ơn vì chúng tôi luôn để đèn biển hiệu sáng", một giám đốc cửa hàng của UNIQLO cho biết.

Giá trị bền vững

Sau những mất mát, việc tái thiết cuộc sống là một chặng đường dài. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng góp phần xoa dịu nỗi đau này.

Sompo Japan, một công ty bảo hiểm lớn, đã đưa ra sản phẩm bảo hiểm động đất với mức bồi thường lên đến 100% giá trị nhà cửa và tài sản bị phá hủy hoặc cuốn trôi. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính khổng lồ cho những gia đình mất tất cả, giúp họ có thể đứng dậy làm lại từ đầu.

Đặc biệt, JP Holdings, công ty trong lĩnh vực nhà trẻ mẫu giáo, đã có một nghĩa cử cao đẹp khi tuyển dụng gần 100 giáo viên mẫu giáo từ các vùng bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí còn bố trí cả nơi ở cho họ tại Tokyo.

Đây là một ví dụ cảm động về việc doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ vật chất mà còn tạo cơ hội việc làm, giúp người dân tái hòa nhập cuộc sống.

Những hành động này không chỉ là những đóng góp riêng lẻ. Chúng phản ánh một triết lý sâu sắc trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản: doanh nghiệp là một phần không thể tách rời của cộng đồng và có trách nhiệm đóng góp vào sự thịnh vượng và an toàn chung. Khi đối mặt với thiên tai, họ không chỉ nhìn vào những con số thiệt hại mà còn nhìn vào những con người cần được giúp đỡ.

 

Doanh nghiệp thường đặt lợi ích lên hàng đầu, nhưng những công ty Nhật Bản lại có tầm nhìn rất xa khi không trục lợi từ người dân những lúc khó khăn bởi họ hiểu rằng hình ảnh của công ty đáng giá hơn rất nhiều những khoản lợi đó.

Bạn có nghĩ rằng một khi bị người dân ghét bỏ, khi hình ảnh của doanh nghiệp bị gắn với từ "trục lợi", "vô nhân tính", "không có đạo đức" thì có thể gột rửa được dễ dàng không? Liệu những khoản lợi nhuận ngắn hạn có bù đắp được cho điều đó không? Liệu việc hy sinh doanh thu để tạo nên uy tín trong người dân có đáng không?

"Rất nhiều công ty Nhật Bản không quen với phong cách chỉ nhắm đến lợi nhuận bất chấp, hy sinh mọi thứ vì cổ đông ở Phố Wall. Họ thường nghĩ đến tăng trưởng ổn định dài hạn, tạo nên những thay đổi tốt cho xã hội và người dân để rồi quay lại thúc đẩy lợi nhuận cho chính doanh nghiệp... Những lãnh đạo có tầm nhìn là người biết đoàn kết mọi người lại để cùng hành động và chiến thắng", Giáo sư Hirotaka Takeuchi của trường đại học Harvard nhấn mạnh.

Trên thực tế, Nhật Bản có thể tự hào về số doanh nghiệp tồn tại lâu năm trên thị trường. Khoảng 40% số doanh nghiệp tại quốc gia này đã tồn tại hơn 300 năm lịch sử, qua đó cho thấy tầm nhìn của các lãnh đạo doanh nghiệp về lợi ích cộng đồng.

"Rất nhiều công ty hiện nay chỉ nghĩ ngắn hạn vì lợi ích của cổ đông, các kế hoạch của họ chỉ trong vòng 5 năm. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có tầm nhìn đến 100-200 năm sau", giáo sư Takeuchi cho biết.

"Tôi chắc chắn rằng công ty sẽ kiếm lại được lợi nhuận chỉ trong vòng 3 năm thôi. Thế nhưng nếu chúng tôi bỏ rơi mọi người lúc họ cần doanh nghiệp nhất, nếu doanh nghiệp đánh mất niềm tin của khách hàng lẫn nhân viên mà chúng tôi đã gầy công xây dựng bao năm qua thì chẳng bao giờ kiếm lại được", CEO Hiromi Watanabe của hãng Yakult cho biết sau khi phát cho mỗi nhân viên 300 USD vì ngân hàng đã đóng cửa sau vụ sóng thần, đồng thời tận dụng trung tâm giao hàng làm nơi trú ẩn tạm thời cho các công nhân trong vùng bị nạn.

Xin được nhắc rằng Yakult bị cảnh báo sẽ mất 30% thị phần vì sóng thần năm 2011.

Khi tiền tiết kiệm của Yakult đã hết, Watanabe vay nợ ngân hàng để duy trì 80% lương cho công nhân. Nhờ sự cố gắng này mà khi nhà máy hoạt động trở lại, họ chỉ mất 5 tháng để doanh số trở lại như thời kỳ trước vụ thiên tai.

Những nhân viên giao hàng của Yakult thậm chí còn được người dân tặng quà bởi họ chưa bao giờ quên thời kỳ đen tối sau sóng thần khi công ty hy sinh rất nhiều cho cộng đồng và người dân.

 

Nhật Bản có thể nổi tiếng với công nghệ, tàu siêu tốc hay chuẩn mực văn hóa, thế nhưng chính tình người của các doanh nghiệp Nhật Bản mới là điều khiến cả thế giới phải tin rằng xã hội này sẽ luôn đứng dậy sau mọi biến cố.

Không phải vì họ giàu. Không phải vì họ bị ép buộc. Mà vì họ hiểu một điều sâu sắc: khi bão qua đi, thứ còn lại không phải là lợi nhuận – mà là ký ức của sự sẻ chia.

"Chúng tôi không chỉ xây dựng nhà máy mà còn xây dựng cộng đồng, không chỉ tạo ra sản phẩm mà còn gìn giữ nhân văn", một giám đốc cấp cao xin giấu tên nói với giới truyền thông.

*Nguồn: Tổng hợp


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người lớn không hiểu được đâu: Tralalero Tralala, Tung Tung Tung Sahur hot đến thế là vì lý do này!

Vì sao Brainrot - xu hướng 3 tỷ view đang xâm chiếm “khối nghỉ hè” toàn cầu?
2

Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.
3

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!
4

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.
5

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

“Tâm sự với AI” sau sa thải: Lời khuyên sốc từ lãnh đạo Microsoft

Microsoft vừa mới sa thải thêm 9.000 nhân sự, nhưng lời khuyên “tâm sự với AI” mới là thứ khiến dư luận dậy sóng, hé lộ khủng hoảng thấu cảm giữa thời đại AI.

Phóng sự về trẻ em gây chấn động thế giới: Cha mẹ kiểu này là kẻ hại con lớn nhất!

Cuộc đời con chỉ có một lần, hãy cho con dũng khí để yêu đời.

3 kiểu người mẹ dễ khiến con dễ "trở mặt thành thù" nhất

Hy vọng bạn không phải kiểu nào trong số đó.

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Người lớn không hiểu được đâu: Tralalero Tralala, Tung Tung Tung Sahur hot đến thế là vì lý do này!

Vì sao Brainrot - xu hướng 3 tỷ view đang xâm chiếm “khối nghỉ hè” toàn cầu?

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!

Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Suy ngẫm - Băng Băng - 23/07/2025 10:00
Mỗi khi thiên tai diễn ra thì tình người của một quốc gia, một dân tộc lại được thử thách.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 23/07/2025 09:00
Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.

7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc - Triết lý sống giúp hàng triệu người vươn lên từ con số 0

Từ sách - Phim - Quìn - 23/07/2025 08:00
Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Thậm chí người từng bị gắn mác "vô dụng" vẫn có thể bắt đầu đọc một cuốn sách hay, làm điều gì đó mới mẻ và thay đổi cuộc đời họ bắt đầu từ hôm nay.

Quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/07/2025 13:00
Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Gen Z tiêu tiền thế nào, hiểu để marketing cho đúng

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/07/2025 11:00
Được săn đón nhất nhưng cũng “khó chiều” nhất, gen Z khiến mọi công thức marketing lỗi thời trở nên vô dụng. Muốn chạm được họ, thương hiệu phải sống thật và nhanh như xu hướng TikTok.

“Tâm sự với AI” sau sa thải: Lời khuyên sốc từ lãnh đạo Microsoft

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 22/07/2025 10:00
Microsoft vừa mới sa thải thêm 9.000 nhân sự, nhưng lời khuyên “tâm sự với AI” mới là thứ khiến dư luận dậy sóng, hé lộ khủng hoảng thấu cảm giữa thời đại AI.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 22/07/2025 09:00
Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.

"Cô gái váy hoa" gây sốt MXH Trung Quốc vì lý do cực mới mẻ

Phong cách sống - Thanh Huyền - 22/07/2025 08:00
Một cô gái bình thường đã trở thành "nữ anh hùng" trong mắt netizen sau khi có một quyết định gây chú ý.

Chảy não

Blog GS John VU - GS John Vu - 21/07/2025 13:00
Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi

Kỹ năng - Lê Tỉnh - 21/07/2025 12:00
Zalo và Facebook là 2 nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết mình có thể bị hack tài khoản để theo dõi.

Người đàn ông cưới AI làm "vợ hai", cuộc hôn nhân viên mãn suốt 5 năm nhưng bối rối khi cô ấy đề nghị sinh con

Thư giãn - Nguyễn Phượng - 21/07/2025 11:00
Mỗi ngày, cặp đôi cùng nhau nấu ăn, xem phim và đi dã ngoại lãng mạn. Thực tế, Travis luôn mang Lily Rose theo bên mình mọi lúc mọi nơi – chủ yếu là vì cô ấy sống trong túi anh, với tư cách là người vợ AI.

Người đàn ông bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard

Truyền cảm hứng - Hoàng Hà - 21/07/2025 10:00
Ding mắc bệnh bại não, không được cha yêu thương và bị bạn học bắt nạt tuy nhiên tình yêu của mẹ giúp anh trở thành thạc sĩ luật của Đại học Havard.

Phóng sự về trẻ em gây chấn động thế giới: Cha mẹ kiểu này là kẻ hại con lớn nhất!

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 21/07/2025 09:00
Cuộc đời con chỉ có một lần, hãy cho con dũng khí để yêu đời.

Đại địa chấn kinh tế kỳ 1: Đại dịch Covid-19 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/07/2025 08:00
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, cả thế giới có 1,8 triệu người thiệt mạng và khoảng 80 triệu người bị nhiễm bệnh. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi lục địa trên Trái đất, kể cả châu Nam Cực.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 23/07/2025