Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Quang Thanh22/07/2025 09:00
Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.

197 quốc gia cùng hành động

Cuối tháng Ba năm 2020, khi nhiều nơi trên thế giới đang áp dụng lệnh phong tỏa, FED bắt đầu cung cấp thanh khoản bằng đô-la Mỹ cho hệ thống tài chính toàn cầu khi cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài đổi chứng khoán Kho bạc Mỹ lấy tiền mặt.

Các ngân hàng trung ương khắp thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng bằng cách cắt giảm lãi suất, có đến ba mươi chín ngân hàng đã làm như vậy trong một tuần, bắt đầu từ ngày 16 tháng Ba. Chỉ trong vòng có hơn một tuần, Ngân hàng Anh đã cắt giảm đến hai lần, đưa lãi suất xuống còn 0,1%, thấp hơn cả mức kỷ lục vào năm 2008. Ngoài ra, ngân hàng này cũng khởi động lại chính sách QE và thành lập quỹ thương phiếu, với phần rủi ro được chính phủ bảo lãnh.

Ngày 17 tháng Ba, cao trào của “cuộc đua đổi lấy tiền mặt”, khi các nhà đầu tư bán tháo tài sản và rút tiền ra khỏi thị trường, ECB triển khai “Chương trình mua khẩn cấp do đại dịch” trị giá 750 tỷ euro. Bên cạnh cam kết mua 20 tỷ euro trái phiếu mỗi tháng, ECB cũng thông báo kế hoạch mở rộng chương trình QE để mua lượng trái phiếu trị giá 120 tỷ euro tính đến cuối năm 2020. Song song với các biện pháp này, họ còn đưa ra một chương trình cho vay mới với lãi suất thấp để khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay.

Vào thời điểm đó, Chủ tịch của ECB là Christine Lagarde chỉ mới nhậm chức được vài tháng. Việc bổ nhiệm Lagarde vào tháng Mười Một năm 2019 khác thường ở chỗ bà là luật sư chứ không phải nhà kinh tế học. Tuy nhiên, bà có kinh nghiệm xử lý khủng hoảng do từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính Pháp trong cuộc khủng hoảng đồng euro, sau đó là người đứng đầu IMF, tổ chức đóng vai trò hỗ trợ cho các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với kinh nghiệm hết sức hữu ích của Lagarde, ECB đã nhanh chóng hành động để đảm bảo dòng tín dụng tiếp tục chảy vào nền kinh tế, giúp thị trường hoạt động bình thường, trấn an các doanh nghiệp và quốc gia thành viên khu vực đồng euro.

Các ngân hàng trung ương đã triển khai nhiều chính sách tiền tệ, nhưng không phải chỉ có thế. Bộ Tài chính của nhiều nước còn cung cấp các biện pháp tài khóa quan trọng. Thông thường, các chính phủ phải mất một thời gian mới có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng nhiều gói kích thích tài khóa lớn đã nhanh chóng được công bố ngay trong tháng Ba năm 2020. Chính phủ của mọi quốc gia trên toàn thế giới đều cung cấp một số hình thức hỗ trợ khác nhau trong giai đoạn khó khăn này. IMF đã theo dõi phản ứng của 197 quốc gia và ghi nhận một loạt chính sách hỗ trợ hướng tới con người, việc làm, các doanh nghiệp có thể trụ được và sự ổn định tài chính.

Ba tấm lưới an toàn

Ngày 27 tháng Ba, Mỹ ban hành “Đạo luật viện trợ, cứu trợ và an ninh kinh tế ứng phó với vi rút corona” (gọi tắt là Đạo luật CARES). Đây là đạo luật có nguồn quỹ lớn nhất trong lịch sử khi sử dụng 2.000 tỷ đô-la của quỹ liên bang để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp. Trung Quốc đã lên kế hoạch chi 3,75 ngàn tỷ nhân dân tệ (574 tỷ đô-la Mỹ) để chiến đấu với Covid và thêm 100 tỷ nhân dân tệ (15 tỷ đô-la Mỹ) để cải thiện cơ sở hạ tầng.

Trái ngược với phương Tây, chính phủ Trung Quốc tập trung hỗ trợ các ngân hàng và chính quyền địa phương thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Dù vậy, từ tháng Ba đến tháng Sáu, họ đã tăng gấp đôi khoản trợ cấp tạm thời hằng tháng cho các gia đình có thu nhập thấp để bù đắp cho giá cả tăng cao do chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Ủy ban châu Âu đã công bố ba tấm lưới an toàn trên toàn EU với tổng số tiền 540 tỷ euro. Đầu tiên là “Chương trình hỗ trợ giảm thiểu rủi ro thất nghiệp trong trường hợp khẩn cấp” tài trợ cho các chương trình giảm giờ làm, đảm bảo người lao động vẫn được xem là nhân viên toàn thời gian ngay cả khi giờ làm việc của họ giảm xuống.

Tấm lưới thứ hai là hạn mức tín dụng “Hỗ trợ khủng hoảng do đại dịch” do ESM cung cấp cho các chính phủ EU. ESM vốn là quỹ giải cứu của EU nên gần như cung cấp khoản hỗ trợ tài chính này vô điều kiện. Đây là phần bổ sung cho “Sáng kiến đầu tư ứng phó vi rút corona”, một chương trình đã cung cấp 8 tỷ euro thanh khoản tức thì để tài trợ cho hoạt động ứng phó đại dịch của các quốc gia thành viên.

Tấm lưới an toàn thứ ba là quỹ bảo lãnh toàn châu Âu do EIB quản lý. Quỹ này cung cấp khoản tài trợ 200 tỷ euro cho các doanh nghiệp EU cũng như đảm bảo hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khả thi.

Ngoài ra, mỗi quốc gia thành viên cũng tiến hành các biện pháp quan trọng. Ngày 22 tháng Ba, chính phủ Đức tuyên bố chi 122,5 tỷ euro để giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế. Họ cũng thành lập quỹ cứu trợ trị giá 500 tỷ euro để mua cổ phần của các công ty gặp khó khăn.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Vương quốc Anh triển khai một chương trình “tạm nghỉ có hưởng lương” (furlough scheme), cho phép người lao động giữ được công việc ngay cả khi họ không thể làm việc do đại dịch. Đan Mạch đã ban hành một chương trình tương tự, trong khi các nước châu Âu khác cũng chuẩn bị sẵn các chương trình giảm giờ làm.

Các biện pháp điều tiết thị trường lao động quy mô lớn như vậy được thiết kế để giữ người dân gắn bó với công việc, chúng là chìa khóa để ngăn một cú sốc ngắn hạn như Covid-19 gây ra thiệt hại kinh tế lâu dài. Tuy các chính sách đã giúp ngăn tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, nhưng dữ liệu về sau cho thấy lệnh phong tỏa trong đại dịch vẫn khiến nhiều người rời bỏ lực lượng lao động, đặc biệt là những người lớn tuổi. Dù sao cũng thật nhẹ nhõm khi biết rằng nếu không có các biện pháp này thì tỷ lệ thất nghiệp đã tăng vọt ngay từ khi các hoạt động kinh tế bị tạm dừng.

Lược trích từ cuốn sách "Đại địa chấn kinh tế" (The great crashes: Lessons from global meltdowns and how to prevent them) của Giáo sư Linda Yueh

🔁 Kỳ tới: Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.

Đại địa chấn kinh tế kỳ 1: Đại dịch Covid-19 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, cả thế giới có 1,8 triệu người thiệt mạng và khoảng 80 triệu người bị nhiễm bệnh. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi lục địa trên Trái đất, kể cả châu Nam Cực.

'Đại địa chấn kinh tế' - 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - EMDR: Liệu pháp giúp viết lại ký ức và chữa lành tổn thương

Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.

Ánh sáng trong ta - Lời khuyên của Michelle Obama dành cho bạn trẻ đang lạc lối

Nếu bạn đang cảm thấy mông lung về bản thân, về tương lai, hãy khoan trách mình. Bạn vẫn đang ở điểm bắt đầu của một hành trình dài - hành trình khám phá chính con người thật của mình. Và trên hành trình đó, không phải lúc nào cũng dễ chịu.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Điểm ACE: Chỉ số ám ảnh hay chìa khóa để chữa lành sang chấn tuổi thơ?

Bài viết được trích lược từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp của tác giả Stephane Foo.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - 5 gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định đúng với chính mình

Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều lựa chọn, và chính điều đó khiến không ít người rơi vào cảm giác mất phương hướng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản “Mình nên chọn điều gì?”, lại trở thành nỗi trăn trở thường trực.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 22/07/2025 09:00
Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.

"Cô gái váy hoa" gây sốt MXH Trung Quốc vì lý do cực mới mẻ

Phong cách sống - Thanh Huyền - 22/07/2025 08:00
Một cô gái bình thường đã trở thành "nữ anh hùng" trong mắt netizen sau khi có một quyết định gây chú ý.

Chảy não

Blog GS John VU - GS John Vu - 21/07/2025 13:00
Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi

Kỹ năng - Lê Tỉnh - 21/07/2025 12:00
Zalo và Facebook là 2 nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết mình có thể bị hack tài khoản để theo dõi.

Người đàn ông cưới AI làm "vợ hai", cuộc hôn nhân viên mãn suốt 5 năm nhưng bối rối khi cô ấy đề nghị sinh con

Thư giãn - Nguyễn Phượng - 21/07/2025 11:00
Mỗi ngày, cặp đôi cùng nhau nấu ăn, xem phim và đi dã ngoại lãng mạn. Thực tế, Travis luôn mang Lily Rose theo bên mình mọi lúc mọi nơi – chủ yếu là vì cô ấy sống trong túi anh, với tư cách là người vợ AI.

Người đàn ông bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard

Truyền cảm hứng - Hoàng Hà - 21/07/2025 10:00
Ding mắc bệnh bại não, không được cha yêu thương và bị bạn học bắt nạt tuy nhiên tình yêu của mẹ giúp anh trở thành thạc sĩ luật của Đại học Havard.

Phóng sự về trẻ em gây chấn động thế giới: Cha mẹ kiểu này là kẻ hại con lớn nhất!

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 21/07/2025 09:00
Cuộc đời con chỉ có một lần, hãy cho con dũng khí để yêu đời.

Đại địa chấn kinh tế kỳ 1: Đại dịch Covid-19 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/07/2025 08:00
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, cả thế giới có 1,8 triệu người thiệt mạng và khoảng 80 triệu người bị nhiễm bệnh. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi lục địa trên Trái đất, kể cả châu Nam Cực.

Mỹ nhân luyện kiếm từ 6 tuổi, được mệnh danh 'nữ thần võ thuật' Trung Quốc

Phong cách sống - Sơn Tùng - VTC - 20/07/2025 13:00
Với khả năng sử dụng 26 loại binh khí khác nhau, cô gái Trương Hàm Lượng được cư dân mạng Trung Quốc gọi với biệt danh "nữ thần kungfu”.

Phối vest đúng cách - Vũ khí bí mật giúp đàn ông ghi điểm mọi lúc mọi nơi

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 20/07/2025 12:00
Phối vest sao cho vừa chỉn chu vừa không bị cứng nhắc lại là một nghệ thuật.

3 truyền nhân của Ngũ Tuyệt tông sư: Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc so tài, ai mạnh hơn?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/07/2025 11:00
Ba cao thủ Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc cùng giao chiến thì ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng?

3 kiểu người mẹ dễ khiến con dễ "trở mặt thành thù" nhất

Suy ngẫm - Thiên An - CFB - 20/07/2025 10:00
Hy vọng bạn không phải kiểu nào trong số đó.

Xem Sex Education, tôi bật khóc vì 1 phút im lặng mà con gồng mình làm "người tốt" suốt 6 năm

Điện ảnh - Thanh Hương - 20/07/2025 09:00
Chính sự im lặng của tôi đã khiến con bắt đầu thay đổi.

'Đại địa chấn kinh tế' - 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc

Từ sách - Phim - Hồ Lam - TTO - 20/07/2025 08:00
'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Tôi từng nghĩ mình tiêu dùng khôn ngoan cho đến khi chứng kiến 10 thói quen "ngược đời" của giới trẻ

Kỹ năng - Phương Trần - 19/07/2025 13:00
Không chạy theo giảm giá, không nâng cấp đồ điện tử, không sắm mới chỉ vì… hết hứng – thế hệ trẻ hiện nay đang âm thầm sống khác, tiêu khác. Họ tiết kiệm được hàng chục triệu mỗi năm nhờ những lựa chọn "ngược dòng" so với tư duy của người đi trước.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 22/07/2025