Mì Quảng: Hương vị quê hương và câu chuyện di sản

Phan Bông10/09/2024 12:00
Mì Quảng: Hương vị quê hương và câu chuyện di sản

Mì Quảng - món ăn đậm chất hồn quê “gốc rạ” của quê tôi, xứ Quảng Nam. Mì Quảng ngon không chỉ bởi hương vị “rất Quảng” mà còn vì sự gắn kết đặc biệt với đời sống, không gian văn hóa đậm đặc “chất” Quảng.

Về quê, sáng ngủ dậy, tôi thường hỏi: "Có chi (gì) ăn không rứa (vậy) má?", "Mì Quoãng (Quảng)!". Thiệt đã, thiệt ngon mình "quất" 2 tô! Mấy bà ở quê nấu mì cứ như là bản năng. Lá mì từ gạo, nước nhưn (nước lèo) nấu với bất cứ thứ gì: cá lóc, ếch, tôm, thịt heo, gà... được khử với dầu phộng, rắc thêm ít đậu phộng… là thành món mì Quảng.

Vợ tôi, cô ấy cũng người Quảng nhưng là... Quảng Bình, sinh ở trong Nam nhưng cũng mê món mì Quảng và thường trổ tài nấu món này. Món mì Quảng vợ tôi nấu cầu kỳ hơn chút bởi ngoài nhân trong tô mì có thịt heo, gà còn có tôm, trứng... nữa. Mỗi lần ăn món mì Quảng do vợ nấu, tôi thường khen "Tuyệt vời vợ!" nhưng tôi nghĩ trong bụng, thiếu mất vị dầu phộng khử nén, vì ở trong miền Nam, nhiều người không biết khử mùi dầu hoặc không ưa mùi này.

Điều đặc biệt ở mì Quảng là mỗi nơi, mỗi nhà, mỗi người có một cách nấu khác nhau, nhưng tất cả đều giữ được cái hồn cốt, cái chất của món ăn này. Đó là, sự giản đơn, chân chất, nhưng cũng vì vậy mà có những tranh cãi xảy ra xoay quanh việc "Mì Quảng ở đâu ngon nhất?".

Mì Quảng không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của tính cách người Quảng - mộc mạc, chất phác nhưng luôn có chút gì đó khó lẫn, như vị cay cay, mặn mặn, beo béo, hăng hăng trong tô mì, hay cách họ cãi nhau, nói lái trêu hoặc "móc" nhau.

Riêng cái chuyện mì Quảng "chỗ nào ngon" là người Quảng cũng cãi nhau "ỏm tỏi". Người bảo mì Quảng Đại Lộc mới ngon, người bảo mì ở Hội An, người khác bảo mì Tam Kỳ… Người cực đoan nữa thì bảo "mẹ tau nấu ngon nhứt"! Không ai chịu ai.

Tôi có người bạn gốc Quảng Nam, cùng sống ở Đà Lạt. Rủ "hắn" đi ăn mì Quảng, hắn hỏi tên quán rồi "gào" lên: "Thứ đó mà mì Quoãng (Quảng) chi! Sợi thì mềm, nhưn (nhân) thì lạt nhách, rau cắt như rau heo…!". Thôi thì đủ thứ điều hắn không ưa. Rồi hai thằng chọn quán khác, vào ăn. Tô mì bưng ra, hắn kêu chủ quán: "Mì Quoãng răng (sao) nước nhiều như phở rứa mi?". Chủ quán chưa kịp trả lời, nó đã tiếp: "Răng rau sống không có chuối cây hè?". Tôi nói: "Trong ni có búp chuối là ngon rồi!", nó cãi liền: "Ngon liềng!"… Vậy đó, không gian ăn mì Quảng "nặng mùi" Quảng vậy đó, hở ra là cãi, hở ra là nói lái "móc"…

Người Quảng không màu mè, không kiểu cách, như chính tô mì Quảng giản dị. Nhưng ẩn sau vẻ ngoài ấy là sự thông minh, hóm hỉnh. Họ ưa nói lái, không chỉ để trêu đùa, mà là để thể hiện cái nhìn sắc sảo, nhạy bén trong từng lời nói. Họ cãi nhau không phải để gây hấn, mà để tìm ra lẽ phải, để giữ vững cái lý của mình.

Giống như khi họ nấu mì Quảng, dù có bao nhiêu công thức, bao nhiêu cách chế biến khác nhau, nhưng cuối cùng, cái cốt lõi vẫn là sự giản đơn, chân chất, đậm đà… Và, tô mì ấy chắc chắn không thể thiếu tình yêu thương từ một miền quê, từ ngôi nhà nơi mẹ ngồi xay bột, tráng mì, còn ba đội mưa đi bắt ếch, cá... về làm nhân. Chính sự gắn bó này khiến món mì không thể lẫn với bất kỳ món ăn nào khác.

Tôi có ông anh đồng nghiệp cùng cơ quan cũ ở xa về. Hai vợ chồng ảnh đi xe đò về quê, tôi chạy ra đón hai vợ chồng về nhà (nhà ảnh cách lộ 40km). Mẹ, chị dâu, em gái... của hai vợ chồng đã chuẩn bị món mì Quảng rậm rịch từ hôm trước. Bữa ăn dọn ra cũng toàn thịt heo và mì Quảng.

Nhưng công nhận, thịt heo quê ngon "hết sẩy", nuôi 6, 7 tháng có khi cả năm, ăn toàn rau, cám đến khi mổ thịt chỉ vài chục cân, luộc lên phần mỡ trong veo, phần thịt hồng nhạt, miếng thịt thái dài vừa phải, cuốn bánh tráng rau sống (rau quê thiệt là thơm). Món thịt cuốn chấm nước mắm cái, "cắn" một miếng vừa giòn, vừa thơm, vừa béo mà không ngậy, nhai một miếng ngon "tuyệt cú mèo". Riêng nước chấm, các chị các mẹ ở quê pha nước chấm mắm cái thật ngon. Cũng nhiều người nơi khác pha nước chấm mắm cái với công thức như vậy nhưng tôi thấy "ngon không bằng".

mi-quang-1_1628500075.jpg
Món mì Quảng mang hồn cốt con người xứ Quảng - Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Tô mì Quảng, ngoài sợi mì, nguyên liệu, rau thì còn có bánh tráng (bánh đa, mỏng) bỏ vào mới đầy đủ, tô mì mới ngon! Chắc tại quê mình xưa quá nghèo khó, bữa ăn đơn sơ, nên có bánh tráng vào, người ăn nhai rôm rốp vừa vui tai vừa thêm phần no bụng. Bánh tráng này còn có biến tấu như với kẹp xôi hay mì lá (bánh tráng đập)... rồi chấm với nước tương hay mắm cái... cũng trở thành món ăn ngon miệng của người miền Trung.

Bây giờ, mì Quảng có ở khắp mọi nơi trong các thành phố lớn. Người Quảng đi đâu, thấy tiệm mì Quảng cũng "sà vô" "làm" một tô mới được. Ăn xong lại bảo chỗ này thiếu vị này, chỗ nọ thiếu vị kia... Như tôi sáng nay, vừa đến Sài Gòn, thấy quán mì Quảng trên đường đi liền ghé vào ăn. Tôi ăn xong lại quay ra thắc mắc với chủ quán (là người Đại Lộc, Quảng Nam): “Răng không có đậu phụng em hè!”… Vậy đó, cái “tật” Quảng không bỏ.

Có thể nói, món mì Quảng, qua thời gian, đã trở thành biểu tượng không chỉ của ẩm thực, mà còn của con người xứ Quảng. Một món ăn bình dân, dễ làm nhưng chứa đựng trong đó cả một bầu trời văn hóa, tính cách và tình người. Mì Quảng không chỉ là món ăn để thưởng thức, mà còn là một câu chuyện về con người và vùng đất Quảng Nam, một câu chuyện đậm đà hương vị, mộc mạc và đầy tình cảm như chính những con người Quảng Nam.

Thêm nữa, món mì Quảng giờ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia nhưng đối với người Quảng thì món mì Quảng vẫn thế. Nhà nhà vẫn tự nấu mì, vẫn sì sụp ăn và miệt mài cãi “mì chỗ tau ngon hơn!”.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Chuyện cảm động về vị tướng triều Nguyễn khiến tướng nhà Tây Sơn cảm phục

Bình Định là quê hương của nhà Tây Sơn, người dân ở đây luôn kính ngưỡng các anh hùng nghĩa sĩ của phong trào nông dân, nhưng một vị công thần triều đại đối nghịch được tôn kính là điều khá thú vị.

Mùa thu Hà Nội và những món ngon từ cốm

Khi nói tới món cốm trứ danh nổi tiếng trên đất Bắc, hẳn nhiều người không thể không nhắc tới làng Vòng (thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), bởi nơi đây có nghề làm cốm truyền thống.

Thất tịch trong văn hóa Việt: Chuyện vợ chồng Ngâu và lý do người trẻ thường ăn đậu đỏ cầu nhân duyên

Nhiều người tin rằng, tháng 7 Âm lịch không chỉ là mùa Vu lan báo hiếu mà còn kiêng cả chuyện cưới hỏi do sự tích vợ chồng Ngâu.

Ngày Thất tịch là ngày gì?

Mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là ngày Thất tịch, bạn có biết Thất tịch là gì, ngày này có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao?

Sứ mệnh của xuất bản!

Bối cảnh kỷ nguyên số đặt ra nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các nhà xuất bản tiếp cận với cách làm mới, khai phá những tiềm năng sáng tạo dựa trên công nghệ.

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.

Sẽ có con đường mang tên Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương

Ông Nguyễn Văn Thống, cựu binh Gạc Ma quê ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, lần đầu tiên có con đường mang tên anh hùng liệt sĩ Gạc Ma. 

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.

Tự do - Như chim tung cánh: Con đường đi đến tự do đích thực

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 20/02/2025 10:00
Con đường đi đến tự do không phải là "tự do khỏi" một điều gì đó hay "tự do làm bất cứ điều gì mình muốn", mà là tự do được là chính mình.

Con đường chính trực - Hóa giải ý nghĩ địa ngục của bạn

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 20/02/2025 09:00
Một khi niềm mong mỏi được thoát khỏi nỗi đau khổ, lấn át nỗi sợ tiến về phía trước của bạn, hãy đi theo con đường chính trực qua những bước sau đây.

Tối ưu hóa tiềm lực cho những mục tiêu mới

Tủ sách - Đan Thanh - 20/02/2025 08:00
"Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo đi và vui sống", "Kích hoạt tiềm năng" và "Biến tiềm năng thành tài năng" là những cuốn sách kinh điển, mang đến những lời khuyên bổ ích và bài học ý nghĩa để tiếp thêm sức mạnh cho người đọc chinh phục những mục tiêu mới.

Học kỹ nghệ phần mềm mất bao lâu?

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/02/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng trước, một giáo sư toán học đã hỏi tôi: “Học kĩ nghệ phần mềm phải mất bao lâu?”

Xem phim Sex Education, tôi nhận ra lỗi sai kinh điển đẩy con vào tình cảnh đáng thương

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 19/02/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi cuối cùng cũng nhận ra một sai lầm mà bản thân đã mắc phải nhiều lần trong việc nuôi dạy con cái.

Cảnh báo 1,8 tỷ người dùng Gmail có thể bị đánh cắp dữ liệu ngân hàng

Kỹ năng - Nam Đoàn - 19/02/2025 11:00
Tất cả 1,8 tỷ người dùng Gmail đã được đưa ra "báo động đỏ" về một vụ lừa đảo cho phép tin tặc truy cập vào tài khoản.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 21/02/2025