Đừng trở nên xấu xa - Hành trình trở thành 'kẻ phản diện' của Big Tech

Thảo Thảo22/04/2023 09:00
Đừng trở nên xấu xa - Hành trình trở thành 'kẻ phản diện' của Big Tech

Khi khuyên nhân viên “đừng trở nên xấu xa”, Google biết rất rõ rằng cái xấu không chỉ là một sự cám dỗ mạnh mẽ mà còn ngầm ám chỉ sự xấu xa ấy có thể được hòa trộn vào các kế hoạch kinh doanh của mình.

“Đừng trở nên xấu xa” (Don’t be evil) là câu mở đầu nổi tiếng trong Quy tắc ứng xử nguyên bản của Google. Đây là triết lý mà ngày nay có vẻ giống như một di tích cổ của những ngày đầu thành lập công ty, khi hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin còn là sinh viên đại học Standford, phát minh ra một cách thức độc đáo để tìm kiếm trên internet: Google.

Vào thời điểm đó, họ cho rằng việc theo dõi hành vi tìm kiếm của mọi người và sử dụng dữ liệu đó để thu lợi là việc làm “có vẻ quá xấu xa”. Đáng buồn thay, đây lại chính xác là những gì mà Google cùng những tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) khác đang thực hiện.

Rana Foroohar – Phóng viên chuyên mục kinh doanh toàn cầu và là Phó tổng biên tập của tờ Financial Times đã ghi lại toàn bộ hành trình trở thành “kẻ phản diện” ấy trong tác phẩm gần đây của mình, từ lúc các Big Tech còn là những ý tưởng công nghệ cách tân và ngây thơ cho đến khi trở thành thứ “bóng tối công nghệ” bủa vây lấy loài người. Cô đã dùng câu triết lý “Đừng trở nên xấu xa” làm tiêu đề cho cuốn sách như một thông điệp đầy ẩn ý và sắc sảo gửi đến các ông trùm công nghệ.

Khi Rana Foroohar viết cuốn sách này, một số công ty Big Tech đang bị điều tra bởi Mỹ và châu Âu. Dù vậy, cô không nghĩ các vị lãnh đạo của các công ty công nghệ này là những tay tội phạm. Thay vì vậy, cô xem họ như những kẻ phản diện có những tham vọng vừa phi thường vừa điên rồ, tham lam và ngô nghê.

Khởi nguồn của những tham vọng

Mở đầu cuốn sách, tác giả đã mô tả Standford – ngôi trường nổi tiếng mà hai nhà sáng lập Google từng theo học - là “nơi đầy rẫy sự cạnh tranh của những tham vọng vô hạn đang ngụy trang dưới lớp vỏ ý thức của xã hội. Đó là điểm đến của những người quyết tâm thay đổi thế giới – và làm giàu từ đó”. Và Larry Page và Sergey Brin cũng không ngoại lệ.

Cả hai cùng tham gia một nhóm tương tác về máy tính – con người tại Standford, chủ yếu nghiên cứu về việc tìm cách tận dụng không gian ảo khổng lồ trên internet. Trong khi hầu hết các sinh viên trong nhóm tập trung xây dựng các cổng thông tin (portal) – điểm truy cập tin tức và trung tâm truyền tải dữ liệu (hub) để gửi email hoặc đăng hình ảnh, thì Brin và Page lại chọn đi theo một con đường hoàn toàn khác biệt.

Họ tập trung phát triển một công cụ có thể nhanh chóng phân loại và hệ thống mọi thứ trên không gian mạng khi mà mỗi ngày đều có rất nhiều nội dung mới được xuất hiện trên đó, từ bài viết, hình ảnh, cho đến vô số bài hát được tạo mới trên các trang web.

Để làm được điều đó, cả hai đã phát triển BackRub – một chương trình lần theo các đường link dẫn tới những tài liệu khác thông qua việc gửi các con bọ tìm kiếm (bot) “bò” khắp các trang mạng để tiếp cận nhiều tài liệu nhất có thể, gắn thẻ mỗi tài liệu bằng một đoạn mã (code) mà chỉ BackRub mới đọc được và thống kê tất cả các liên kết ngược (backlink) của tài liệu đó.

Trong lần chạy thử đầu tiên, BackRub đã ngốn toàn bộ băng thông máy tính trong khoa Khoa học máy tính, vậy nên Page và Brin đã trưng dụng cả hệ thống máy tính của Đại học Stanford với hiệu suất cao gần gấp năm lần. Nhờ vậy, những con bọ của họ có thể tự do đi khắp không gian ảo, gắn thẻ, thống kê; và trong quá trình đó, chúng có thể đã xâm phạm bản quyền của những người tạo ra các nội dung được chúng lần theo. Hành vi xâm phạm này đã được Google thực hiện trên quy mô công nghiệp khi mua lại YouTube trong nhiều năm sau đó.

Đối với Page và Brin, không có gì bất chính khi thực hiện những việc này. “Họ cho rằng bản thân chỉ đơn giản là tìm cách nắm bắt những kiến thức đang ẩn giấu trong kho lưu trữ máy tính để mang lại lợi ích cho mọi người. Và nếu việc đó cũng mang lại lợi ích cho họ thì càng tốt”, Rana Foroohar viết trong cuốn sách. Đây là ví dụ đầu tiên về những gì mà sau này chúng ta gọi là hành vi trộm cắp hợp pháp.

Larry và Sergey tin rằng nếu bạn cứ thế mà làm, mọi người sẽ dần chấp nhận hành động của bạn cho đến khi nhận ra bản thân đã quá gắn bó với những cách cũ dù chúng không tốt bằng. Họ nhất mực làm theo nguyên tắc bất thành văn “thà xin lỗi còn hơn xin phép”, dù sự thật là họ không xin lỗi mà cũng chẳng xin phép.

Chính lối tư duy và kiểu hành xử lộng quyền này đã trở thành phong cách của Google cũng như nhiều Big Tech khác. Khi khuyên nhân viên “đừng trở nên xấu xa”, Google biết rất rõ rằng cái xấu không chỉ là một sự cám dỗ mạnh mẽ mà còn ngầm ám chỉ sự xấu xa ấy có thể được hòa trộn vào các kế hoạch kinh doanh của mình.

Rana Foroohar nhận xét, Google nhẽ ra đã trở thành “một công ty công nghệ nhỏ và tử tế”, nếu không chịu cúi mình trước lòng tham…

Chấp nhận xấu xa để trở nên “khổng lồ”

Lật lại lịch sử, khi Google còn là một startup nhỏ bé vừa mới thành lập và bắt đầu nhận vốn đầu tư, Page và Brin vẫn chưa có một kế hoạch kinh doanh cụ thể giúp công ty kiếm được nhiều tiền. Hai nhà sáng lập trẻ tuổi khi ấy gặp áp lực trong việc tạo ra doanh thu và làm các nhà đầu tư hài lòng.

Lúc này, cả hai bắt đầu nghĩ ra ý tưởng kết hợp việc khai phá dữ liệu - vốn là lĩnh vực chuyên môn của Brin – với hình thức quảng cáo nhắm mục tiêu (targeted adversiting) dựa trên dữ liệu lớn (big data) của người dùng. Đây là “mỏ vàng” giúp những ai biết sử dụng mô hình kinh doanh này trở nên rất giàu có.

Tuy nhiên, trước đó, trong một bài viết được công bố vào năm 1998, Page và Brin đã lên tiếng cảnh báo về hành vi hoạt động tìm kiếm có thể tạo ra lợi nhuận như thế nào. Trong khi khai phá dữ liệu chỉ đơn giản là phân tích một lượng dữ liệu lớn để khám phá các xu hướng và khuôn mẫu trong một tập hợp, thì việc theo dõi hành vi của người khác – xem họ tìm kiếm những gì, nhấp vào kết quả nào… - và xây dựng một cơ sở dữ liệu về họ để sau đó bán lại thông tin cho các đơn vị quảng cáo, lại “có vẻ là việc làm quá xấu xa”.

Mỉa mai thay, chính mô hình kinh doanh mà hai nhà sáng lập kiên quyết phản đối ngay từ đầu ấy lại là thứ giúp Google thống trị toàn bộ ngành công nghiệp tìm kiếm và quảng cáo sau này. Trong cuốn sách “Đừng trở nên xấu xa”, Rana Foroohar gọi đây là mô hình kinh doanh “ác tính”, bởi nó thu lợi từ việc khai thác dữ liệu người dùng một cách không công bằng.

Giờ đây, hoạt động quảng cáo nhắm mục tiêu đã trở thành nguồn thu nhập chủ chốt của cả Google lẫn hàng loạt ông lớn khác như Facebook hay Amazon, tạo ra một mô hình kinh doanh tiêu chuẩn cho nhiều công ty trong việc thuyết phục mọi người mua hàng. Vốn dĩ các công ty này có thể phản đối quyền lực ngày càng tăng của Big Tech nhưng họ chọn giữ im lặng bởi bản thân họ cũng đang hưởng lợi từ mô hình quảng cáo nhắm mục tiêu mà những nền tảng này cung cấp.

Cụ thể, nhờ Big Tech, các công ty có thể theo dõi khách hàng 24/7 và nhắm đối tượng mục tiêu chính xác hơn bao giờ hết. Tác giả Rana Foroohar cho rằng đây thật sự là một “giao ước của quỷ”, bởi dù sớm hay muộn, các gã trùm công nghệ như Google cũng sẽ lấn sân sang mọi ngành nghề (từ chăm sóc sức khỏe cho đến giao thông vận tải).

Cô cảnh báo, điều mà các công ty sử dụng dịch vụ của Big Tech đang làm là từ bỏ thị trường, giao khách hàng vào tay những ông trùm này chứ không phải giành quyền kiểm soát. Họ đang cho phép Big Tech tăng trưởng theo cách mà cuối cùng có thể gây bất lợi cho mình, khi các gã trùm công nghệ “nhúng tay” vào mọi lĩnh vực.

Dưới ngòi bút sắc sảo và văn phong mạch lạc của một phóng viên kinh tế kỳ cựu, cách các Big Tech kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân của người dùng và ngày càng tham lam khi nắm giữ nhiều quyền lực… trở nên rất rõ ràng và dễ hiểu. Không những vậy, những luận điểm mà tác giả Rana Foroohar đưa ra còn được củng cố bởi ý kiến của các chuyên gia, số liệu từ kết quả nghiên cứu thực tế và chia sẻ của người trong cuộc.

Cuốn sách “Đừng trở nên xấu xa” là lời cảnh báo chưa bao giờ muộn với mọi người. Điều đáng trân trọng, là không chỉ đề cập đến thực trạng, Rana Foroohar đã cố gắng đề xuất nhiều giải pháp để Big Tech “không trở thành kẻ xấu”. Cuốn sách là một nỗ lực nhằm làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan Big Tech đã khiến chúng ta lo lắng, cũng như những gì chúng ta có thể làm để giải quyết những vấn đề đó.

Tuy vậy, bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô, điều mà mỗi người cần làm trước mắt là trang bị cho mình thái độ cảnh giác hơn trước những nguy cơ tiềm ẩn từ công nghệ. Bởi một khi chúng ta còn mải miết lướt Google, Facebook, hay YouTube…, tâm trí ta sẽ không còn đủ tỉnh táo để có thể thoát khỏi “mặt tối” của thứ ánh sáng xanh phát ra trên các thiết bị điện tử mỗi ngày.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Hạnh phúc tuổi trẻ’ - Những lá thư Krishnamurti gửi bạn trẻ

Trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, nhiều người trẻ đang mắc kẹt trong cuộc chạy đua điên cuồng: không ngừng tìm kiếm thành công, tình yêu, sự an toàn, thấu hiểu, tự do... Nhưng nghịch lý là, càng tìm kiếm, họ càng xa rời chính mình.
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Đừng che giấu cảm xúc bằng hai chữ “Ổn mà”

“Ổn mà” – hai chữ ngắn ngủi nhưng lại là câu trả lời phổ biến nhất trong những khoảnh khắc ta cảm thấy tệ nhất.
4

Quên hôm qua, sống cho ngày mai: Học cách tha thứ, món quà bạn có thể tặng cho chính mình

Tha thứ – nghe thì nhẹ tênh, nhưng mấy ai làm được dễ dàng? Bởi khi lòng mình còn đau, còn tổn thương, thì làm sao có thể dễ dàng bỏ qua cho ai đó đã từng làm mình rơi nước mắt?
5

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

Ngọc sáng trong hoa sen - Bạn đã học hỏi và biết áp dụng thế nào vào đời sống hiện tại?

Nếu đời sống là một dòng sông trôi chảy thì kiếp sống chỉ là những giọt nước kết hợp thành dòng sông, và tùy theo các điều kiện chi phối mà giọt nước sẽ mang hình thái khác nhau, trong hay đục, có phù sa hay rong rêu, v.v.

Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng - Người thầy siêu hạng của những điệp viên

Chúng ta thường hiếm khi được đọc các tác phẩm người thật việc thật về các nhà hoạt động tình báo của mình, kể cả trong các cuộc chiến chống ngoại xâm trước đây và giai đoạn bảo vệ, xây dựng đất nước hiện nay.

Những triết lí nhân sinh sâu sắc trong Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu

Mặc dù tác phẩm Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu lấy bối cảnh ở Ai Cập cổ đại nhưng thông điệp của nó mang tính phổ quát và trường tồn với thời gian.

Đi tìm lẽ sống - Khát vọng cống hiến cho tương lai

Mong rằng, qua những gợi ý của “Đi tìm lẽ sống” của Viktor E. Frankl, bạn sẽ thay đổi cách suy nghĩ và cách sống, đừng trở thành kẻ vật vờ trên thế gian này.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Facebook và Instagram từng khác nhau như thế nào? 

Cuộc đấu tranh với “công ty mẹ” để giữ vững các giá trị văn hóa và đảm bảo lợi ích của người dùng đã kéo dài dai dẳng, cuối cùng kết thúc với sự ra đi của hai nhà sáng lập Instagram. Vậy Facebook và Instagram từng khác nhau như thế nào? 

Người Ai Cập - Quyền lực và tình yêu: Sự kết hợp hấp dẫn giữa lịch sử huyền bí và cuộc sống đời thường của người Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập – Quyền lực và tình yêu là “Mười lăm sách kể về cuộc đời danh y Sinuhe những năm 1390-1335 trước Công lịch”. Đó cũng là 15 chương kể về đời sống chính trị và xã hội Ai Cập cổ đại qua hồi ức của nhân vật chính Sinuhe.

'Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị' đã thay đổi cuộc đời tôi

Bạn đã từng nghe ai đó nói rằng: "sách là người bạn tri kỉ của con người" chưa? Nếu nghe rồi thì bạn có tin điều ấy không? Riêng tôi, tôi tin tuyệt đối. 

Sao ta làm điều ta làm - Phép màu của động lực nội tại

“Thay vì hỏi ‘Làm thế nào tôi có thể thúc đẩy mọi người?’, chúng ta nên hỏi ‘Làm sao tôi có thể tạo điều kiện để mọi người thúc đẩy bản thân?’”, Edward L.Deci ghi trong cuốn “Sao ta làm điều ta làm”. 

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.

Cấp quản lý càng cao thì càng có xu hướng sử dụng AI

Suy ngẫm - Anh Tú - 09/07/2025 10:00
Theo nghiên cứu mới từ Salesforce, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy dấu hiệu chuyển dịch từ các ứng dụng cơ bản như tự động hóa công việc sang những kết quả mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ công việc sáng tạo và chiến lược.

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Từ sách - Phim - Hương Hồ - 09/07/2025 09:00
Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Phong cách sống - Đoàn Thủy - 09/07/2025 08:00
Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.

Rò rỉ bí mật Meta đào tạo các chatbot AI chủ động nhắn tin, nhớ hội thoại, cố giữ người dùng ở lại

Kỹ năng - Sơn Vân - 08/07/2025 13:00
Meta Platforms đang đào tạo các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tùy biến để trở nên chủ động hơn, chủ động nhắn tin mà không cần chờ người dùng nhắn trước, nhằm tiếp nối những cuộc trò chuyện trước đó, trang Insider cho biết.

Xem 'Sex Education', tôi học lỏm được cách áp dụng để dạy con gái 'lì lợm' hiệu quả không tưởng!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 08/07/2025 12:00
Tôi đã tìm ra chìa khóa giúp con gái vượt qua sự chán chường, rèn luyện tính kiên trì và thay đổi tư duy về thành công.

Vợ nổi ghen khi chồng ‘say nắng’ và đòi cưới nhân tình AI

Thư giãn - Anh Tú - 08/07/2025 11:00
Theo CBS và New York Post, một người đàn ông đã có gia đình tại Mỹ đã gây tranh cãi khi yêu và cầu hôn một AI trên ChatGPT.

Tình trạng cận kề cái chết và giải thích của khoa học về linh hồn

Suy ngẫm - Phạm Hường - 08/07/2025 10:00
Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này.

Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra nhờ AI hỗ trợ: Cách thức không như nhiều người nghĩ

Truyền cảm hứng - Chi Chi - 08/07/2025 09:00
Hiện tại, bé đã 7 tháng tuổi và trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ AI.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Con người sẽ ra sao nếu không còn cảm xúc tồi tệ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 08/07/2025 08:00
Bác sĩ tâm lý Emma Hepburn cho rằng cảm xúc giúp ta sống, cảm, phản ứng và kết nối. Cố gắng phủ nhận một cảm xúc tiêu cực đồng nghĩa với việc ta đang chối từ chính mình.

Vì sao video ngắn trên Internet khiến việc học trở nên khó khăn?

Kỹ năng - Anh Tú - 07/07/2025 13:00
Hàng triệu người xem các video học tập ngắn trên nhiều nền tảng mạng xã hội mỗi ngày với hy vọng tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới đây lại cho thấy điều ngược lại.

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in3

Thư giãn - KỲ PHONG - 07/07/2025 11:00
Bảng tên phường Sài Gòn, TP.HCM đang trở thành nơi check-in thu hút người dân và du khách.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 09/07/2025