“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” - Con đường gian nan chữa lành những bi kịch tuổi thơ

Thu An13/08/2024 08:00
“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” - Con đường gian nan chữa lành những bi kịch tuổi thơ

​​​​​​​Cuốn sách kể lại câu chuyện có thật về những đứa trẻ có cuộc sống vô cùng bi kịch ngay từ tuổi ấu thơ, dẫn đến những sang chấn, tổn thương với bộ não mà nó không thể được bù đắp, hồi phục hoàn toàn trong giai đoạn phát triển sau đó.

Sang chấn - vết hằn sâu trên những bộ não trẻ thơ

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” là tác phẩm đầy tình thương và trách nhiệm dành cho trẻ em, và không chỉ trẻ em mà để cho cả người lớn nghiền ngẫm, được hai tác giả Bruce D. Perry và Maia Szalavitz phối hợp nhau viết từ năm 2001, tái bản năm 2017 với nhiều nội dung cập nhật.

Đó là câu chuyện về cô bé Tina được mẹ dẫn đến bác sĩ Perry điều trị khi mới bảy tuổi đầu. Tina bị một thiếu niên mười sáu tuổi, con trai người nhận trông coi cô bé, lạm dụng tình dục suốt hai năm dài, từ lúc Tina bốn tuổi đến sáu tuổi mới bị phát hiện. Gia cảnh cực kỳ khó khăn, mẹ Tina đơn thân nuôi Tina và hai đứa em nhỏ của Tina nên không có thời gian chăm sóc và bảo vệ con.

Hai năm dài bị lạm dụng trong tuổi ấu thơ đó đã để lại những sang chấn cực kỳ nghiêm trọng và những hành vi lệch lạc trong cuộc sống sau này của Tina, mà mọi nỗ lực cứu chữa đều không thể đạt kết quả tối ưu. Nó để lại nhiều băn khoăn, ray rứt trong lòng một bác sĩ dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu, tìm ra mô hình trị liệu, chữa lành cho những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh này, và đưa ra những lời cảnh báo cấp thiết cho người lớn.

Hay như trường hợp bé Justin, bị mẹ ruột bỏ lại cho bà ngoại nuôi dưỡng khi mới hai tháng tuổi. Và thật không may, khi Justin mười một tháng tuổi bà ngoại em mất. Người bạn trai của bà đã tiếp tục nuôi Justin trong chuồng chó, hoàn toàn theo nghĩa đen. Hậu quả là khi bác sĩ Perry gặp, Justin là một đứa trẻ sáu tuổi không biết nói, không biết đi, chiếc nôi của em phải rào lại bằng các thanh sắt. Em liên tục đung đưa người, rên rỉ một giai điệu vô nghĩa, ném thức ăn và cả phân của mình vào các nhân viên điều trị.

Còn Laura là một trường hợp bị bỏ bê khác. Hậu quả là em bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển cả thể chất lẫn tâm trí. Đã lên bốn tuổi nhưng Laura nặng chưa đến 12 kg. Dù liên tục được truyền dinh dưỡng giàu calo nhưng em vẫn không chịu lớn. Các bác sĩ đã ròng rã làm rất nhiều xét nghiệm, kiểm tra đủ kiểu hệ tiêu hóa của em, kể cả phẫu thuật để tìm bệnh, và đưa ra rất nhiều chẩn đoán: “động kinh ruột”, “chứng biếng ăn tâm thần ở trẻ sơ sinh”… Tuy nhiên, tất cả liệu pháp điều trị  đều không đáp ứng.

Với kiến thức, kinh nghiệm, sự tận tâm của mình, bác sĩ Perry đã chỉ ra nguyên nhân: ngay từ lúc mới sinh Laura, mẹ em đã không biết cách chăm sóc con, hoàn toàn không có sự kết nối với con về mặt cảm xúc. Cô ít khi ôm hay ẵm con, không cho con bú trực tiếp mà vắt sữa vào bình rồi cho bú, không đu đưa con trong tay, không ru con ngủ, không thủ thỉ yêu thương, không nhìn thẳng vào mắt con… Thiếu vắng những tín hiệu về thể chất và cảm xúc này, những thứ cần thiết để kích thích quá trình phát triển, Laura đã ngừng tăng cân.

Thời điểm đó, có một hội chứng thường gặp là FIT (viết tắt của “Failure to Thrive”, tạm dịch là “chậm lớn”). Trẻ sơ sinh được chẩn đoán FIT thường bị suy giảm nồng độ nội tiết tố tăng trưởng. Một nghiên cứu cho thấy hơn một phần ba trẻ em sống tại các cô nhi viện mà không có được sự quan tâm cá nhân đã sống không quá hai tuổi. Khuyến cáo của tác giả là “theo đúng nghĩa đen, trẻ em không thể lớn nếu thiếu tình yêu thương”.

Và còn nhiều nữa những trường hợp trẻ em bị lạm dụng, bị sang chấn, tổn thương, bị ngược đãi, bị bỏ rơi, bị làm “vật tế thần” trong các giáo phái, bị bạo hành ở chính các “mái ấm”, bị hành hạ ở chính gia đình cha mẹ nuôi… được nêu trong quyển sách, mà chắc rằng người đọc nào cũng cảm thấy phẫn uất, đau lòng, thương cảm, thậm chí bị sốc.

Tình người vượt trên những qui tắc khô cứng

“Trẻ nhỏ mau quên”. Khi đọc “Những đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó”, tôi nhận ra suy nghĩ sai lầm đó của người lớn. Tác giả cho biết, thời điểm ông học trường y, các nhà nghiên cứu hầu như không để tâm đến những tổn thương kéo dài mà các sang chấn tâm lý để lại. Các nghiên cứu về tác động của sang chấn lên trẻ em thậm chí còn ít ỏi hơn. Vấn đề này không được xem trọng, bởi trẻ em được cho là cố nhiên có khả năng “phục hồi”, với năng lực “vực dậy” bẩm sinh.

Bằng những nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm điều trị của mình, bác sĩ Perry đã chứng minh: Trái với lầm tưởng của nhiều người, trẻ em không được sinh ra với khả năng tự phục hồi. Những tổn thương - nhìn thấy được lẫn không nhìn thấy được - mà các em phải chịu trong giai đoạn thơ ấu sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn so với người lớn.

Phân tích chức năng của bộ não, tác giả viết: Đối với con người, sinh vật đáng sợ nhất mà chúng ta có thể gặp phải chính là đồng loại… Kẻ săn mồi đáng sợ nhất mà con người phải đối diện chính là đồng loại. Bởi thế, hệ thống phản ứng với căng thẳng của chúng ta được kết nối chặt chẽ với các hệ thống thần kinh có chức năng đọc và phản ứng với các tín hiệu xã hội của con người.

Theo tác giả, ở những giống loài mang tính xã hội như loài người, cả ba chức năng bộ não phải định hướng để con người có thể tồn tại và phát triển đều phụ thuộc sâu sắc vào khả năng của bộ não trong việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ. Con người sẽ trở nên chậm chạp, yếu ớt và không đủ khả năng sinh tồn lâu dài ngoài tự nhiên nếu không có sự trợ giúp từ người khác. Nhận thức được tầm quan trọng của các mối quan hệ và các tín hiệu tương tác xã hội là vô cùng cần thiết cho quá trình trị liệu hiệu quả.

Điều đáng trân trọng ở quyển sách là tác giả không chỉ đưa ra những dẫn chứng đau buồn, mà thông qua những câu chuyện cụ thể đó đưa ra những mô hình điều trị hữu hiệu, những giải pháp chữa lành thuyết phục; đưa đến người đọc những hiểu biết sâu sắc về bệnh nhi, về lĩnh vực khoa học thần kinh. Quan trọng hơn, mang đến cho người đọc những suy nghĩ tích cực, những giá trị nhân văn, những niềm tin mạnh mẽ về con đường giải quyết thực trạng này.

Bác sĩ Perry và đội ngũ của mình cho thấy hình ảnh những thầy thuốc không chỉ tìm hiểu triệu chứng bệnh mà luôn truy nguyên nguồn gốc bệnh. Không chỉ đến với người bệnh với tư cách một bác sĩ mà còn tiếp cận bệnh nhân với tấm lòng tràn ngập tình người. Không chỉ quan tâm đến các phương pháp điều trị cụ thể mà còn tìm kiếm các giải pháp để cảnh báo và phòng ngừa các bi kịch. Không chỉ chữa bệnh mà luôn tìm cách chữa lành những nỗi đau con người…

Điều đáng cảm động là xuyên suốt trong quyển sách, bác sĩ Perry luôn thể hiện một sự khiêm cung, một tâm trạng ray rứt trước những hạn chế của mình và của cả ngành y khi đối diện những ca bệnh khó; là sự chân thành cảm phục những bệnh nhi dũng cảm của mình và xem các em như những người thầy trong nghề để luôn học hỏi, nghiên cứu. Ông cùng các cộng sự đã tìm ra một mô hình chữa trị hữu hiệu là “Mô hình trị liệu thần kinh tuần tự” được triển khai rộng rãi sau đó. Nhưng quan trọng hơn, ông đã khai thông, làm thay đổi nhận thức của nhiều người về những vấn đề của trẻ em.

Bác sĩ Perry chia sẻ: những bài học cốt lõi mà tôi học được từ các em có giá trị với tất cả chúng ta. Bởi để hiểu được các sang chấn, chúng ta cần phải tìm hiểu về ký ức. Để đánh giá đúng việc trẻ em được chữa lành như thế nào, chúng ta cần hiểu cách trẻ học yêu thương, cách trẻ đối phó với khó khăn và cả việc căng thẳng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào. Và khi nhận thức được rằng khả năng yêu thương và hành động của con người có thể bị hủy hoại nghiêm trọng bởi bạo lực và các mối đe doạ, chúng ta mới có thể hiểu rõ hơn chính mình và biết cách vun đắp, quan tâm đến những người thân yêu trong đời, nhất là trẻ nhỏ.

Đọc sách, tôi rút ra nhiều điều: Tình người vượt trên những qui tắc khô cứng. Tâm thiện vượt trên mọi sai phạm và sửa đổi mọi công thức chữa trị rập khuôn. Làm một bệnh nhân khổ lắm nhưng gặp một bác sĩ chỉ chữa bệnh bằng công thức và qui định còn khổ hơn nhiều. Người bệnh cần thêm một tấm lòng, một tâm từ bi và lòng can đảm từ bác sĩ để thách thức những niềm tin cố hữu…

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” với 12 chương, 619 trang sách thật sự đáng nghiền ngẫm bởi những giá trị nó mang lại. Không chỉ là kiến thức, mà còn là những giá trị nhân văn, những cảm xúc tích cực, thiện lành.

(Thu An)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
4

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.
5

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

Để con chăm sóc mẹ - Rồi cũng đến ngày tạm biệt

Đồng hành cùng mẹ trong những năm tháng cuối đời là một trải nghiệm đau buồn, đòi hỏi tinh thần vững vàng và ý chí mạnh mẽ của người con.

Để con chăm sóc cha - Chăm sóc tinh thần cho người chăm sóc

Trở thành người chăm sóc là một hành trình không hề dễ dàng. Không chỉ hy sinh thời gian, công việc và cuộc sống cá nhân, người chăm sóc còn phải chống chọi với nỗi lo âu, bất lực và buồn đau đang dày vò mỗi ngày.

Chia sẻ từ trái tim - Mùa Vu lan: Không phải mua chim mua cá mới là phóng sinh

Bởi vì đạo Phật là đạo từ bi, luôn khuyến khích mọi người bảo hộ sự sống, không giết chóc. Ngay cả giới thứ nhất mà Phật tử thọ khi quy y cũng là không sát sinh. Nghĩa là mình ý thức được sự khổ đau của việc giết hại.

3 bài học từ cuốn sách 'Đi tìm lẽ sống' sẽ giúp ích cho bạn

Frankl đã dành phần còn lại của cuộc đời mình để dạy lại những gì ông đã học được trong thời kỳ tồi tệ nhất: rằng mọi người có thể và phải tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình, ngay cả khi tất cả những gì họ biết là nỗi đau khổ tột cùng.

Cởi trói linh hồn - Làm thế nào để sống một cuộc sống yên bình?

Học cách sống yên bình không phải là một điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là không thể. Để đạt được sự yên bình, cần sự hiểu biết và kiên nhẫn.

Hồi ký chấn động của Britney Spears được chuyển thể thành phim điện ảnh

Hãng phim Universal vừa đấu giá thành công dự án chuyển thể hồi ký chấn động của "công chúa nhạc Pop" Britney Spears, dự sẽ gây sốt phòng vé trong thời gian sắp tới.

‘Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó’ - Liệu pháp chữa lành hiệu quả nhất chính là tình yêu thương

​​​​​​​Vào những năm đầu thập niên 80, tác động của sang chấn tâm lý lên trẻ em không nhận được nhiều sự quan tâm. Thậm chí, rất nhiều người lớn cho rằng trẻ em có khả năng “tự phục hồi”, với năng lực “vực dậy” bẩm sinh.

Chia sẻ từ trái tim - Nhân quả là luật chung chứ không của riêng một đạo nào

Nhiều người cho rằng chỉ những ai theo đạo Phật mới cần quan tâm đến nghiệp báo, nhân quả. Nhưng nhân quả là luật chung của vạn vật chứ không áp dụng vào riêng một tôn giáo nào, dù tin hay không, chúng ta vẫn đang chịu tác động của nó.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Xem "Sex Education" tôi rút ra bài học để thay đổi cậu con trai hư hỏng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 18/07/2025 13:00
Tại sao tôi lại không xem bộ phim "Sex Education" sớm hơn. Như vậy thì gia đình đã không phải trải qua những ngày tháng mệt mỏi.

Hành trình giông bão của người mẹ đơn thân nuôi con bại não thành Thạc sĩ Harvard

Truyền cảm hứng - Ứng Hà Chi - 18/07/2025 12:00
Từ cậu bé bại não, cậu bé ấy trở thành Thạc sĩ Harvard nhờ nghị lực và tình yêu bền bỉ của mẹ.

Trước khi có internet và Wi-Fi, những đứa trẻ của thập niên 1980 download game bằng cách nghe Radio

Kỹ năng - Nguyễn Hải - 18/07/2025 11:00
Đây cũng là hình thức đầu tiên của việc truyền dữ liệu không dây đến cho mọi người khi chưa có internet và Wifi.

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Suy ngẫm - S.A - CFB - 18/07/2025 10:00
Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 18/07/2025 09:00
Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Từ sách - Phim - Quìn - 18/07/2025 08:00
Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.

Nghề phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/07/2025 13:00
Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:

Xem "Sex Education", tôi nghỉ chơi với bạn thân nhờ nhận ra tình bạn độc hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 12:00
Nhờ bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn là "cái bóng" của bạn thân, chưa thực sự sống là chính mình.

Những người lương cao chia sẻ: Thiếu kỹ năng mềm này sẽ kìm hãm bạn khỏi sự thăng tiến

Kỹ năng - Diệp Anh - 17/07/2025 11:00
Bạn có tham vọng thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao hay muốn tăng lương tới mức hấp dẫn? Khả năng phán đoán chính là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định thành công của bạn.

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 10:00
Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Điểm ACE: Chỉ số ám ảnh hay chìa khóa để chữa lành sang chấn tuổi thơ?

Từ sách - Phim - TĐ - 17/07/2025 09:00
Bài viết được trích lược từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp của tác giả Stephane Foo.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - 5 gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định đúng với chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 17/07/2025 08:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều lựa chọn, và chính điều đó khiến không ít người rơi vào cảm giác mất phương hướng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản “Mình nên chọn điều gì?”, lại trở thành nỗi trăn trở thường trực.

Xem Sex Education, mặt tôi đỏ như gấc, cứ ngỡ đang xem chuyện nhà mình

Điện ảnh - Thanh Hương - 16/07/2025 13:00
Tôi đã nhận ra những bài học cực đắt giá trong việc nuôi dạy con cái.

Hướng dẫn dùng ChatGPT tạo ảnh căn cước

Kỹ năng - Quang Huy - DT - 16/07/2025 12:00
Bạn muốn chụp một bức ảnh căn cước trong trang phục văn phòng lịch sự để sử dụng khi nộp hồ sơ trực tuyến hoặc cho một mục đích nào đó? Bài viết sau sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh như vậy bằng ChatGPT.

"Logo sống" đọc sách trên cao hút du khách: Công việc kỳ lạ, lương cao ngất ngưởng không ngờ

Thư giãn - Phạm Trang - 16/07/2025 11:00
Chỉ cần ngồi yên trên chiếc ghế cao cả mét, đọc sách giữa dòng người qua lại, chàng trai trẻ ở khu du lịch Vũ Nữ Châu đang khiến dân mạng Trung Quốc phát sốt với mức lương hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng, kèm theo bao ăn ở.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 18/07/2025