'Dỗi', đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?

Thanh Long28/06/2024 10:00
'Dỗi', đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?

Nếu bạn thấy phụ nữ đã khó hiểu, thì một người phụ nữ khi dỗi còn khó hiểu gấp bội lần, ngay cả với các nhà triết học.

Cô ấy xóa biệt danh trong Messenger của bạn, đổi màu cuộc trò chuyện, chuyển biểu tượng cảm xúc về thành nút like, đó là lúc bạn biết mình đang bị dỗi. Mặc dù đa số mọi người không biết được lý do tại sao họ bị dỗi, nhưng chắc chắn họ đều có thể cảm nhận được, dỗi là như thế nào?

"Dỗi là hành vi rúi lui, từ chối giao tiếp, cắt đứt sự tương tác đang diễn ra", một nghiên cứu trên tạp chí Social Development viết. Theo đó, dỗi được đặc trưng bởi ít nhất một trong bốn tín hiệu mà bạn có thể quan sát được bao gồm: (1) quay đi, (2) giữ khoảnh cách vật lý, (3) tránh ánh mắt, (4) im lặng/không phản hồi với mọi hình thức giao tiếp.

Tin tốt là một khi ai đó dỗi bạn, điều đó có nghĩa là họ vẫn còn yêu bạn. Nikos Marinos, nhà tâm lý học tốt nghiệp từ Đại học Sorbonne, cho biết: "Dỗi là một trong những món quà kỳ lạ của tình yêu"

Điều đó có nghĩa là cô ấy không thể dỗi bạn nếu cô ấy không yêu bạn. Nhưng có một tin xấu. Cơn dỗi sẽ tạo ra một cảm giác vô cùng khó chịu, nó kích hoạt não bộ, tại một vùng tạo ra cảm giác đau giống với khi bị dao cứa. 

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 1.
 

Bởi vậy mà trong nhiều thế kỷ, ngay cả các nhà triết học cũng không thể hiểu nổi bản chất của "dỗi": Tại sao khi yêu ai đó, bạn lại muốn làm đau họ? 

Dỗi, rõ ràng, là một nghịch lý. Tồn tại giữa hành vi dỗi hờn lành mạnh với dỗi hờn độc hại là một ranh giới rất mong manh, thứ mà nhiều người có thể sử dụng như một công cụ thao túng tâm lý. 

Làm sao để phân biệt được hai loại hành vi này, và bạn nên làm gì khi bị dỗi? Hãy cùng tìm hiểu:

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 2.
 

Hãy nhớ lại lần cuối cùng bạn bị ai đó dỗi, nguyên nhân là gì? Bạn không gạt chỗ để chân cho cô ấy, bạn không nắm tay cô ấy khi đi dạo, hay bạn không lái xe đến công ty đón cô ấy khi trời mưa?

"Cô ấy nằm mơ thấy tôi ngoại tình, lúc dậy cô ấy đánh tôi một trận tơi bời".

"Cô ấy nhắn "Em đi ngủ nha", tôi trả lời "Chúc em ngủ ngon", thế là nguyên ngày hôm sau cô ấy không nói chuyện với tôi nữa".

"Cô ấy hỏi tôi "Em có béo không, anh phải trả lời thật lòng". Tôi bảo "Có", thế là cô ấy dỗi".

Có vô vàn nguyên nhân – từ có lý đến cực kỳ vô lý – khiến phụ nữ hờn dỗi. Nhưng tựu chung lại, chúng đều xuất phát từ một lý do duy nhất: Kỳ vọng được thấu hiểu.

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 3.
 

Khi bạn gái giận bạn vì không gạt chỗ để chân cho cô ấy, cô ấy muốn bạn hiểu rằng bạn cần phải tinh tế hơn. Nếu cô ấy dỗi bạn vì không nắm tay khi đi dạo, đó là tín hiệu cho bạn thấy cô ấy muốn bạn thể hiện tình cảm một cách công khai.

Cuối cùng, nếu bạn gái bạn muốn bạn đón cô ấy ở công ty mỗi khi trời mưa, điều đó có thể đơn giản là vì cô ấy không thể lái xe khi đeo kính ướt.

Nhưng tại sao phụ nữ lại không nói ra điều họ muốn hoặc kỳ vọng: "Hôm nay trời mưa, em không thể lái xe về vì kính em sẽ bị ướt. Em đi xa như vậy rất nguy hiểm. Anh đến đón em nhé?". Đơn giản là vậy, và sẽ không có cơn dỗi hờn nào cả.

Đó là bởi khi yêu, phụ nữ đã cho bạn một đặc quyền: Được là người thấu hiểu họ.

Chẳng người phụ nữ nào dỗi hờn một tài xế công nghệ nếu họ hủy cuốc xe khi trời mưa. Họ có thể tức giận, nhưng chắc chắn không phải hờn dỗi. Hờn dỗi chỉ là phản ứng dành riêng cho những người mà phụ nữ muốn họ hiểu mình – dù không cần phải nói ra.

Alain de Botton, một triết gia người Anh, tác giả cuốn sách "Khóa học về tình yêu" giải thích:

"Cội nguồn của hờn dỗi bắt nguồn từ thời thơ ấu của chúng ta, từ một khái niệm đẹp đẽ nhưng nguy hiểm gọi là: Lời hứa về sự thấu hiểu không lời. Từ khi còn trong bụng mẹ, chúng ta chưa bao giờ phải giải thích bất cứ điều gì.

Mọi yêu cầu của chúng ta đều được đáp ứng ngay lập tức, một cách đơn giản và hiển nhiên. Điều này sẽ vẫn tiếp diễn trong những năm đầu đời. Chúng ta không cần phải nói rõ mình muốn gì: Những người lớn tốt bụng sẽ đoán hộ chúng ta.

Họ nhìn thấu những giọt nước mắt của chúng ta, những sự không rõ ràng, những bối rối của chúng ta: Họ luôn tìm ra lời giải thích cho những khó chịu mà chúng ta chưa có khả năng diễn đạt bằng lời".

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 4.
 

Từ đó có thể hiểu, khi một người lớn dỗi hờn, họ chỉ đơn giản là khuếch đại phản ứng "trẻ con" vốn có. Họ muốn đối phương hiểu họ - bằng cách không nói ra. Khi một người phụ nữ dỗi, họ muốn nhỏ lại thành một đứa trẻ, còn người đàn ông sẽ đóng vai người lớn tốt bụng.

"Chỉ có khả năng đọc suy nghĩ chính xác và không lời mới có thể coi là một dấu hiệu thực sự cho thấy đối tác của chúng ta là người đáng tin cậy. Chỉ khi không cần phải giải thích gì thì chúng ta mới cảm thấy chắc chắn rằng mình đã được thấu hiểu thực sự", De Botton viết.

"Vì vậy, được hờn dỗi cũng là một đặc ân. Điều đó có nghĩa là người kia tôn trọng và tin tưởng bạn đến mức đủ để nghĩ rằng bạn nên hiểu nỗi đau không nói ra của họ".

 

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 5.
 

Đến đây, bạn đã biết vì bạn có một vị trí trong trái tim người phụ nữ thì bạn mới có đặc quyền bị hờn dỗi. Nhưng bây giờ là lúc đối mặt với bức tường của nghịch lý: Làm thế nào để hiểu được cơn dỗi, khi người dỗi từ chối giải thích, từ chối nói ra mong muốn của họ với người bị dỗi?

"Cốt lõi của hờn dỗi là sự pha trộn khó hiểu, giữa sự tức giận dữ dội với ý chí mãnh liệt không kém rằng họ sẽ không nói ra điều khiến họ tức giận. Người hờn dỗi rất cần người kia hiểu mình, nhưng họ nhất quyết không làm gì để giúp người kia hiểu điều đó", De Botton viết.

Đây chính là đặc điểm điểm cơ bản khiến người bị dỗi cảm thấy vô cùng khó chịu. Họ liên tục phải đoán xem người dỗi đang nghĩ gì, tại sao họ lại dỗi mình và phải làm gì để khiến họ hết giận?

Toàn bộ hành trình này là đơn độc, bởi bất cứ khi nào bạn hỏi: "Em làm sao thế?", "Tại sao em dỗi?", "Anh cần phải làm gì?", thứ bạn nhận lại được cũng chỉ là sự im lặng.

Phụ nữ sẽ dùng mọi cách để từ chối tham gia đối thoại với bạn để cùng bạn giải quyết vấn đề. Họ rút lui khỏi mối quan hệ, ngắt giao tiếp với bạn bằng mọi cách, không gặp, không nói chuyện, không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn và tất nhiên là không giải thích.

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 6.
 

Từ chối giải thích chính là thứ đem đến sức mạnh cho một cơn dỗi. Hãy thử so sánh độ "sát thương" của hai kịch bản sau đây:

Kịch bản 1: Trời mưa, cô ấy tan làm, tự đi xe máy về nhà. Cô ấy gặp bạn, đi qua bạn mà không nói gì.

- Em sao thế? 

- Trời mưa anh không đón em. Anh chả thương em. Em sẽ dỗi anh cả ngày mai.

Kịch bản 2: Trời mưa, cô ấy tan làm, tự đi xe máy về nhà. Cô ấy gặp bạn, đi qua bạn mà không nói gì.

- Em sao thế? 

- Chẳng sao cả!

Naomi Eisenberger, một nhà tâm lý học đến từ Đại học California, đã tìm thấy trong một thí nghiệm vào năm 2003, rằng sự từ chối có thể kích hoạt những vùng não tạo ra cảm giác đau, giống như các vùng não tạo ra nỗi đau thể xác.

Bằng cách quét não bộ của những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu bằng máy cộng hưởng từ chức năng fMRI, Eisenberger nhận ra thùy não trước và vành vỏ não trước của tình nguyện viên sẽ sáng lên nếu họ bị đặt vào một tình huống bị từ chối.

Kết quả là tình nguyện viên không chỉ báo cáo cảm giác khó chịu về mặt tâm lý, họ trực tiếp cảm nhận được nỗi đau tâm lý, giống với những nỗi đau về mặt thể xác.

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 7.
 

Dỗi vì vậy cũng có thể hoạt động như một "vũ khí tra tấn", đồng thời là một công cụ thao túng tâm lý. Và điều này đặc biệt đúng khi nói đến phụ nữ, bởi hành vi dỗi có thể đem đến cho họ một thứ sức mạnh mềm để cân bằng được cán cân quyền lực so với phái mạnh.

Năm 1992, một nhà trị liệu tâm lý người Anh tên là Windy Dryden đã nhận thấy hầu hết những phụ nữ hay dỗi thường là những bà nội trợ, ở nhà, không đi làm và thiếu quyền tự chủ về tài chính.

Những người phụ nữ này sử dụng hành vi dỗi của họ như một cách vừa để phòng vệ, vừa để thao túng người đàn ông của họ. Họ không tự mình nói ra suy nghĩ của mình, vì họ sợ việc thể hiện nó một cách trực tiếp. 

Nhưng đồng thời, sự im lặng và hờn dỗi có thể khiến người đàn ông liên tục phải đoán nhu cầu của họ và tìm cách để đáp ứng nó. Người phụ nữ im lặng đóng vai vô can trong việc đòi hỏi nhu cầu này. 

Giả sử một người phụ nữ nội trợ muốn mua một chiếc váy mới nhưng cố ấy không có tiền. Đồng thời, cô ấy cũng biết mình đã có quá nhiều váy và đòi thêm một chiếc váy mới không phải là nhu cầu chính đáng. Khi đó, tìm một lý do để dỗi chồng có thể là cách để cô ấy đạt được mục đích:

"Hãy dỗi anh ấy, rồi anh ấy sẽ tìm mọi cách để xoa dịu cảm giác khó chịu và cơn đau ở vùng thùy não trước và vành vỏ não trước của mình. Trong những cách đó, có thể anh ấy sẽ mua cho mình một chiếc váy mới".

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 8.
 

David Hume, triết gia người Scotland sống ở thế kỷ 18 từng nhận định rằng phụ nữ đã sử dụng những chiến lược không lời như vậy trong suốt chiều dài lịch sử, để "chia sẻ quyền và đặc quyền xã hội" với những người đàn ông của họ.

Điều đó vẫn đúng cho tới tận ngày nay, khi dỗi hờn vẫn là một "công cụ xã hội hữu ích" đối với phụ nữ. Như Judith Martin, tác giả cuốn sách "Hoa hậu không thân thiện", người huấn luyện kỹ năng ứng xử cho các hoa hậu nổi tiếng, từng viết:

"Hờn dỗi là sự phản kháng lý tưởng của một người bất lực về mặt lý thuyết đối với một người được cho là có quyền lực". Vì vậy, khi một người phụ nữ cảm thấy bất lực và muốn đạt được một quyền lực nào đó, nhiều khả năng họ sẽ dỗi.

 

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 9.
 

Với sức mạnh to lớn và vô hình của dỗi, không khó để tưởng tượng một số người có thể cố tình sử dụng nó như một chiến lược thao túng tâm lý, nhằm đạt được mục đích ban đầu mà họ đề ra.

Tuy nhiên, nếu dỗi hoạt động một cách vô thức với mục đích thuần túy là trao cho người đàn ông của họ đặc quyền được thấu hiểu họ, hành động này có thể được coi như một thứ gia vị không thể thiếu trong tình yêu đôi lứa.

Hiểu theo cách này, sẽ có một lời giải thích đơn giản cho nghịch lý của hờn dỗi. Và những người đàn ông cũng không phải đau khổ khi người phụ nữ của họ dỗi nữa. Điều cần làm là nhận thức được rằng hờn dỗi thực ra vẫn là một cuộc đối thoại hợp tác.

Như Paul Grice, một nhà triết học ngôn ngữ người Anh từng lập luận: Mọi cuộc đối thoại đều là "những nỗ lực hợp tác", trong đó những người tham gia có một mục đích chung là hiểu được nhau.

Việc coi nhau là những người giao tiếp hợp tác cho phép chúng ta hiểu được những cuộc trò chuyện mà thoạt nghe thì có vẻ chẳng liên quan hoặc hoàn toàn vô nghĩa.

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 10.
 

Ví dụ, nếu tôi hỏi bạn: "Tối mai đi uống cà phê nhé?" và bạn nói rằng: "Mai là sinh nhật mẹ tôi".

Thoạt nhìn câu trả lời chẳng hề liên quan gì cả, nhưng với việc tôi và bạn là hai người giao tiếp đang "nỗ lực hợp tác" như Grice nói, tôi có thể hiểu ý của bạn thực sự là: "Không, tối mai tôi không thể đi cà phê với bạn được. Vì tối mai là sinh nhật mẹ và tôi sẽ ở nhà với bà ấy".

Giao tiếp hợp tác không chỉ cho phép bạn từ chối lời mời một cách gián tiếp và lịch sự, mà nó còn cung cấp cho tôi nhiều thông tin hơn là một câu trả lời "Không" trực tiếp và ngắn gọn.

Vậy nên, mặc dù dỗi là một hành vi rút lui, cắt đứt tương tác và từ chối giao tiếp, thế nhưng khi xét về bản chất triết học như lý thuyết của Paul Grice chia sẻ, nó vẫn là một "cuộc đối thoại hợp tác".

Bất kể hành vi của người dỗi là gì, họ bỏ đi, vào phòng đóng sầm cửa, họ không trả lời tin nhắn của bạn, họ từ chối gặp bạn, không nói chuyện với bạn, tất cả các hành động này đều là một tín hiệu truyền đến người bị dỗi.

Dịch ra, nó có nghĩa là: "Lẽ ra anh phải hiểu em. Em đã cho anh đặc quyền được hiểu em, như một người mẹ hiểu đứa con trong bụng mình. Tại sao anh lại không hiểu thứ em muốn là gì?".

Khi biết rằng mặc dù cô ấy dỗi, cô ấy vẫn đang hợp tác trong mối quan hệ của hai bạn, bạn sẽ thấy mình không hề bị bỏ rơi. Vùng thùy não trước và vành vỏ não trước của bạn sẽ không còn cảm thấy đau đớn và khó chịu nữa.

Điều cần làm tiếp theo là gì?

“Dỗi”: Đặc quyền tình yêu hay công cụ thao túng tâm lý?- Ảnh 11.
 

De Botton nói rằng: "Lý tưởng nhất, chúng ta vẫn có thể cười, theo cách nhẹ nhàng nhất, khi chúng ta trở thành mục tiêu đặc biệt cho cơn thịnh nộ của người hờn dỗi".

Người phụ nữ đang hờn dỗi ta, người mang trong hình hài của một người lớn, cao một mét sáu và có thể tỏ ra trưởng thành hơn bất kỳ ai khác ở ngoài kia, nhưng đối với riêng ta, cô ấy vẫn là một đứa trẻ.

Cô ấy muốn được ta quan tâm như cách bố mẹ quan tâm cô ấy. Cô ấy muốn được ta thấu hiểu như cách bố mẹ cô ấy thấu hiểu cô ấy. Cô ấy muốn ta là những người tiếp nối tình yêu đầu tiên mà cô ấy nhận được trên cõi đời này.

Vì vậy, yêu một người phụ nữ khi hờn dỗi cũng chính là yêu lấy đứa trẻ bên trong cô ấy, một đứa trẻ còn chưa trưởng thành, không thể diễn đạt mong muốn của mình bằng lời nói, nhưng lúc nào cũng có nhu cầu được hiểu thấu.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Nếu dám "chia tay" với 3 kiểu người này, cuộc sống tuổi trung niên sẽ ngày càng tốt đẹp hơn

Trong cuộc sống, việc lựa chọn kết giao với những người phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, việc tiếp xúc với những nguồn năng lượng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống của chính chúng ta.
2

"Đổi mạng" lấy tiền: Cái giá quá đắt cho một cuộc đời

Cuộc sống là hành trình không ngừng nỗ lực, nhưng đừng đánh đổi sức khỏe lấy tiền tài.
3

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Sống đến 40 tuổi tôi mới biết: Hoá ra lười biếng thì đừng ‘than nghèo kể khổ'

Mỗi đồng xu bạn kiếm được đều chứa đựng những bất bình và khó khăn không thể tả xiết.

Lý do khiến một người mãi không thể trở nên giàu có: Nghĩ nhiều, làm ít!

Dù bạn có bao nhiêu suy nghĩ, ý tưởng tốt nhưng nếu không bắt tay hành động cụ thể thì những ý tưởng kia rồi cũng bằng không.

“Ai vô tâm nhất?” - Câu hỏi của giáo viên khiến học sinh bối rối, đáp án làm tất cả xấu hổ cúi đầu

Khi giáo viên công khai câu trả lời, mọi người đều xấu hổ cúi đầu.

Thái độ đối mặt với “hiệu ứng nho chua” quyết định bạn nhận lại cuộc sống như thế nào

An tâm ổn định, thản nhiên đối mặt, kiên định làm việc, đó chính là thái độ đáng khâm phục nhất của người trưởng thành.

Có một thứ không bao giờ được phép cho người khác vay mượn, đó là vận may

Phần đời còn lại của bạn rất đắt giá, vì vậy hãy bảo toàn năng lượng và cảnh giác với 3 kiểu hành vi “rút hết may mắn” này.

5 điều giúp tôi trị căn bệnh 'thích giày vò chính mình'

Quá trình cải thiện chính mình không hề đơn giản, song không vì thế mà bỏ cuộc.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ nhận ra sự thật: Con cái là nguyên nhân chính khiến cha mẹ chọn sai đường

Chỉ 1 năm sau buổi họp lớp tại New York, một người bạn học của Robert Kiyosaki đã qua đời, để lại bài học "rùng mình" cho tác giả "Cha giàu, cha nghèo" về cái giá của việc nuôi con.

Từ chuyện “Con bò chết như thế nào?”, hiểm họa từ miệng mà ra

Có những lời nên nói ra, những cũng có những điều nên chôn vào lòng.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025