Dạy bằng phương pháp học tích cực

Lệ Thanh11/12/2022 09:00
Dạy bằng phương pháp học tích cực

Một thầy giáo hỏi tôi: “Thầy có cho rằng sinh viên có thể học tài liệu môn học theo cách riêng của họ bằng học tích cực được không? Trong trường hợp đó, tại sao họ cần thầy giáo? Xin thầy giải thích.”

Đáp: Sinh viên có thể đọc tài liệu theo cách riêng của họ nhưng họ cần thầy giáo để hướng dẫn họ. Trong phương pháp học tích cực, vai trò của thầy giáo là rất quan trọng và sinh viên không thể học được tốt nếu không có hướng dẫn đúng từ thầy giáo. 

Trong học tích cực, thầy giáo cho sinh viên mục tiêu rõ ràng về điều họ mong đợi sinh viên hoàn thành và tài liệu đọc tốt để cho sinh viên có thể dạy bản thân họ những điều cơ bản để xây dựng nền tảng tri thức. Thảo luận trên lớp là chỗ thầy giáo hỏi các câu hỏi để đưa lớp vào mức độ học sâu hơn, sửa bất kì hiểu lầm nào và ôn lại những khái niệm không rõ. Thầy giáo phân chia tài liệu học thành nhiều đơn vị học rồi thiết lập các mục đích học rõ ràng cho từng đơn vị rồi chọn tài liệu đọc tương ứng với từng đơn vị nơi sinh viên có thể phát triển nền tảng TRƯỚC KHI tới lớp.

Học tích cực yêu cầu nhiều nỗ lực từ thầy giáo hơn là phương pháp giảng truyền thống. Chia tài liệu thành các đơn vị tách biệt rồi tạo ra mục đích học tập cho từng đơn vị là một kĩ năng yêu cầu thầy giáo làm điều đó nhiều lần để làm chủ nó. Thiết kế các hoạt động lớp dẫn tới thảo luận hiệu quả cũng yêu cầu nhiều thời gian và kinh nghiệm để làm cho nó hiệu quả.

Thầy giáo phải thường xuyên hỏi bản thân mình “Mình muốn sinh viên học cái gì?”; “Làm sao mình chắc được rằng sinh viên đọc tài liệu đã phân công trước khi lên lớp?”; “Nền tảng cơ sở nào mình muốn sinh viên xây dựng trước khi lên lớp?”; “Loại câu hỏi nào mình nên hỏi để làm cho sinh viên đi vào hoạt động thảo luận?”; “Sinh viên có thể phát triển tri thức nào sau thảo luận trên lớp?; “Làm sao mình đo được tính hiệu quả học tập của họ?”

Trong học tích cực, thầy giáo chỉ giảng về những khái niệm chính hay những điều quan trọng mà sinh viên phải biết và phần lớn thời gian trên lớp được dành cho thảo luận nơi sinh viên diễn đạt quan điểm của họ, hỏi các câu hỏi, trả lời các câu hỏi và làm việc trên vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp này CHỈ có tác dụng nếu sinh viên đã học những điều cơ bản bằng việc đọc tài liệu được phân công TRƯỚC KHI tới lớp để cho họ sẵn sàng học nhiều điều hơn.

Khi áp dụng phương pháp học tích cực cho việc dạy, thầy giáo phải bắt đầu bằng những khái niệm đơn giản rồi quan sát cách sinh viên phản ứng để tôn trọng cách quá trình học tích cực xảy ra và điều chỉnh từ từ cho tới khi họ có thể làm chủ phương pháp này. Lúc ban đầu, sinh viên sẽ thường phản ứng tiêu cực như “Thầy muốn chúng em làm cái gì?” hay “Tại sao thầy hỏi câu hỏi đó?” hay “Tại sao thầy không giảng?” Đừng cảm thấy không thoải mái nếu tình huống này xảy ra bởi vì nó sẽ xảy ra.

Thầy giáo nên bắt đầu với một tổng quan mức cao đơn giản như “Công nghệ thông tin tác động tới xã hội của chúng ta như thế nào?” Hay “Giải thích xem làm sao điện thoại thông minh làm thay đổi cách mọi người trao đổi với nhau?”  Những kiểu câu hỏi này sẽ khuyến khích sinh viên tham gia vào trong thảo luận trên lớp vì nó không áp đặt câu trả lời “đúng” hay “sai”. Bạn cần có nhiều thảo luận như vậy để cho sinh viên cảm thấy thoải mái tham gia vào thảo luận trên lớp trước khi đi vào mức sâu hơn của học kĩ thuật.

Cách dễ nhất để bắt đầu với học tích cực là hỏi sinh viên cái gì làm họ quan tâm. ĐỪNG bắt đầu với cái gì đó quá hàn lâm mà hỏi họ điều họ quan tâm tới. Để cho họ chọn bất kì chủ đề kĩ thuật nào và phân công cho họ đọc về điều đó từ báo chí, tạp chí hay websites kĩ thuật rồi yêu cầu họ đem tới lớp để thảo luận. Để bắt đầu, tôi thường phân công cho các sinh viên làm việc theo tổ để đem các bài báo kĩ thuật từ các báo, tạp chí hay website thời sự tới lớp để thảo luận. Vì họ có thể chọn công nghệ nào họ thích, thảo luận trên lớp thường có được thú vị nhiều hơn. Các chủ đề như iPhone của Apple; kính của Google tới chuyển giao sản phẩm bằng trực thăng của Amazon và chia sẻ thông tin của Facebook hay việc mua Instagram bao giờ cũng làm cho sinh viên được hứng thú trong thảo luận.

Bước tiếp là yêu cầu từng tổ chuẩn bị bài trình bày kĩ thuật ngắn cho lớp và để lớp thảo luận về chủ đề đó. Điều này sẽ giúp phát triển kĩ năng mềm của họ và làm cho họ cảm thấy rằng họ đang học một cách tích cực. Thầy giáo nên yêu cầu sinh viên thăm dò cách chủ đề kĩ thuật tác động tới nghề nghiệp của họ hay cuộc sống cá nhân. Chẳng hạn: “Các em có cho rằng kính Google sẽ thay đổi cuộc sống của các em không?”, “Tại sao các em nghĩ máy tính bảng sẽ thay thế cho máy tính cá nhân?”

Khi sinh viên bắt đầu quan tâm tới vài chủ đề kĩ thuật họ sẽ học nhiều hơn và gợi ý nhiều bài báo kĩ thuật cho thảo luận. Khi sinh viên quen thuộc với thảo luận trên lớp, thầy giáo sẽ dần dần hỏi các câu hỏi chuyên môn hơn liên quan tới điều sinh viên phải học trong môn học bắt đầu từ những câu hỏi mà sinh viên hiện hỏi. Chẳng hạn “Nếu máy tính bảng sẽ thay thế cho máy tính cá nhân thì các em sẽ cần những kĩ năng nào để phát triển phần mềm cho máy tính bảng?”; “Các em cần biết gì về máy tính bảng và ứng dụng di động?”; “Khác biệt gì giữa phát triển phần mềm cho máy PC và phát triển app cho di động và máy tính bảng?”

Là thầy giáo, thỉnh thoảng chúng ta quên mất rằng sinh viên có khả năng học tài liệu theo cách riêng của họ. Tất nhiên, nhiều người thích nghe giảng vì họ đã làm điều đó trong nhiều năm, từ tiểu học tới trung học. Do đó, với họ ngồi và nghe là dễ hơn và thoải mái hơn, nhưng họ cần học cách tham gia tích cực vào trong quá trình học VÀ họ sẽ KHÔNG học điều đó trừ phi chúng ta buộc họ học.

Điều đó là KHÔNG dễ và nó thách thức các thầy giáo nhưng ngày nay, công nghệ thay đổi nhanh chóng và nếu sinh viên không phát triển thói quen học cả đời, họ sẽ không có khả năng cạnh tranh việc làm trong thị trường toàn cầu này. Không có thế hệ mới các công nhân tri thức chúng ta sẽ không bao giờ có thể xây dựng được xã hội tri thức và xây dựng nền kinh tế mạnh trong thời đại thông tin này.

Là thầy giáo, chúng ta cần nhắc nhở bản thân mình rằng ngày nay sinh viên không chỉ cần học tài liệu, họ cũng phải học cách ra quyết định về nghề nghiệp và cuộc sống của họ, họ cần biết họ phải có tri thức nào, họ phải phát triển kĩ năng nào và làm sao họ thu được chúng. Trong nhiều năm chúng ta tới lớp với việc cho rằng sinh viên của mình không được chuẩn bị cho nên chúng ta phải bảo họ, giảng cho họ, và hi vọng rằng họ sẽ học cái gì đó từ chúng ta.

Việc học thụ động đó không còn hợp thức trong thế giới thay đổi nhanh chóng này. Chúng ta cần thay đổi phương pháp dạy của mình và mong đợi rằng sinh viên của chúng ta tới lớp và sẵn sàng học. Việc của chúng ta là hướng dẫn họ và khuyến khích họ tự học tài liệu dựa trên hướng dẫn của chúng ta.

Nhiều năm trước khi tôi bắt đầu áp dụng phương pháp này, tôi đã bảo sinh viên đọc tài liệu trước khi lên lớp. Tất nhiên ít người làm, nhưng tôi đã bắt đầu hỏi các câu hỏi từ tài liệu đọc và giả vờ không chú ý rằng phần lớn sinh viên là không thoải mái. Tôi tiếp tục: “Vì tất cả các em đã đọc và học về Cây nhị phân, chúng ta hãy bắt đầu với vài nhiệm vụ đơn giản. Hãy chuẩn bị giải quyết vấn đề sau: “Với một cây nhị phân đã cho, tìm phần tử cực đại.”

Những người đã đọc chương về Cây nhị phân ngay lập tức bắt đầu giải vấn đề nhưng nhiều người không đọc tỏ ra bối rối. Trong vài ngày sau, tôi tiếp tục giả vờ rằng mọi sinh viên đều đã đọc tài liệu và tiếp tục yêu cầu họ giải quyết vấn đề trong lớp và cho điểm phụ cho những người đã làm. Trong vòng một tuần hay đại loại như vậy, phần lớn sinh viên bắt đầu học TRƯỚC KHI tới lớp và thái độ của họ bắt đầu thay đổi.

Tôi tin rằng sinh viên có khả năng học tài liệu theo cách riêng của họ NHƯNG việc tạo ra lớp học tích cực một cách thành công lại yêu cầu có thầy giáo, người có thể cho hướng dẫn đúng và hỗ trợ cho họ phát triển các kĩ năng và thái độ để cho họ có thể trở thành người học tích cực cả đời.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tài năng nước ngoài

Tạp chí Business Week đăng một bài báo thú vị: “Vẫn còn được cần tới: Tài năng nước ngoài và Thị thực.”
2

Nhân viên mới trong công ty

Điều gì xảy ra khi sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập công ti phần mềm?

Trong tương lai gần…

Tuần trước, tôi tham dự một cuộc hội nghị về các công nghệ tương lai nơi nhiều nhà nghiên cứu trình bày cách nhìn của họ về tương lai.

Phương pháp dạy hiệu quả

Tôi nghĩ phương pháp dạy truyền thống là “không hiệu quả” khi thầy giáo tiếp tục dạy tài liệu mà không biết liệu sinh viên có học các khái niệm hay không.

Thăng tiến nghề nghiệp của bạn

Một người phát triển phần mềm viết cho tôi: “Tôi đã từng làm việc cho một công ti phần mềm hơn bốn năm nhưng tôi muốn đi lên làm giám đốc hay người quản lí cấp cao. Tôi phải làm gì để đạt tới mục đích nghề nghiệp của tôi?”

Kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm

Một sinh viên viết cho tôi: “Em sẽ tốt nghiệp bằng cử nhân trong khoa học tính toán năm tới nhưng đào tạo ở trường của em hầu hết là trong lập trình Java. Em không biết loại việc làm nào em có thể có được với kĩ năng này? Xin thầy giúp.”

Xu hướng mới: Tính toán trọng tâm di động

Với trên 4 tỉ người dùng điện thoại di động, toàn thể ngành công nghiệp này đang dịch chuyển nhanh chóng sang thế giới tính toán trọng tâm di động.

Giảng dạy

Sau nhiều năm giảng dạy, tôi nghĩ sinh viên thấy môn học khó bởi vì thiếu nền tảng tiên quyết của họ. Nếu họ không học tốt về môn đó ở trường phổ thông, họ có thể không thích nó ở đại học.

Thực hiện giáo dục STEM

STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ, và Toán học) là nền tảng cho các kĩ năng thế kỉ 21 vì trong thời đại thông tin, phần lớn các nền kinh tế đều được dẫn lái bởi công nghệ. Sức mạnh của nền kinh tế tuỳ thuộc vào khả năng của đất nước tạo ra phát kiến mới, sản phẩm mới, và công nghệ mới. Khả năng đáp ứng điều đó tuỳ thuộc vào các kĩ năng của người của họ trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học. Logic này là đơn giản: Càng nhiều người có những kĩ năng này, nền kinh tế càng có thể tốt hơn; và nền kinh

Kỹ năng phát triển Web

"Em muốn làm việc như người phát triển Web hay người thiết kế Web và sẵn lòng học những điều mới. Xin thầy lời khuyên."

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025