Cuộc đời phía trước - Yêu là gì?

Quốc Oanh14/10/2022 10:30
Cuộc đời phía trước - Yêu là gì?

Ta không thể nói ngay tình yêu là gì, bởi vì tình yêu không dễ dàng được giải thích bằng lời lẽ. Tình yêu không đến với ta một cách dễ dàng.

Như các em biết, ta đã nói nhiều về sợ hãi, bởi vì nó là một nhân tố vô cùng mạnh mẽ trong cuộc sống của chúng ta. Bây giờ ta hãy nói một chút về tình yêu, ta hãy khám phá xem liệu phía sau từ này và cảm xúc này - vốn có ý nghĩa rất to lớn đối với tất cả chúng ta – cũng có cái yếu tố âu lo, sợ hãi khác thường mà người lớn gọi là cô độc đó hay không.

 Các em biết tình yêu là gì không? Các em có yêu thương cha mẹ, anh em, thầy cô, bạn bè các em không? Các em có biết yêu thương nghĩa là gì không? Khi các em nói em yêu cha mẹ, thì điều đó nghĩa là gì? Các em cảm thấy an toàn khi ở với họ, và ở với họ các em cảm thấy như ở nhà mình. Cha mẹ che chở các em, họ cho các em tiền bạc, cái ăn, cái mặc, nơi ở, và các em cảm nhận với họ một cảm giác quan hệ mật thiết, phải không? Các em cũng cảm nhận rằng các em có thể tin cậy họ - hoặc có thể không.

Có thể các em không nói chuyện với họ một cách thoải mái và hạnh phúc như đối với bạn bè. Nhưng các em kính trọng họ, họ dẫn dắt các em, các em vâng lời họ, các em cảm thấy có một ý thức trách nhiệm nào đó đối với họ, rằng các em phải phụng dưỡng họ khi họ già.

Về phần họ, họ cũng yêu thương các em, họ muốn bảo vệ các em, dẫn dắt các em giúp đỡ các em - chí ít họ nói thế. Họ muốn các em lập gia đình để sống một cuộc đời gọi là đạo đức và ổn định, chồng thì che chắn bảo vệ vợ, còn vợ thì lo bếp núc và sinh con đẻ cái cho chồng. Tất cả những điều đó được gọi là tình yêu, phải không?

Ta không thể nói ngay tình yêu là gì, bởi vì tình yêu không dễ dàng được giải thích bằng lời lẽ. Tình yêu không đến với ta một cách dễ dàng. Nhưng không có tình yêu, cuộc sống sẽ trở nên vô cùng cằn cỗi; không có tình yêu cây cối, chim muông nụ cười của đàn bà và đàn ông, chiếc cầu bắc qua sông, người chèo thuyền, và muông thú đều trở nên vô nghĩa.

Không tình yêu, cuộc sống giống một hồ nước cạn. Sông sâu nước chảy mới phong phú và nhiều tôm cá sống trong đó, nhưng một hồ cạn nước rồi cũng sớm trơ đáy dưới sức nóng khủng khiếp của ánh nắng mặt trời, không gì có thể tồn tại ngoài bùn lầy và rác rưởi.

Đối với phần đông chúng ta, tình yêu là điều quá phi thường đến mức không hiểu nổi, bởi vì cuộc sống của chúng ta quá nông cạn. Ta muốn được yêu thương và cũng muốn yêu thương, đằng sau từ ngữ đó có nỗi sợ hãi ta ngấm ngầm giấu mặt. Do đó, phải chăng điều cực kỳ quan trọng đối với mỗi người chúng ta là khám phá điều phi thường ấy thực sự là gì? Và ta chỉ có thể khám phá ra nếu ta nhận ra cách ta đối xử những người khác, cách ta nhìn cây cối, thú vật, người lạ, người đang đói. Ta phải ý thức cách ta đối xử với bạn bè, cách ta xử sự với các đạo sư, cách đối xử với cha mẹ.

Khi các em nói: “Tôi yêu cha tôi và mẹ tôi, tôi yêu người giám hộ, thầy giáo của tôi”, thế nghĩa là gì? Khi các em kính trọng và ngưỡng mộ quá đáng người nào, khi các em cảm nhận bổn phận các em là phải vâng lời họ và họ thì cho rằng các em phải vâng lời, đó có phải là tình yêu không? Tình yêu có mang tính sợ hãi không? Khi các em xem người nào đó là cao hơn các em thì các em cũng xem người nào đó là thấp hơn các em, phải không? Và đó có phải là yêu không? Trong tình yêu có cảm giác trên hay dưới, có sự ép buộc phải vâng lời người khác không?

Khi các em nói các em yêu thương một người, không phải ở nội tâm các em phụ thuộc vào người đó sao? Khi các em còn ấu thơ, lẽ dĩ nhiên các em phụ thuộc vào cha mẹ, thầy cô, người giám hộ của các em. Các em cần được chăm sóc, cung cấp cái ăn, cái mặc, chỗ ở. Các em cần cảm giác an toàn, cảm giác rằng có người trông nom các em.

Nhưng thông thường việc gì sẽ xảy ra? Ta dần dần lớn lên, cái cảm giác phụ thuộc vẫn tiếp tục, đúng không? Các em không để ý thấy điều đó nơi người lớn, ở cha mẹ và thầy cô các em sao? Các em không quan sát thấy họ phụ thuộc về mặt cảm xúc vào vợ hay chồng họ, vào con cái hoặc vào chính cha mẹ họ sao? Khi trưởng thành, phần đông con người vẫn bám víu vào ai đó, họ vẫn tiếp tục bị phụ thuộc.

Nếu không có người để nương tựa, không có người để cho họ cảm giác thoải mái và an toàn, họ sẽ cảm thấy cô độc, phải không? Họ cảm thấy lạc lõng bơ vơ. Sự phụ thuộc vào người khác này được gọi là tình yêu, nhưng nếu các em chịu quan sát thật kỹ, các em sẽ thấy sự phụ thuộc đó là sợ hãi, chứ không phải tình yêu.

Phần đông người đời sợ đứng một mình; họ sợ phải tự mình suy nghĩ, sợ cảm nhận sâu xa, sợ phải làm cuộc thảm sát và khám phá toàn bộ ý nghĩa của cuộc sống. Do đó, họ nói họ yêu Thượng đế, và họ phụ thuộc vào điều họ gọi Thượng đế; nhưng đó không phải là Thượng đế, điều không biết, mà chỉ là thứ do trí não tạo ra. 

Ta cũng làm y như thế đối với một lý tưởng hay một niềm tin. Tôi tin vào điều gì đó, hoặc tôi bám vào một lý tưởng bởi nó cho tôi một cảm giác an tâm lớn lao; nhưng giũ bỏ đi lý tưởng đó, bóc dỡ đi đức tin đó, thì tôi sẽ lạc lối. Với một vị đạo sư cũng vậy. Tôi phụ thuộc bởi vì tôi muốn nhận điều gì đó, thế là đau khổ vì sợ hãi.

Cũng tương tự khi các em phụ thuộc vào cha mẹ hay thầy cô. Phụ thuộc vốn là tự nhiên và đúng đắn khi các em còn trẻ, nhưng nếu các em cứ tiếp tục phụ thuộc khi các em lớn lên và trưởng thành, thái độ sống đó sẽ khiến các em không thể tư duy, không thể sống đời tự do. Nơi nào còn phụ thuộc, nơi đó còn có sự sợ hãi, và ở đâu còn có sợ hãi, ở đó còn có uy quyền, ở đó không có tình yêu.

Khi cha mẹ nói rằng các em phải vâng lời, rằng các em phải tuân theo một số truyền thống nào đó, hay các em chỉ được nghe theo đuổi một nghề nghiệp nào, hoặc chỉ được làm một công việc cụ thể nào đó - trong tất cả những sự kiện đấy đều không có tình yêu. Và trong tâm hồn các em không có tình yêu khi các em phụ thuộc vào xã hội, theo nghĩa rằng, các em chấp nhận cơ cấu của xã hội hiện hữu mà không nghi ngờ, đặt vấn đề. 

Bất kỳ người nào, nam hay nữ, mà lòng đầy tham vọng thì đều không thể biết tình yêu là gì – và chúng ta bị thống trị bởi những con người đầy tham vọng. Thế nên, không có hạnh phúc trong thế giới này và cũng vì thế mà điều quan trọng tối thượng là khi lớn lên, các em phải thấy và hiểu tất cả mọi sự thể ấy, và tự mình tìm hiểu cho ra liệu có thể khám phá tình yêu là gì không? Các em có thể có địa vị cao, có một ngôi nhà đẹp, có một khu vườn tuyệt vời và nhiều quần áo, các em có thể trở thành thủ tướng, nhưng không có tình yêu thì không thứ gì có ý nghĩa cả.

Do đó, các em phải bắt đầu khám phá từ bây giờ – chứ không đợi đến lúc lớn tuổi, bởi vì lúc đó các em sẽ không bao giờ còn khám phá gì được nữa – những gì các em thực sự cảm nhận trong quan hệ với cha mẹ, với thầy cô, với vị đạo sư, chứ không chỉ chấp nhận suông từ “tình yêu” hay bất cứ từ nào khác, mà phải tiếp cận mặt sau ý nghĩa của từ để thấy thực chất là gì - thực chất là những gì các em thực sự cảm nhận chứ không phải nghĩ rằng mình cảm nhận.

Nếu các em thực sự cảm thấy ghen tỵ hay tức giận, nhưng lại nói: “Tôi không được ghen, tôi không được giận”, nói thế chỉ là một mong ước, không phải là hiện thực. Vấn đề là thấy hết sức trung thực và sáng suốt chính xác những gì các em đang cảm nhận ngay khoảnh khắc đó, chứ không đưa vào cái ý tưởng rằng các em nên cảm nhận hay sẽ cảm nhận như thế nào ở một thời điểm trong tương lai, bởi vì “Tôi phải yêu thương cha mẹ, tôi phải yêu thương thầy cô" thì không có ý nghĩa gì cả, đúng không? Bởi vì cảm xúc thật của các em vốn hoàn toàn khác, và các từ ấy trở thành bình phong để các em ẩn nấp đằng sau.

Nhìn vượt ra ngoài ý nghĩa của từ đã được xã hội chấp nhận, không phải đó là con đường của trí tuệ sao? Những từ như “bổn phận”, “trách nhiệm”, “Thượng đế”, “tình yêu”, vốn mang ý nghĩa truyền thống, nhưng người thông minh, người thực sự có giáo dục phải nhìn vượt qua ý nghĩa truyền thống của những từ như vậy. Ví dụ, có người nói với các em rằng họ không tin Thượng đế, các em sẽ bị sốc, phải không? Các em sẽ nói: “Trời ơi, thật khủng khiếp!", bởi vì các em tin Thượng đế – ít nhất các em nghĩ là mình tin. Nhưng tin hay không tin đều chẳng có ý nghĩa gì.

Điều quan trọng là các em phải đi vòng ra phía sau từ “tình yêu”, để thấy liệu các em có thực sự yêu thương cha mẹ các em, và cha mẹ có thực sự yêu thương các em. Chắc chắn nếu các em và cha mẹ các em đã thực sự yêu thương nhau, thế giới sẽ hoàn toàn khác hẳn. Sẽ không còn chiến tranh, đói kém, không còn phân biệt giai cấp. Không còn có người giàu và kẻ nghèo.

Các em thấy đấy, không có tình yêu mà tìm cách cải cách xã hội về mặt kinh tế, ta sẽ tìm cách lập lại trật tự cho mọi thứ, nhưng chừng nào còn chưa có tình yêu trong lòng, ta còn chưa thể tạo ra một cơ cấu xã hội thoát khỏi xung đột và đau khổ. Thế nên, ta phải tìm hiểu những điều này thật kỹ lưỡng; và có lẽ lúc đó, ta sẽ tìm ra được tình yêu là gì.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Hạnh phúc tuổi trẻ’ - Những lá thư Krishnamurti gửi bạn trẻ

Trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, nhiều người trẻ đang mắc kẹt trong cuộc chạy đua điên cuồng: không ngừng tìm kiếm thành công, tình yêu, sự an toàn, thấu hiểu, tự do... Nhưng nghịch lý là, càng tìm kiếm, họ càng xa rời chính mình.
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Đừng che giấu cảm xúc bằng hai chữ “Ổn mà”

“Ổn mà” – hai chữ ngắn ngủi nhưng lại là câu trả lời phổ biến nhất trong những khoảnh khắc ta cảm thấy tệ nhất.
4

Minh triết trong ăn uống của phương Đông - Bạn đang ăn vì thích… hay ăn để sống khỏe?

Chúng ta đang sống trong một thời đại thịnh vượng chưa từng có với công nghệ phát triển, đời sống tiện nghi, y học hiện đại. Nhưng nghịch lý thay, bệnh tật lại ngày càng phổ biến, thậm chí còn “trẻ hóa” một cách đáng sợ.
5

Quên hôm qua, sống cho ngày mai: Học cách tha thứ, món quà bạn có thể tặng cho chính mình

Tha thứ – nghe thì nhẹ tênh, nhưng mấy ai làm được dễ dàng? Bởi khi lòng mình còn đau, còn tổn thương, thì làm sao có thể dễ dàng bỏ qua cho ai đó đã từng làm mình rơi nước mắt?

Sức mạnh của sự trầm lắng - Dấu hiệu nhận biết bạn là một người hướng nội

Có thể bạn có xu hướng sống theo kiểu của người hướng ngoại nhiều hơn - tiếp nhận năng lượng từ người khác và thế giới bên ngoài. Tại sao bạn không thử sống theo kiểu trầm lắng của người hướng nội?

Cuộc đời phía trước - Kiến thức dần trở thành thức ăn nuôi sống thói kiêu căng

Phải chăng sự sợ hãi có liên quan hay chịu trách nhiệm cho việc tích lũy kiến thức? Đây là một đề tài khó hiểu, vậy hãy cùng xem xét nó thật kỹ lưỡng.

Cuộc đời phía trước - Đừng để nỗi sợ ngăn cản sự sáng tạo

Phần đông chúng ta đều sợ hãi, và nỗi sợ đó ngăn chặn óc sáng tạo bởi vì sợ hãi khiến ta bám vào người khác và vào những đồ vật như dây leo bám vào cội cây.

Tỉnh thức là một hành trình đầy đớn đau

Khi bắt đầu thức tỉnh, bản ngã của chúng ta phải đối mặt với trạng thái khủng hoảng đầy chết chóc và cố gắng làm mọi thứ trong khả năng của nó để duy trì sự tồn tại của mình.

Bạn thật sự là ai - 3 Cách thể hiện chân tính và những khám phá kinh ngạc về tiềm năng con người

Nếu là nam, thì bạn phải mạnh mẽ. Nếu là nữ, bạn phải dịu dàng. Bạn mà nghèo, chắc chắn bạn không có ý chí phấn đấu. Còn nếu giàu, thì thế nào bạn cũng kiêu ngạo.

Cuộc đời phía trước - Một cuốn sách mới đáng đọc trong bộ sách quí của Krishnamurti

‘Cuộc đời phía trước’ - Đổi mới cần có nền giáo dục chân chính.

“Tôi ổn - Bạn ổn” - Giúp bạn tự đưa ra quyết định cho cuộc đời mình

Một cơn giận mất kiểm soát, một lời nói gây đổ vỡ mối quan hệ, một thái độ thù địch vô căn cứ… chúng ta thường xuyên hành xử theo phản ứng của những cảm xúc rối loạn mà chính mình còn không thể cắt nghĩa.

Cảm xúc - Osho: Lối về với hạnh phúc ban sơ

Osho mong muốn thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về cảm xúc trong cuộc sống đương đại, nơi lý trí được trân trọng và đề cao còn cảm xúc thì bị đẩy lùi, che giấu và thậm chí là chối bỏ.

Thánh kinh marketing – Cẩm nang giúp bạn làm chủ cuộc chơi tiếp thị hiện đại

Thị trường thay đổi, khách hàng thay đổi, còn bạn đã thay đổi cách làm marketing chưa? Nếu vẫn còn loay hoay, “Thánh kinh marketing” (The 21st Century Sales Bible) của Yaniv Zaid sẽ giúp bạn: Kết nối thật - giá trị thật - và chiến lược thông minh.

Vì sao video ngắn trên Internet khiến việc học trở nên khó khăn?

Kỹ năng - Anh Tú - 07/07/2025 13:00
Hàng triệu người xem các video học tập ngắn trên nhiều nền tảng mạng xã hội mỗi ngày với hy vọng tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới đây lại cho thấy điều ngược lại.

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in3

Thư giãn - KỲ PHONG - 07/07/2025 11:00
Bảng tên phường Sài Gòn, TP.HCM đang trở thành nơi check-in thu hút người dân và du khách.

'Vua dầu mỏ' Rockefeller: Người thông minh sẽ từ bỏ 3 thứ này để sớm giàu có, hưng thịnh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/07/2025 10:00
Vị tỷ phú cho rằng, khoảng cách thực sự giữa người nghèo và người giàu không thể được giải quyết bằng cái gọi là “làm việc chăm chỉ”.

65 tuổi, tôi ước mình biết 5 điều này ở tuổi 20: Làm được cả 5, về già bớt hẳn bệnh tật

Phong cách sống - PV - 07/07/2025 09:00
Nhìn chung, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì mình vẫn khỏe mạnh và cân đối, mặc dù đã đối xử không tốt với cơ thể khi còn trẻ.

Thánh kinh marketing – Cẩm nang giúp bạn làm chủ cuộc chơi tiếp thị hiện đại

Từ sách - Phim - Quìn - 07/07/2025 08:00
Thị trường thay đổi, khách hàng thay đổi, còn bạn đã thay đổi cách làm marketing chưa? Nếu vẫn còn loay hoay, “Thánh kinh marketing” (The 21st Century Sales Bible) của Yaniv Zaid sẽ giúp bạn: Kết nối thật - giá trị thật - và chiến lược thông minh.

Cảnh báo 'tội phạm tình dục kỹ thuật số' tăng chóng mặt bởi video AI

Kỹ năng - Anh Tú - 06/07/2025 13:00
Hàn Quốc cho biết các nhà cung cấp dịch vụ internet trong và ngoài nước như Naver, Google và Kakao trong năm 2024 đã xóa và chặn 180.000 video quay lén bất hợp pháp, gồm cả video khiêu dâm giả mạo do AI tạo ra.

Xem Sex Education tôi nhận ra lỗi lầm khiến con trai bỏ nhà đi suốt 20 năm nay

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 06/07/2025 12:00
Tôi đã đối xử tệ với con trai nhưng lại không hay biết. Cho đến khi xem phim "Sex Education", tôi mới bừng tỉnh.

3 cao thủ khiến Trương Tam Phong thua xa: Có người chỉ dùng kiếm trúc tước hết vũ khí của 2.000 binh sĩ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 06/07/2025 11:00
Ai vượt mặt Trương Tam Phong về võ công trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung?

Mỹ nhân Việt từng được gọi là “quả bom sex": tuổi 42 vẫn độc thân

Phong cách sống - Cam Tuyền - 06/07/2025 10:00
Từng gây sốc với những vai diễn gợi cảm trên màn ảnh Việt, Quách An An sau nhiều năm chọn rút lui khỏi showbiz, sống kín tiếng và hoàn toàn vắng bóng truyền thông.

Tưởng người thương, hóa ra ChatGPT: AI đang thao túng hẹn hò thế nào?

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 06/07/2025 09:00
Ngày càng nhiều người dùng AI để "tút" lại tin nhắn trên ứng dụng hẹn hò.

Ánh sáng trong ta - Tác dụng phụ của việc gắn nhãn bản thân

Từ sách - Phim - Quìn - 06/07/2025 08:00
"Ánh sáng trong ta" (The Light We Carry) của Michelle Obama là minh chứng rằng: chiếc nhãn từ người khác, hoặc từ chính bạn không thể ngăn chặn tiềm năng thực sự bên trong con người bạn.

Xem 'Sex Education', tôi hiểu vì sao con gái ghét bà ngoại - Bi kịch đến từ câu nói tưởng chừng vô hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 05/07/2025 13:00
Tôi bàng hoàng nhận ra rằng những lời dạy dỗ tưởng chừng vô hại của người lớn có thể để lại vết thương sâu sắc trong tâm hồn con trẻ.

Công cụ tra cứu địa chỉ mới sau sáp nhập

Kỹ năng - Mạnh Hùng - 05/07/2025 12:00
Một số nền tảng công nghệ đã được triển khai để hỗ trợ người dân kiểm tra địa chỉ mới, đảm bảo không ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống.

Vì sao MV “Rực rỡ ngày mới” chạm đến cảm xúc nghệ sĩ và khán giả?

Giải trí - Quỳnh Tâm - 05/07/2025 11:20
Sau khi ra mắt, MV "Rực rỡ ngày mới" nhận được nhiều phản hồi tích cực, những bình luận xúc động từ nghệ sĩ và khán giả.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 07/07/2025