Cuộc đời phía trước - Một cuốn sách mới đáng đọc trong bộ sách quí của Krishnamurti

Nguyễn Văn Phước04/10/2022 14:53
Cuộc đời phía trước - Một cuốn sách mới đáng đọc trong bộ sách quí của Krishnamurti

‘Cuộc đời phía trước’ - Đổi mới cần có nền giáo dục chân chính.

“Cuộc đời phía trước” - “Life Ahead” - cuốn sách quí tập hợp các buổi diễn thuyết nổi tiếng của bậc thầy triết học hàng đầu thế giới Krishnamurti - người được GS. John Vu kính trọng yêu thích - dành cho các bạn trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, bước chân vào ngưỡng cửa đại học, hoặc đang giáp mặt với cuộc đời.

“Tất cả cái gọi hai từ ‘Giáo Dục’ này là gì ?”, Krishnamurti mở đầu bằng lời chất vấn: “Đâu là lý do thật sự cho tất cả việc phấn đấu này - phấn đấu để học hành, để thi cử, để sống xa nhà? Lẽ nào thầy cô không nên giúp các em truy vấn tất cả mọi điều này - thay vì chỉ lao đầu, cắm mình vào các cuộc thi cử hay sao?”

Nỗi sợ trong giáo dục đã tạo nên những “cái máy”

Vị triết gia, nhà tư tưởng người Ấn Độ cật lực chỉ trích nền giáo dục cũ kỹ, băng hoại. Từ đó, ông trình bày về môi trường học tập đúng nghĩa mà trong đó, người học trò không phải học trong sợ hãi, không bị so sánh, không nuôi dưỡng tham vọng thành đạt.

“Giáo dục không chỉ đơn thuần là nhồi nhét thông tin, kiến thức vào trí não, giáo dục phải giúp học sinh hiểu mà không sợ hãi cái mênh mông phức tạp của cuộc sống này”, một nền giáo dục chân chính, theo Krishnamurti, sẽ giúp học sinh vượt qua nỗi sợ để sống và tư duy trong tự do. Đó cũng là năng lực cốt lõi duy nhất giúp mỗi người tự tin giáp mặt cuộc đời.

Thi cử, đánh giá, những bảng điểm xếp loại học sinh; kỷ luật, so sánh, khen thưởng; những điều được-làm và không-được-làm mà người trẻ phải chịu từ cha mẹ, trường học, xã hội... tất cả những điều này đều bị Krishnamurti gọi là “sự cưỡng bách”.

Sự cưỡng bách hiện diện dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng rốt lại, đều “đánh” vào nỗi sợ hãi và dung dưỡng tham vọng trong mỗi cá nhân. “Không phải các em cảm thấy bụng dạ đau thắt lại khi phải thi cử sao?”, Krishnamurti đặt câu hỏi, “Các em không thấy thần kinh căng thẳng, lo âu sao? Các em có biết thử thách đó tác động lên các em suốt đời ra sao không?”

Nỗi sợ hãi, như ta đang thấy, giam hãm người học trò trong khuôn khổ của kiến thức, tư tưởng, giáo điều… Vì sợ hãi, người học dễ rơi vào lệ thuộc, sao chép, vâng lời.

Sợ hãi cũng tạo thành tham vọng. Khi sợ sệt, khi bị so sánh lẫn nhau, học trò cố làm mọi thứ chỉ để nhận về cái nhìn hài lòng và sự ban thưởng. Khi trưởng thành, người đó cũng sẽ chọn nghề nghiệp vì lòng tham chứ không phải vì họ yêu những gì mình chọn.

Và chính sợ hãi làm con người mất đi năng lực truy vấn và khám phá mọi thứ một cách độc lập. Quá trình tư duy của họ lẫn cách nhìn cuộc sống đều bị giới hạn trong một ranh giới vô hình. “Tất cả những thứ đó tạo thành một loại rào giậu, rồi các em sống trong đó; và khi sống trong phạm vi rào giậu kín bưng đó, các em nói các em đang sống tự do, phải không? Người ta có thể nào được tự do trong lúc đang sống trong tù ngục không?”, nhà tư tưởng đặt câu hỏi.

Nền giáo dục chân chính sẽ tạo nên con người tự do thật sự

Trong Cuộc đời phía trước, ngôn từ của Krishnamurti thẳng thừng, sắc bén, đôi lúc đầy gay gắt khi chỉ trích lối giáo dục cũ kỹ, “phi nhân tính” hiện hành - điều gần như tất cả chúng ta đều đã hoặc đang trải qua.

Krishnamurti cho rằng việc học đúng đắn nhất thiết phải bắt đầu từ việc gạt phăng đi nỗi sợ; người học cần được đắm mình trong bầu không khí an toàn, thoải mái, giàu tình yêu từ thầy cô.

Bên cạnh đó, chính mỗi học sinh phải biết bất mãn, biết tự phản kháng. “- Các em không phải là một cục bột để nhào nặn, các em không phải là một loại thạch cao để đổ khuôn”, ông gay gắt. Theo Krishnamurti, người học phải không ngừng để ý chính mình để nhận ra nỗi sợ xuất phát bên trong lẫn từ môi trường bên ngoài.

“Toàn bộ nền giáo dục của ta không là gì ngoài việc nuôi dưỡng và củng cố thêm nỗi sợ hãi. Điều đó thật quá sức khủng khiếp, phải không?” - J. Krishnamurti

Khi nỗi sợ hãi không còn, những thiên tính, xúc cảm và sự nhạy cảm nơi người học mới được đánh thức. Họ sẽ nhìn thấy được những năng lực đích thực sâu xa của mình, sẽ làm việc vì lòng yêu thích thật tâm chứ không phải vì tham vọng.

Đồng thời, một người không sợ hãi sẽ có đủ cởi mở và sáng tạo để đối mặt với những vấn đề, sự kiện tức thời - và họ cũng sẽ giáp mặt cuộc đời bằng một trí não biết truy vấn cùng lối tư duy tự do như thế. Cuộc sống này tựa như dòng sông, không ngừng trôi chảy, không bao giờ đứng yên, chỉ có sự nhạy cảm và tự do mới giúp ta đối mặt được với dòng sông ấy, chứ không phải khuôn khổ hay kiến thức nào.

Và người tự do chính là người có trí tuệ thực sự, theo Krishnamurti, là “con người được phát triển toàn diện” mà mọi hệ thống giáo dục cần hướng đến.

Trong sự học đích thực, vai trò của sự tĩnh lặng nội tâm rất quan trọng. Bởi theo Krishnamurti, một trí não tịch lặng thì mới sáng suốt để nhìn thấy nỗi sợ hãi của chính nó, thấy được cái vô lượng của đời sống cũng như từng vấn đề trước mắt, “thấu hiểu ‘cái đang là’, cái thực tế và không ngừng truy vấn để khám phá sâu hơn, xa hơn, rộng hơn”.

Qua 23 chương sách, người đọc sẽ đối mặt với những câu hỏi đầy thách thức từ Krishnamurti về cốt lõi của việc giáo dục cùng những vấn đề liên quan khác, như: lựa chọn ngành học, bằng cấp, sự cộng tác giữa phụ huynh và nhà trường, trách nhiệm kiếm sống, cái đẹp, phẩm chất của tình yêu…

Đây là cuốn sách mà có lẽ bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng cần đọc qua một lần, để những câu chữ tuôn tràn của Krishnamurti thúc ép họ suy nghĩ rốt ráo về con đường họ đang đi lẫn cuộc đời họ sắp sửa chạm mặt. Cuộc đời phía trước cũng là tác phẩm cần thiết với bất cứ thầy cô, phụ huynh hay nhà làm giáo dục nào, những người chịu trách nhiệm cho “bầu không khí không sợ hãi” quanh những học trò.

Sau cùng, cuốn sách rất hữu ích cho tất cả chúng ta, những người học với nghĩa rộng nhất của từ này, cũng là những cá nhân luôn muốn trở nên tự do trên mọi bình diện để tự tin đối mặt với những thử thách, biến đổi không ngừng của cuộc sống, thế giới này. Không thay đổi là chắc chắn đi lùi, lạc hậu thật sự với thời cuộc thế giới đang có những chuyển biến, thay đổi thật sự rất nhanh.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

“Tôi ổn - Bạn ổn” - Giúp bạn tự đưa ra quyết định cho cuộc đời mình

Một cơn giận mất kiểm soát, một lời nói gây đổ vỡ mối quan hệ, một thái độ thù địch vô căn cứ… chúng ta thường xuyên hành xử theo phản ứng của những cảm xúc rối loạn mà chính mình còn không thể cắt nghĩa.

Cảm xúc - Osho: Lối về với hạnh phúc ban sơ

Osho mong muốn thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về cảm xúc trong cuộc sống đương đại, nơi lý trí được trân trọng và đề cao còn cảm xúc thì bị đẩy lùi, che giấu và thậm chí là chối bỏ.

Nếu được mời dự tiệc bạn có ba cách để trả lời câu hỏi ‘Bạn thật sự là ai?’

Về cơ bản, có ba cách chúng ta có thể dùng để trả lời câu hỏi về chân tính - câu hỏi “Bạn thật sự là ai?” - tương ứng với các nguồn gốc khác nhau của đặc điểm tính cách con người.

Đường mây trong cõi mộng - Trồng nhân lành vào ruộng phước cho tương lai

Nếu hiểu rõ và tin tưởng quy luật Nhân quả, thì sẽ chấp nhận rằng tất cả sự thọ dụng trong hiện tại đều phát xuất từ những nghiệp nhân đã trồng vào đời tiền kiếp

Hải Thượng Lãn Ông trong mắt nữ sĩ phương Tây

Với tiểu thuyết "Lãn Ông", đặc biệt là "Vạn Xuân", nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray đã mở ra một lối viết tiểu thuyết lịch sử mới, ít nhất cho Việt Nam.

Bạn thật sự là ai - Bạn muốn trở thành ‘con tắc kè hoa’ hay ‘luôn là chính mình’?

Một số bạn đọc có thể đồng ý rằng quan điểm “luôn là chính mình” đang kìm kẹp và hạn chế khả năng phát triển của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người khác sẽ rất khó chịu với ý tưởng này.

Bạn thật sự là ai - Khi tự định khuôn mẫu, bạn chặn đứng khả năng giúp mình thành công hơn

Khi nhà tâm lý học Ted Sarbin hỏi “Anh là ai?”, tôi đã trả lời với mục đích khơi gợi cuộc trò chuyện hơn là nói về danh tính của mình. Nhưng bạn hãy thêm hai từ “thật sự” vào câu hỏi đó và tự hỏi bản thân: “Bạn thật sự là ai?”

Kết thúc bi thảm của hoàng hậu cuối cùng của nước Nga

Hoàng hậu cuối cùng của nước Nga Alexandra Feodorovna không được lòng thần dân và buộc phải thoái vị vào năm 1917. Vua cùng với hoàng hậu và 5 người con bị hành quyết vào năm 1918.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025