Xu hướng tri thức

GS John Vu19/07/2024 12:00
Xu hướng tri thức

Gần như mọi ngày người ta đều có thể tìm thấy những câu chuyện trong báo chí về người mất việc bởi vì vị trí của họ bị cắt giảm do khủng hoảng tài chính hay bị phái đi các nước lương thấp.

Sinh viên đang học trong các ngành kinh doanh, tài chính, ngân hàng và thương mại quốc tế bây giờ thấy bản thân mình không có việc và có lẽ không tìm được việc trong những năm sắp tới. Nhiều sinh viên đang chuyển việc học hành của mình sang các lĩnh vực khác như kĩ nghệ phần mềm, y tế và trông nom săn sóc bởi vì những việc này vẫn tốt ngay cả vào thời kì khó khăn này.

Ngày nay mọi người bắt đầu hiểu rằng toàn cầu hoá có thể tác động tới mọi quốc gia, mọi chính phủ và mọi lĩnh vực. Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” đã tiên đoán rằng với toàn cầu hoá, bất kì việc nào cũng có thể dễ dàng được thực hiện ở bất kì đâu như ở Bangalore, Ấn Độ hay Thượng Hải, Trung Quốc hay ở Paris, Pháp bởi vì thế giới đã phẳng và được nối đầy đủ qua internet.

Để tăng lợi nhuận với xu hướng toàn cầu, nhiều công ti đã biến đổi bản thân mình thành công ti toàn cầu để vận hành ở mọi nơi với những công nhân có kĩ năng mà họ thuê được từ nhiều nơi trên khắp thế giới để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của họ. Người điều hành của họ có thể ở New York, người quản lí của họ có thể ở London, công nhân có kĩ năng của họ có thể ở Mumbai và các xưởng máy của họ có thể ở Thượng Hải nhưng sản phẩm của họ sẽ được bán trên khắp thế giới.

Như một phần của thế giới đang thay đổi này, hệ thống giáo dục sẽ không còn được cấu trúc như hệ thống cục bộ hay quốc gia, như trong quá khứ, mà trở thành “hệ thống giáo dục toàn cầu” để cung cấp việc giáo dục và huấn luyện cho học sinh ở mọi nơi trên địa cầu. Trong hệ thống mới này, học sinh có thể dự đoán các nhu cầu toàn cầu và theo đuổi nghề nghiệp giúp cho họ tạo ra việc sống thoải mái, bất kể chỗ họ sống.

Nếu lí thuyết này là đúng, quốc gia với nền giáo dục tốt nhất sẽ có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với các quốc gia khác bởi vì nó có tiềm năng cung cấp các kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu toàn cầu theo lí thuyết cung – cầu, do vậy giáo dục sẽ trở thành “Doanh nghiệp Xuất khẩu” để cung cấp giáo dục cho nơi có nhu cầu. Xu hướng này đã xảy ra khi đại học mở các trường chi nhánh ở các nước khác hay cấp phép chương trình huấn luyện cho các nước khác.

Với xã hội tri thức, nhu cầu và cạnh tranh về công nhân có kĩ năng sẽ trở thành vũ khí chính trong cuộc chiến kinh tế mà có thể xảy ra trong tương lai. Như trong quá khứ vào thời thuộc địa, các nước đánh nhau để kiểm soát đất đai, mỏ khoáng sản và vật tư thô và bất kì ai có nhiều đất nhất (thuộc địa) đều trở thành cường quốc thống trị (Như với Tây Ban Nha vào thế kỉ 18, Anh và Pháp vào thế kỉ 19). Với thời đại thông tin, các quốc gia sẽ cạnh tranh về công nhân có kĩ năng về tri thức của họ và xu hướng này đã bắt đầu khi các nước đã phát triển ban hành các chính sách có lợi cho công nhân có kĩ năng vào nước họ làm việc và cuối cùng trở thành cư dân vĩnh viễn.

Trong thời thuộc địa, các cường quốc có vũ khí hiện đại đi xâm lược và thuộc địa hoá các nước khác về đất đai, mỏ khoáng sản, vật tư thô, còn con người ở các nước thuộc địa thì chẳng là gì ngoài nô lệ cho tới khi họ đấu tranh giành lại độc lập. Tuy nhiên, trong thời đại tri thức các quốc gia không đi xâm lược bằng súng và bom mà “thâu tóm lặng lẽ” những công nhân giỏi nhất và lỗi lạc nhất để xây dựng xã hội tri thức của họ và đặt các xưởng máy của họ vào các nước có nền giáo dục cổ lỗ nơi họ có thể tận dụng ưu thế kĩ năng lao động thấp và đổ phế thải độc hại, chất gây ô nhiễm trong chế tạo mà không bị vấn đề gì.

Tất cả những điều này có thể được thực hiện dưới cái tên “Tiến bộ” và “Hiện đại hoá” và sự kiện đáng quan tâm là việc bóc lột này đã xảy ra trong nhiều năm nhưng rất ít nước phàn nàn về điều đó. Không có giáo dục và nhận biết đúng, nhiều người chỉ làm mà không biết hay có thể không quan tâm.

Ta hãy nhìn vào một số sự kiện: Vào cùng thời việc kĩ năng thấp đang được chuyển sang cho nước ngoài, số việc kĩ năng cao ở Mĩ đang tăng lên nhanh chóng và thậm chí ngày nay còn cao hơn thời kinh tế tốt nhất. Số kĩ sư phần mềm, bác sĩ y tế và y tá đang tăng lên năm lần hơn mười năm trước bởi vì luật di trú đặc biệt. Các công ti đang đưa việc kĩ năng thấp ra nước ngoài đều thịnh vượng từ chi phí lao động thấp, điều tạo khả năng cho họ kiếm lời nhiều hơn để phát triển và thuê việc kĩ năng cao ở Mĩ và ở đâu đó khác.

Nhiều công ti mở xưởng máy ở các nước không yêu cầu họ tuân thủ luật môi trường và các qui chế của chính phủ và bằng việc bỏ qua “gánh nặng phụ” này họ kiếm lời nhiều hơn vài năm trước. Chừng nào mọi người còn chưa nhận biết về xu hướng toàn cầu này, cả ưu điểm và nhược điểm, và hiểu hậu quả của dốt nát – mọi sự sẽ không cải thiện.

Trong thời đại thay đổi này, giáo dục là điều tốt nhất đáng được sự chú ý và đầu tư cao nhất. Theo Viện Kinh tế Quốc tế có mối tương quan mạnh cho thịnh vượng kinh tế và đầu tư cao vào giáo dục. Dữ liệu chỉ ra các nước như Mĩ, Anh, Đức và Nhật có hệ thống giáo dục tốt nhất và nền kinh tế rất mạnh với nhiều người giầu hơn bất kì nước nào khác.

Các cường quốc mới nổi lên như Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có hệ thống giáo dục mạnh tại chỗ. Sau Thế chiến 2, nền kinh tế của Đài Loan và Hàn Quốc không khá hơn một số nước châu Phi như Ghana, Gabon hay Congo, nhưng với hệ thống giáo dục mạnh ngày nay Đài Loan và Hàn Quốc là các cường quốc kinh tế rất mạnh trong khi các nước châu Phi vẫn không có mấy tiến bộ.

Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng tri thức và kĩ năng là các nhân tố then chốt cho phát triển kinh tế, tăng trưởng, và tính cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay một nước không còn có thể dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dư thừa của mình cùng lao động giá rẻ mạt mà phải tạo ra ưu thế kinh tế dựa trên việc tổ hợp của canh tân kĩ thuật và tri thức sáng tạo.

Trong thế kỉ trước, các nước đã tiến bộ từ việc áp dụng khoa học vào các kĩ thuật chế tạo bằng sản xuất số lượng lớn, nơi một nhóm nhỏ người lao động có kĩ năng cao quản lí một nhóm lớn hơn những lao động có kĩ năng thấp. Trong nền kinh tế tri thức này nay, sản phẩm được tạo ra bởi nghiên cứu và phát minh được thực hiện trong các phòng thí nghiệm đang tạo ra các ngành công nghiệp tri thức nơi công nghệ dựa trên các vật liệu mới, vi điện tử, thiết kế được máy tính hỗ trợ, kĩ thuật sinh học, kiểm soát qui trình tiên tiến, và các dịch vụ nghiệp vụ khác đòi hỏi công nhân phải có kĩ năng cao hơn nhiều và ít nhất cũng phải có bằng đại học để tham gia.

Điều này là vì công nghệ khuếch tán vào mọi lĩnh vực, mọi khu vực của nền kinh tế làm trở thành “xã hội tri thức” gây tác động lên mọi khía cạnh của cuộc sống thường ngày của chúng ta. Để giữ đồng hành với xu hướng toàn cầu hoá, chúng ta phải đầu tư vào giáo dục bởi vì tương lai của chúng ta phụ thuộc vào nó.

English version

Knowledge trends

Almost every day one can find stories in the newspaper about people losing their jobs because their positions were cut due to the financial crisis or sent to a low-wage country. Students who are studying business, finance, banking and international trades are now finding themselves without a job and probably not finding jobs in the near future. Many students are switching their studies in other fields such as software engineering, medical and nursing because these jobs are still good even at this difficult time.

Today people begin to understand that globalization can impact every country, every government, everybody and every field. Thomas Friedman, the author of “The world is flat” had predicted that with globalization, any job can easily be done anywhere such as in Bangalore, India or in Shanghai, China or in Paris, France because the world is already flat and fully connected via the internet. To increase profit with the globalization trend, many companies have transformed themselves into global companies to operate everywhere with skilled workers that they hire from places around the world to meet their objectives. Their executives could be in New York, their managers could be in London, their skilled workers could be in Mumbai and their factories could be in Shanghai but their products will be sold all over the world.

As part of this changing world, education system will no longer be structured as local or national, as in the past, but becoming a “global education systems” to provide education and training to students from every parts of the globe. In this new system, students can predict global demands and pursue careers that help them to make comfortable living, regardless of where they live. If this theory is correct, country with the best education will have significant influence over others because it has the potential to supply skills to meet global demand according to the supply-demand theory, thus education will become an “Export Business” to supply education and training to where the demand is. This trend already happened as university opened branch campuses in other countries or licensed training programs to others.

With the knowledge society, the demand and competition for skilled workers will become the main weapon in the economic warfare that could happen in the future. As in the past colonial time, countries fought to control lands, minerals and raw materials and whoever had most lands (Colonies) became the dominant power (As with Spain in the 18th century, England and France in the 19th century). With the information age, countries will compete for skilled workers for their knowledge and this trend already began with developed countries issued policies in favor of skilled workers to enter and work in their countries and eventually becoming permanent resident. In the colonial time, powerful nations with modern weapons invaded and colonized other countries for their lands, minerals, raw materials and people in their colonies are nothing but slaves until they fought for independent. However, in the knowledge age powerful nations do not invade by guns and bombs but “quietly capture” the best and the brightest workers to build their knowledge society and placed their factories into countries with archaic education where they can take advantages of lower labor skills and dump toxic wastes, manufacturing pollutions without any problems. All of this can be done under the name of “Progress” and “Modernization” and the interesting fact is this exploitation has taken place for many years but very few countries would complain about it. Without proper education and awareness, many just do not know or may not care.

Let’s look at some facts: At the same time lower skill jobs are being shipped overseas, the number of high skill jobs in the United States is growing rapidly and is even higher today than the best economic time. The number of software engineer, Medical doctors and Nurses is increasing five times more than the past ten years because of special immigration laws. Companies that are sending low skill jobs overseas are prospering from the lower costs of labor which is enabling them to be more profitable to grow and hiring high skill jobs in the United States and elsewhere. Many companies are opening factories in countries that do not require them to comply with environmental laws and government regulations and by skipping these “extra burden” they are much more profitable than few years ago. Unless people are aware of the globalization trend, both the advantages and the disadvantages and understand the consequences of being ignorance – things will not improve.

In this changing time, education is the best things that deserve the highest attention and investment. According to the Institute for International Economics there is a strong correlation for economic prosperity and the high investment in education. Data show countries such as the U.S, England, Germany, and Japan have the best education systems and very strong economy with more wealthy people than any other countries. Newly emerging power such as India, China, and S. Korea also have strong education systems in place. After World War 2, the economy of Taiwan and S. Korea are no better than some African countries such as Ghana, Gabon or Congo but with strong education systems today Taiwan and S. Korea are very strong economic powers when other Africa countries are still not making much progress.

I strongly believe that knowledge and skills are the key factors of economic development, growth, and competitiveness in the global economy. Today a country could no longer rely on its abundant natural resources and cheap labor but must create economy advantage based on combinations of technical innovations and creative knowledge. In past century, country progressed from the application of science to manufacturing techniques with mass production, where a small group of highly-skilled labor managed a much larger group of low skilled labor. In today’s knowledge economy, products created by research and inventions made in laboratories are creating the knowledge-industries where technologies based on new materials, microelectronics, computer-aided design, biotechnology, advanced process control, communication devices, and other business services requires workers to have much higher skills and at least an university degrees to participate. This is because technologies are diffusing all areas, all sectors of the economy into one “knowledge society” that impact every aspect of our daily lives. To keep current with the globalization trend, we must invest in the education because our future depends on it.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đầu tư vào nhân viên của bạn

Một người quản lí gửi cho tôi một email: “Trong bài “Cải tiến qui trình bằng CMMI”, thầy đã viết: “Nếu bạn muốn đầu tư, xin đầu tư vào nhân viên riêng của bạn. Cung cấp đào tạo tốt hợn cho họ để cải tiến kĩ năng của họ.”
2

Ý kiến của sinh viên Công nghệ thông tin Ấn Độ

Người lập trình ở Mĩ và châu Âu bao giờ cũng cảm thấy rằng khoán ngoài là mối đe doạ cho việc làm của họ.
3

Mất nhân viên then chốt

Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.
4

Hệ thống giáo dục của Ấn Độ

Mối đe doạ về thiếu hụt kĩ năng trong khu vực CNTT đang hiển hiện, và công ti phải lập kế hoạch để giải quyết điều đó. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ của Ấn Độ bị đe doạ bởi thiếu hụt lao động kĩ năng cao, nảy sinh từ nhược điểm của hệ thống giáo dục.
5

Trung Quốc và Ấn Độ

Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Công nhân tri thức

Trong thời đại công nghiệp, sản phẩm xuất khẩu càng nhiều, nền kinh tế càng tốt. Tuy nhiên trong thời đại thông tin, tri thức và kĩ năng có giá trị kinh tế cao hơn do nhu cầu cao về những kĩ năng này để xây dựng xã hội tri thức.

Tác động toàn diện của đưa sản xuất ra ngước ngoài

Tác động toàn diện của phần mềm CNTT ra nước ngoài và khoán ngoài dịch vụ lên nền kinh tế Mĩ và ngành công nghiệp CNTT “

Năm xu hướng khoán ngoài hàng đầu cho 2009

Khoán ngoài gần nhà, khoán ngoài trách nhiệm xã hội và tính linh động công nghiệp trong việc phát triển được trông đợi trong năm tới.

Cải tiến kỹ năng tri thức

Để tăng cường tri thức và kĩ năng bên trong công ti hay doanh nghiệp, bạn cần bắt đầu với việc phân tích năng lực …

Cách mạng thông tin

Chúng ta đang ở chỗ bắt đầu của cuộc cách mạng – Cách mạng Thông tin. Cuộc cách mạng này sẽ thay đổi cách chúng ta liên lạc, cách chúng ta ra quyết định, và cách chúng ta được tổ chức.

Thành công của dự án phần mềm

Ba nhân tố mấu chốt quan trọng có thể xác định sự thành công của dự án phần mềm: Con người, Qui trình và Công cụ.

Ấn Độ sẽ chi phối ngành công nghiệp dịch vụ Công nghệ thông tin

Sau khi gặp vận may kì lạ, cộng đồng công nghệ Ấn Độ thấy mình đang phải giải quyết thách thức với việc nở hoa của kinh tế Trung Quốc.

Đào tạo người quản lý dự án

Ngày nay nhiều dự án phần mềm thất bại bởi vì người quản lí dự án không được huấn luyện, hay họ được huấn luyện bởi những người không có kinh nghiệm quản lí dự án . Sau đây là vài lời khuyên có thể có ích cho bạn.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Trung Quốc và CMU

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/09/2024 12:00
Tin mới nhất ở Trung Quốc:

Mười bậc thầy võ thuật lừng danh cuối thời nhà Thanh: Hoắc Nguyên Giáp không phải mạnh nhất

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 07/09/2024 11:00
Bậc thầy nào đứng ở vị trí đầu tiên?

Hàn Quốc: Lo sợ deepfake, hàng loạt bức ảnh selfie "bốc hơi" khỏi mạng xã hội

Phong cách sống - Thanh Tâm - 07/09/2024 10:00
Nhiều phụ nữ tại Hàn Quốc cho biết họ đã xóa mọi dấu vết của mình trên mạng xã hội vì lo ngại mình sẽ trở thành nạn nhân của deepfake.

Tỷ phú Rockefeller dạy con: Không có chuyện giàu - nghèo, thành công - thất bại do di truyền

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 07/09/2024 09:00
"Cha không thể chôn vùi những đứa con thân yêu của mình bằng của cải và dại dột để các con trở thành những kẻ bất tài, không muốn tiến bộ mà chỉ biết trông cậy vào thành quả của cha mẹ", "vua" dầu mỏ bộc bạch.

Bí quyết trưởng thành - Mọi con đường đều có thể dẫn đến thành công

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 07/09/2024 08:00
Sau thành công vang dội của “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey đã viết tiếp “Bí quyết trưởng thành” với lời nhắn “Dành tặng các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới, những người đang phấn đấu lựa chọn con đường đúng đắn”.

Mất nhân viên then chốt

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/09/2024 12:00
Trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu công ti phần mềm giảm chi phí bằng cách sa thải thì có thể họ sẽ mất những nhân viên quan trọng và có thể không có khả năng xây dựng lại năng lực của mình khi kinh tế cải thiện.

Gen Z mất dần kỹ năng đánh máy?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/09/2024 11:00
Mọi người thường nghĩ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc nên là “bậc thầy” của mọi thiết bị điện tử. Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại thế hệ này đánh mất kỹ năng đánh máy.

Giàu nhất thế giới nhưng cơ thể đầy bệnh tật, vua dầu mỏ Rockefeller vẫn thọ 98 tuổi nhờ sớm tỉnh ngộ 1 điều

Suy ngẫm - Lưu Ly - 06/09/2024 10:00
Tập trung đầu tư vào sức khỏe bản thân là cách tỷ phú Rockefeller sống thọ 98 tuổi.

Hành trình mới đầy hào hứng với bộ sách cùng em đến trường

Từ sách - Phim - 06/09/2024 09:00
Ba tháng hè trôi qua thật nhanh, chẳng mấy hôm các bạn học sinh lại bước vào một năm học mới với nhiều điều thú vị. Dưới đây là những cuốn sách kỹ năng cần thiết giúp các bạn nhỏ có sự chuẩn bị cần thiết để bước vào hành trình mới.

Từ bi - Osho: 4 điểm chính yếu của lòng từ bi

Từ sách - Phim - Quìn - 06/09/2024 08:00
Từ bi không phải là điều gì đó to tát mà bạn ban tặng cho kẻ khác, đôi khi nó chỉ đơn giản là hành động xích sang một bên để không che mặt trời của kẻ khác.

Trung Quốc và Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/09/2024 12:00
Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Đệ nhất cao thủ bắt chim bằng tay không, né được cả súng đạn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 05/09/2024 11:00
Ít ai ngờ rằng, người đàn ông nhỏ bé, có phần gầy gò lại chính là cao thủ võ thuật hàng đầu cuối thời nhà Thanh.

"Gaslighting" thật khủng khiếp: Hãy tránh xa những người thường xuyên "tiêu diệt" may mắn của bạn

Kỹ năng - Diệp Anh - 05/09/2024 10:00
"Gaslighting" là một hình thức thao túng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ có yếu tố kiểm soát.

Gia tộc họ Kiều từ nghèo khó phải xin ăn đến giàu có nhiều đời đều có lý do cả!

Từ sách - Phim - Diệp Anh - 05/09/2024 09:00
Bộ phim ăn khách một thời của Trung Quốc "Kiều gia đại viện" dựa trên câu chuyện có thật về thương nhân Kiều Trí Dung - đại công tử của Kiều gia, một gia tộc lớn vùng Kỳ Huyện, Sơn Tây (Trung Quốc).

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt - Thói quen nhỏ, thành công lớn

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 05/09/2024 08:00
"7 thói quen của bạn trẻ thành đạt" (The 7 Habits of Highly Effective Teens) của Sean Covey, là cẩm nang quý giá giúp các bạn trẻ đạt được ước mơ của mình, xứng đáng với sự tin yêu của bạn bè, người thân, gia đình và xã hội.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 08/09/2024