Nền kinh tế tri thức-5

GS John Vu21/06/2024 12:00
Nền kinh tế tri thức-5

Ngày nay, dẫn lái chính cho tăng trưởng kinh tế là trong miền công nghệ cao.

Công nghệ đang được phát triển và thương mại hoá ở nhiều địa điểm nơi có dân cư với giáo dục cao hơn làm sinh ra tri thức mới và ý tưởng mới. Công viên công nghiệp Stanford, được xây dựng trên mảnh đất đại học, là nơi sinh thành nên Thung lũng Silicon. Đứa con đầu tiên là một công ti do hai sinh viên Stanford sáng lập, William Hewlett and David Packard vào năm 1937. Ngày nay Thung lũng Silicon là nhà của hơn ba nghìn công ti, hàng triệu công nhân kĩ thuật và tập trung cao những người giầu có hơn bất kì nơi nào trên trái đất.

Tiếp theo Thung lũng Silicon là trung tâm công nghệ cao dọc Đường 128 gần Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Boston. Nó được gọi là “Thủ đô của Công nghệ sinh học” với hàng nghìn nhà khoa học và các công ti công nghệ sinh học. Có trên bốn mươi trung tâm công nghệ cao như thế tồn tại trên thế giới, nơi các công ti khởi nghiệp, các phòng thí nghiệm, cơ sở tài chính và các công ti tụ hội, tạo ra môi  trường doanh nghiệp năng động gắn tri thức, tài chính và các cơ hội lớn lại.

Trong những năm 60 và 70, phần lớn các trung tâm công nghệ cao đều ở Mĩ và Châu Âu (Anh, Đức, Pháp, Phần Lan và Thuỵ Điển) nhưng đầu những năm 1980 nhiều trung tâm đã được thêm vào danh sách từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Trung Quốc, Australia, Canada, Singapore, Israel, và Ấn Độ. Các trung tâm này là đầu mối cho canh tân, sáng tạo tri thức với nhiều việc dành cho công nhân tri thức và cuối cùng là sự thịnh vượng kinh tế.

Để được coi là “trung tâm công nghệ cao” quốc gia phải đáp ứng ba nhân tố then chốt: 1) Hệ thống giáo dục quốc gia mở cho đại chúng chứ không phải chỉ một số thành phần ưu tú được lựa chọn, và tạo ra  lực lượng lao động với kĩ năng có liên quan; 2) Sự tồn tại của hệ thống nghiên cứu và phát triển (R&D) với tiềm năng tiến hoá thành ngành công nghiệp phát triển đầy đủ và 3) Kết cấu nền công nghệ thông tin truyền thông (ICT) được phát triển hợp lí đại diện bởi điện và dịch vụ truyền thông (điện thoại) kể cả băng rộng cho Internet. Điện và điện thoại vẫn là thách thức chính cho nhiều nước đang phát triển.

Theo một số báo cáo chính phủ, điện chỉ mới đạt tới một ba dân số. Có 1 điện thoại cho 2000 người ở các nước nghèo, 1 cho 250 người ở các nước đang phát triển và 1.2 cho 1 người ở các nước đã phát triển. Internet, nhân tố then chốt tạo điều kiện cho kinh tế tri thức cũng là thách thức chính. Có 1 người dùng Internet trên 5000 người ở châu Phi, so với 1 người dùng trên 6 người ở châu Âu và Bắc Mĩ. Số máy tính trên 1000 người là ít hơn 1 ở châu Phi, 22 ở Trung Đông, 38 ở Nam Mĩ, 172 ở Singapore và 348 ở châu Âu.

Những thách thức này hay lỗ hổng giữa “Có công nghệ” và “Không có” rõ ràng phân chia các nước đã phát triển và đang phát triển tương ứng với khả năng của họ dùng, thích nghi, sản xuất và chuyển giao tri thức kĩ thuật. Nếu lỗ hổng này còn để không thay đổi, nhiều quốc gia đang phát triển sẽ vẫn mất sức mua của mình, và dần dần mờ nhạt đi khỏi thị trường toàn cầu và không bao giờ có khả năng  phục hồi được. Đây là lí do tại sao điều rất quan trọng cần chú ý tới sự kiện này: “Với toàn cầu hoá, kẻ nhanh nhất sẽ thắng kẻ chậm, và nước thích nghi nhanh chóng sẽ có ưu thế hơn hẳn các nước còn lại.”

Làm sao một nước có thể trở thành nước “Có công nghệ” hay có khả năng có được lợi thế của công nghệ để xây dựng nền kinh tế của mình? Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra Chỉ số thành tựu công nghệ (TAI) để cung cấp so sánh thành tựu của các nước trong việc tạo ra công nghệ và xây dựng kĩ năng làm chủ canh tân. TAI là một chỉ số hợp thành dựa trên bốn nhân tố, cùng với các chỉ báo định lượng cho từng việc:

1) Tạo ra công nghệ (số bằng phát minh theo đầu người, số lần nhận tiền bản quyền và cấp phép từ nước ngoài theo đầu người)

2) Phát tán của canh tân mới (số máy chủ Internet theo đầu người, số  lần xuất khẩu công nghệ cao như phần chung của tất cả các xuất khẩu hàng hoá được chế tạo)

3) Phát tán của canh tân cũ (số điện thoại theo đầu người (cả cố định và di động), số lượng tiêu thụ điện theo đầu người)

4) Tri thức & Kĩ năngs (số năm trung bình học phổ thông của dân số từ 15 tuổi trở lên, tỉ lệ tuyển thô ở mức cấp ba trong khoa học, toán học và kĩ nghệ)

Các giá trị TAI vậy được tính trong miền 0.744 cho Phần Lan, 0.733 cho Mĩ, 0.703 cho Thuỵ Điển và 0.698 cho Nhật Bản ở mức đỉnh, cho 0.066 với Mozambique ở mức đáy. Trong danh sách 72 nước mà có thể tính được TAI, rõ ràng chỉ ra được bốn nhóm:

1) Nhóm lãnh đạo, với TAI trên 0.5, đang ở mũi nhọn của việc canh tân công nghệ bền vững.

2) Nhóm lãnh đạo tiềm năng, với TAI giữa 0.35 và 0.49, đã đầu tư vào việc phát triển tri thức và kĩ năng mức cao nhưng canh tân mới được chút ít.

3) Nhóm chấp nhận năng động, với TAI giữa 0.20 và 0.34 năng động trong việc dùng công nghệ mới, nhưng trong đó ứng dụng vẫn không đầy đủ và chậm.

4) Nhóm thứ yếu, với TAI dưới 0.20 trong đó phần lớn dân số không được lợi ngay cả từ các công nghệ cũ như điện, nước sạch và điện thoại.

Trong nhóm lãnh đạo hàng đầu có Hàn Quốc (đứng thứ 5 với TAI 0.666), Singapore (đứng thứ 10 với TAI 0.585) và Israel (đứng thứ 18 với TAI 0.585). Nhóm lãnh đạo tiềm năng có Tây Ban Nha (đứng thứ 19 với TAI 0.481), Hi Lạp (đứng thứ 26 với TAI 0.437), Malaysia (đứng thứ 30 vơi TAI 0.396), và Mexico (đứng thứ 32 với TAI 0.389).  Nhóm chấp nhận năng động bao gồm Uruguay (đứng thứ 38 với TAI 0.343), và Thái lan (đứng thứ 40 với TAI 0.255). Nhóm thứ yếu là Nicaragua (đứng thứ 64 với TAI 0.185), theo sau là Pakistan với TAI 0.167.

Mọi năm, Viện quản lí và phát triển (IMD) phân tích tính cạnh tranh của các nước và xếp hạng họ theo hiệu năng kinh tế, tính hiệu quả của chính phủ, tính hiệu quả của khu vực tư, và kết cấu nền. Rõ ràng có mối tương quan mạnh mẽ giữa năng lực thành đạt công nghệ và sức mạnh cạnh tranh của quốc gia trong thị trường toàn cầu. Hơn nữa, khi ngành công nghiệp công nghệ mạnh như trường hợp của Hàn Quốc và Malaysia, nó chỉ ra tính xác thực về sức mạnh cạnh tranh và tiềm năng cao cho phát triển kinh tế, thậm chí còn nhanh hơn các nước dẫn đầu khác. Theo IMD, tăng trưởng kinh tế được đo bằng kết quả của việc tăng cái vào như vốn và lao động, hay việc dùng vốn và lao động theo cách thức hiệu suất hơn như việc áp dụng tri thức vào sản xuất công nghiệp để có năng suất, chất lượng cao.

Nhân tố then chốt giúp tăng trưởng kinh tế là hệ thống giáo dục bởi vì nó đóng vai trò kép như các cấu phần của của giáo dục quốc gia và hệ thống R&D. Giáo dục đóng góp cho việc phát triển kĩ năng và tri thức mà có thể thúc đẩy thêm canh tân và đem tới nhiều vốn hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đại học ngày nay được coi là “xưởng tri thức” hay trung tâm của “nền kinh tế tri thức.”

Chức năng cơ bản của đại học là:

1) năng lực huấn luyện lực lượng lao động có chất lượng, kể cả các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các nhà kĩ thuật, các giáo viên cho giáo dục phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, cũng như chính phủ tương lai, dịch vụ dân sự và lãnh đạo doanh nghiệp;

2) năng lực phát sinh tri thức qua mọi loại hoạt động nghiên cứu và phát triển;

và 3) năng lực truy nhập vào tri thức toàn cầu hiện có và thích nghi nó cho địa phương để cải tiến nền kinh tế và sức mạnh cạnh tranh của quốc gia. Nền kinh tế được dẫn lái theo tri thức không chỉ yêu cầu kĩ năng cao của lực lượng lao động, mà còn cập nhật liên tục để thích ứng với nhu cầu thay đổi của thị trường. Tỉ lệ tăng lên trong các việc làm có yêu cầu phẩm chất mức đại học được mọi người trông đợi tăng tốc một cách có ý nghĩa  trong vài năm tới. Việc học cả đời và giáo dục liên tục sẽ được trông đợi mở rộng để bao quát mọi kiểu công nhân.

Ngày nay ở các nước đang phát triển, giáo dục đại học đang chịu sức ép phải phục vụ nhiều sinh viên hơn, kể cả người lớn quay về trường để học tri thức phụ hay các công nhân vẫn đang  làm việc trong công nghiệp, nhưng không mấy đại học sẵn sàng nhận bước tiếp này. Nhiều giáo trình vẫn còn tập trung vào lí thuyết, vào công nghệ lạc hậu, và vào tri thức không còn liên quan tới công nghiệp.

Trong nền kinh tế tri thức, thị trường giáo dục toàn cầu tồn tại để tuyển mộ sinh viên từ khắp thế giới dựa trên nhu cầu tăng lên về bằng cấp và chứng chỉ được thừa nhận quốc tế. Do đó nhiều sinh viên đang tìm kiếm giáo dục đại học ở các nước dẫn đầu với mong đợi tìm được cơ hội việc làm tốt nhất và sống thuận tiện trong xã hội tri thức. Các đại học ở Mĩ đã được lợi nhất do xu hướng này, mỗi năm, gần nửa triệu sinh viên từ các nước khác tới học tập ở Mĩ đóng góp $ 11 tỉ đô la cho nền kinh tế Mĩ. Mười nước hàng đầu có sinh viên nước ngoài ở Mĩ là: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Indonesia, Thái lan, và Mexico.

Tôi tin rằng trong nền kinh tế tri thức, chính sách liên quan tới giáo dục phải được xem như những cấu phần bổ sung và tích hợp của chính sách phát triển kinh tế quốc gia được hình thành để cho phép đáp ứng nhanh chóng với môi trường toàn cầu đang thay đổi. Các đại học phải chấp nhận sự kiện là các chương trình giáo dục không nên được xây dựng bởi một mình cộng đồng hàn lâm mà phải được xây dựng bằng sự cộng tác giữa đại học, công nghiệp và chính phủ. Cộng đồng hàn lâm không phải là người chủ của các đại học mà là các công dân, do đó văn hoá của “đặc  quyền hàn lâm với chi phí công” không thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế tri thức. Thay vì thế, mọi giáo dục đều phải gắn với ích lợi của xã hội, quốc gia và công dân của nó.

English version

Knowledge Economy-5

Today, the main driver for economic growth is in the high technology area. Technology is being developed and commercialized in locations where a population with higher education exists to generate new knowledge and new ideas. The StanfordIndustrial Park, built on the university land is the birthplace of the Silicon Valley. The first child was a company founded by two Stanford students, William Hewlett and David Packard in 1937. Today Silicon Valley is home to over three thousand companies, million technology workers and a high concentration of wealthy people than any place on earth. Next to Silicon Valley is the high-technology center along Route 128 near Massachusetts Institute of Technology (MIT) in Boston, It is called the “Capital of Biotechnology” with thousand of scientists and bio technology companies. There are over forty high technology centers like that exists in the world, where start-up companies, research labs, financiers and corporations are converging, creating a dynamic business environment that brings together knowledge, finance and tremendous opportunity. In the 60s and 70s, most high technology centers were in the US and Europe (UK, Germany, France, Finland, and Sweden) but beginning in 1980s several centers were added to the list from Japan, Korea, Brazil, China, Australia, Canada, Singapore, Israel, and India. These centers are the hub of innovation, knowledge creation with many jobs for knowledge workers and eventually economic prosperity.

To be considered as a “High technology center” the country must meet three key factors: 1) A national education system that opens to the masses rather than to a few selected elites, and producing a workforce with a relevant skill; 2) The existence of a Research & Development (R&D) system with the potential to evolve into a fully developed industry and 3) A reasonably developed Information and Communication Technology (ICT) infrastructure represented by electricity and communication devices (Telephone) including the Broadband for Internet. Electricity and the telephone are still a major challenge to many developing countries. According to several government reports, electricity has only reached about a third of the world population. There is 1 phone for every 2000 people in poor countries, 1 in250 in developing countries and 1.2 in1 in developed countries. The Internet, the key enable of the knowledge economy is also a major challenge. There is 1 Internet user per 5000 people in Africa, compared to 1 user per 6 inEurope and North America. The number of computers per 1000 people is less than 1 inAfrica, 22 in the Middle East, 38 inS. America, 172 inSingapore and 348 inWestern Europe. These challenges or the gap between the “Technological Have” and “Have not” clearly divides developed and developing countries according to their ability to use, adapt, produce and transfer technology knowledge. If this gap is left unchanged, many developing nations will keep losing their purchasing power, and gradually fade away from the global market and never be able to recover. This is why it is very important to pay attention to this fact: “With globalization, the fastest will win over the slow ones, and country that adapt quickly will have significant advantage over the rest”.

How can a country become a “Technological Have” or be able to take advantage of technology to build its economy? The United Nation Development Program (UNDP) has introduced a Technology Achievement Index (TAI) to provide a comparison of countries’ achievements in creating technology and in building skills to master innovations. The TAI is a composite index based on four factors, together with the quantitative indicators for each:

1) Creation of Technology (Number of Patents granted per capita, Number of Receipts of royalty and license fees from abroad per capita)

2) Diffusion of Recent Innovations (Number of Internet hosts per capita, number of High-technology exports as share of all manufactured goods exports)

3) Diffusion of Old Innovations (Number of telephones per capita (mainline and cellular combined), Number of Electricity consumption per capita)

4) Knowledge & Skills (Mean years of schooling of population aged 15 and above, Gross enrollment ratio at tertiary level in science, mathematics and engineering)

The TAI values thus calculated range from 0.744 for Finland, 0.733 for the USA, 0.703 for Sweden and 0.698 for Japan at the top, to 0.066 for Mozambique at the bottom. In the list of 72 countries for which TAI could be calculated clearly shows four groups:

1) Leaders, with TAI above 0.5, which are at the cutting edge of self sustaining technological innovation.

2) Potential Leaders, with TAI between 0.35 and 0.49, which have invested in high levels of knowledge and skills development but innovate little.

3) Dynamic Adopters, with TAI between 0.20 and 0.34 which are dynamic in the use of new technologies, but in which the application is still incomplete and slow.

4) Marginalized, with TAI below 0.20 in which large parts of the population have not benefited even from the old technologies such as electricity, clean water and phone.

Among the top leaders are Korea (5th with TAI 0.666), Singapore (10th with TAI 0.585) and Israel (18th with TAI 0.585). Potential leaders include Spain (19th with TAI 0.481), Greece (26th with TAI 0.437), Malaysia (30th with TAI 0.396), and Mexico (32nd with TAI 0.389).  The Dynamic adopters include Uruguay (38th with TAI 0.343), and Thailand (40th TAI 0.255). The Marginalized is Nicaragua (64th with TAI 0.185), followed by Pakistan with TAI 0.167.

Every year, The Institute for Management and Development (IMD) analyzes the competitiveness of countries and rank them according to their economic performance, effectiveness of government, effectiveness of the private sector, and infrastructure. There is clearly a strong correlation between the technology achievement capacity and the competitive strength of a country in the global market. Furthermore, when technology industry is strong as the cases of Korea and Malaysia, it shows a positive on the competitive strength and high potential for economic growth, even faster than other leaders. According to the IMD, economic growth is measured by the result of increasing inputs such as capital and labor, or using capital and labor in a more productive way such as the application of knowledge in industry production for higher productivity, quality.

The key factor in helping to grow the economy is the education system because it plays a dual role as components of both the national education and R&D systems. Education contributes to the developing skills and knowledge that can foster innovations and bring in more capital to promote economic growth. Today university is considered the “knowledge factory” or the centre of the “knowledge economy”. The basic functions of university are: 1) the capacity to train a qualified workforce, including scientists, professionals, technicians, teachers for primary and secondary education, as well as future government, civil service and business leaders; 2) the capacity to generate knowledge through all sorts of research and development activity; and 3) the capacity to access existing global knowledge and adapt it to local to improve the economy and the competitive strength of a country. A knowledge-driven economy not only requires higher skills of the workforce, but also continuous updating to adapt to changing demand of the market. The rate of increase in jobs that require university -level qualifications is expected to accelerate significantly in the next few years. Lifelong learning and continuing education will be expected to expand to cover all types of workers.

Today in developing countries, university education is coming under pressure to serve more students, including, adults come back to school for additional knowledge or workers who are still working in industry but not many universities are ready to take this next step. Many curricula are still focusing on theories, on obsolete technology, and on knowledge that are irrelevant to the industry. In the knowledge economy, a global education market exists to recruit students from all over the world based on the growing demand for degrees and certificates with international recognition. Therefore many students are seeking university education in top leading countries with the expectation of finding best job offering and live comfortable in the knowledge society. Universities in the U.S have benefited the most from this trend, each year, nearly half million students from other countries are coming to study in the U.S. contributing $ 11 billion into the US economy. Top ten countries of foreign students in the US were: China, India, Japan, Korea, Taiwan, Indonesia, Thailand, and Mexico.

I believe that in the knowledge economy, policies regarding education must be viewed as integral and complementary components of national economic development policies that are formulated to allow rapid responses to the changing global environment. Universities have to accept the fact that education programs should not be built by academia community alone but must be built by collaboration between university, industry and government. Academic community is not the owners of universities but its citizen, therefore the culture of “Academic privilege at public expense” cannot continue to exist in the knowledge economy. Instead, all education must be tied to the benefits of society, a nation and its citizens.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Lời khuyên cho người làm phần mềm

Nhiều người lập trình tin tri thức phần mềm là các ngôn ngữ lập trình hay công nghệ tính toán như: Java, C++, Linux, Windows NT, .Net, v.v. những tri thức cho phép người lập trình xây dựng phần mềm có thể chạy được trên máy tính.
2

Trung Quốc và CMU

Tin mới nhất ở Trung Quốc:
3

Xu hướng mới nổi lên

Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.
4

Khoán ngoài ở mười thành phố

Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.
5

Vùng địa lý của việc gia công ở nước ngoài đang dịch chuyển

Theo nghiên cứu của A.T. Kearney, Ấn Độ và Trung Quốc liên tục đứng đầu là các đích tới của đưa việc ra nước ngoài; nhưng các nước Trung/Đông Âu lại tụt xuống trong khi Đông Nam Á và Trung Đông lại vươn lên.

Nền kinh tế tri thức-4

Là một giáo sư lịch sử, bạn tôi rất tò mò về điều đã xảy ra ở Ấn Độ cho nên ông ấy hỏi: “Theo quan điểm của ông thì Ấn Độ rất thành công trong việc xây dựng xã hội tri thức bằng việc bỏ qua pha công nghiệp nhưng tại sao họ đã làm loại quyết định đó?”

Nền kinh tế tri thức-3

Ngày nay xã hội tri thức không còn là tầm nhìn về tương lai mà là thực tại. Phát triển kinh tế được xác định phần lớn bởi tri thức, do đó giáo dục là điều kiện tiên quyết bản chất cho cải tiến kinh tế và giảm nghèo.

Nền kinh tế tri thức-2

Thế giới trong thế kỉ 21 được đặc trưng bởi quan hệ thành công giữa phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế.

Nền kinh tế tri thức-1

Theo định nghĩa, nền kinh tế tri thức dựa trên việc dùng ý tưởng thay vì những khả năng vật lí và dựa trên ứng dụng của công nghệ chứ không khai thác lao động rẻ.

Mối quan tâm khác với CMMI

Một người quản lí dự án viết cho tôi: “Tôi không biết gì về CMMI, tôi lo lắng rằng chúng tôi có thể không đạt tới Mức 3. Xin thầy lời khuyên.”

Cải tiến qui trình với CMMI

Làm sao để bắt đầu cải tiến qui trình dùng CMMI? Phải mất bao lâu để chuyển lên một mức CMMI? Xin thầy lời khuyên.”

Cuộc hành trình CMMI

Tôi đã nhận được nhiều email hỏi về việc dùng CMMI cho cải tiến qui trình. Tôi đã viết nhiều bài trên website này, cho nên xin xem lại chúng. Khi mọi người nghĩ về cải tiến qui trình, họ phải cân nhắc ba cấu phần: qui trình, con người và công cụ.

Câu chuyện CMMI

Nhiều công ti đăng hăm hở dùng Mô hình trưởng thành năng lực tích hợp (CMMI) nhưng người quản lí không biết điều gì sẽ xảy ra khi công nhân của họ bắt đầu làm cho cải tiến xảy ra.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Việc nóng cho sinh viên

Blog GS John VU - GS John Vu - 16/09/2024 12:00
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra “nhận biết thực tế” trong các sinh viên về cơ hội việc làm.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

Kỹ năng - TĐ - 16/09/2024 11:00
James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

Giới trẻ Trung Quốc biến uất ức chốn công sở, lên mạng hò nhau nộp đơn xin nghỉ việc

Phong cách sống - Nguyệt Linh - 16/09/2024 10:00
Than thở chán việc trên MXH, dựa vào “số tim” để xem có nên nghỉ việc hay không là nước đi đang được nhiều dân công sở xứ Trung áp dụng.

Sếp tồi - 4 phong cách lãnh đạo của sếp, sếp bạn có phong cách nào?

Từ sách - Phim - TĐ - 16/09/2024 09:00
Trong một nghiên cứu, nhà tâm lý học pháp y Nathan Brooks nhận thấy có 21% lãnh đạo doanh nghiệp biểu hiện các đặc tính tâm lý của chứng rối loạn nhân cách ở mức độ “đáng kể về mặt lâm sàng”.

Hạnh phúc mỗi ngày - Hạnh phúc bên trong mỗi chúng ta

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 16/09/2024 08:00
“Hạnh phúc mỗi ngày” là quyển sách gói ghém 365 câu chiêm nghiệm sâu sắc được đúc kết bởi thiền sư Ajahn Brahm, một trong những thiền sư có sức ảnh hưởng lớn ở phương Tây hiện nay.

Xu hướng mới nổi lên

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/09/2024 12:00
Thế giới công nghệ đang thay đổi rất nhanh chóng, kể cả các kĩ năng kĩ thuật và sự linh động được yêu cầu để hỗ trợ cho các thay đổi này.

Bí mật phía sau võ công cao cường của Hoàng Dược Sư, ông là đệ tử của môn phái nào?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 15/09/2024 11:00
Nhờ võ công tuyệt đỉnh, Hoàng Dược Sư đã được coi là một trong 5 cao thủ xuất chúng.

Hơn 400 năm không ai nhận ra "lỗi sai" nghiêm trọng trong Tây Du Ký

Từ sách - Phim - Thùy Linh - 15/09/2024 10:00
Trong khi phần lớn người xem không để ý thì một cô bé 11 tuổi đã tinh ý phát hiện 1 điểm bất thường.

Thiền là gì? – Khởi đầu của thiền

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 15/09/2024 09:00
Thiền là tìm hiểu về bản ngã. Nếu không có sự tìm hiểu này thì cái gọi là thiền, dù dễ chịu hay đau đớn, cũng chỉ đơn thuần là một dạng tự huyễn hoặc.

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Hiểu được bể khổ trong thiền Tuệ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 15/09/2024 08:00
Trong “Hạnh phúc đến từ sự biến mất”, tu sỹ Ajahn Bram chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của mình về con đường đi tìm hạnh phúc vĩnh hằng. Đó chính là con đường chánh niệm, đi qua bể khổ, diệt trừ cái tôi và trở nên “vô ngã” của Đức Phật từ ngàn xưa.

Cao thủ nào trong truyện của Kim Dung có thể đánh bại được Vô Danh Thần Tăng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 14/09/2024 11:00
Liệu Vô Danh Thần Tăng có phải là một cao thủ bất bại?

Sống khép kín, kẻ trí thực sự là người biết đặt các mối quan hệ xã giao ở mức đủ

Phong cách sống - Diệu Đan - 14/09/2024 10:00
Cái gọi là “bị xã hội đào thải” chẳng qua là “giảm bớt các tương tác xã hội”

Sếp tồi - 8 lầm tưởng trong môi trường làm việc ngày nay

Từ sách - Phim - TĐ - 14/09/2024 09:00
Chúng ta phải xóa bỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến hiện nay về phương pháp lãnh đạo xuất sắc và xem các quan niệm này có ảnh hưởng như thế nào đến toàn bộ nơi làm việc.

Tâm từ - Không chỉ chánh niệm, hãy tử tế và bao dung

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/09/2024 08:00
Giữa những bất ổn của bản thân trong cuộc sống, "Tâm từ" được Ajahn Brahm giới thiệu như là một con đường đạo pháp mang chân lý đến cuộc sống.

Khoán ngoài ở mười thành phố

Blog GS John VU - GS John Vu - 13/09/2024 12:00
Trở thành “Bangalore nữa” sẽ nghĩa là nhiều tiền hơn trong ngân hàng và nhiều người sẽ có việc làm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 17/09/2024