Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó! 3: Nhớ sao thuở còn 'nhà quê'

Thảo Thảo29/03/2024 09:00
Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó! 3: Nhớ sao thuở còn 'nhà quê'

Khi nhớ về một xứ sở thân yêu, ta nhớ gì nhiều nhất? Đâu phải chỉ là những địa danh nổi tiếng, bề thế mà người ta hay check-in! Ta nhớ nhiều những thứ nhỏ nhắn, “quê mùa” hơn, như thúng xôi vỉa hè, hay một xe phở đêm khuya, thơm lừng…

Viết về xứ Ông Tạ, Sài Gòn - nơi dân di cư Bắc 54 tới lập xóm làng, sống giữa miền Nam và tạo nên nhiều nét văn hoá đặc biệt - có nhà báo Cù Mai Công, đã ra mắt đến tập thứ 3 của bộ Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!”.

Nếu tập 1 tập trung vào những câu chuyện lịch sử và địa lý, tập 2 tập trung vào Tết ở Ông Tạ và những thị dân tiếng tăm (văn nghệ sĩ, lính tráng, doanh nhân…) thì tập 3 này lại là về những điều… bình thường, nhỏ bé hơn, đôi khi còn không tên.

Đó là về mâm cơm gia đình, những món ăn Ông Tạ, những ông lão, bà lão buôn thúng bán bưng, là giọng nói Ông Tạ, là mái trường trên đất sình lầy xưa. Mà hoá ra, chính những thứ bình thường, quê mùa đó lại dễ “đánh gục” cảm xúc nhất, dễ khiến người đọc vấn vương, lưu luyến nhất...

Miếng ăn và con người cần lao xưa

Cù Mai Công đưa bạn đọc vào thế giới của bao la những gánh xôi, xe phở, quán bún chả, bánh cuốn, quán canh bún, quán bánh cuốn nóng, rồi xe cháo huyết, mâm quả cưới, kẹo lạc... Biết bao miếng ăn đạm bạc thuở nào, giờ được miêu tả lại, làm sắc màu, mùi vị, hương thơm vương đầy những trang sách.

Chẳng hạn, mâm cơm Ông Tạ hay có rau muống, vì sao? Vì xứ đó có cánh đồng An Lạc bao la, trồng được nhiều rau muống, làm nên những bữa cơm của con người thuở di cư nghèo khó. Đọc vừa thấy thương, vừa thấy buồn.

Suốt những miêu tả ẩm thực trong sách, Cù Mai Công như một nhà phê bình ẩm thực tuy không chuyên nhưng hết mực kỹ tính. Ví dụ, thế nào là xôi Nam Thái, xôi Ông Tạ? Hãy nghe tác giả nhắc: “Hạt xôi dẻo nhưng không nhão; hạt đậu xanh, đậu phộng mềm mà không nát; màu gấc tươi chứ không tái, vị ngọt nhẹ thơm thoảng nước cốt dừa”.

Còn tô phở như thế nào là tuyệt hảo? “Nước dùng thanh, ngọt nhẹ, ít béo; bánh phở mềm mà không nát; tô phở vừa đủ, không tú hụ thịt bánh, màu mỡ... Ăn xong đứng lên, bụng vẫn lưng lửng, miệng vẫn thòm thèm”...

Thế đấy, món Ông Tạ xưa thanh lành, nền nã, không quá ngập ngụa gia vị như quán xá bây giờ. Những món đó lưu giữ có một chút… khó tính lẫn phong lưu của người Hà Nội xưa, yêu cầu cao về chất lượng nguyên liệu lẫn sự vừa vặn, hài hoà của hương vị.

Ẩm thực Ông Tạ cũng nói lên nhiều khía cạnh khác về những người tạo nên chúng. Đó là lớp người lao động di cư, tạo dựng trên vùng đất mới bằng gánh hàng rong, xe đẩy, “rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm”, “mưa năm dãi dầu bao nhiêu năm tháng”.

Còn rất nhiều những miêu tả, những hồi ức về những nhân vật đời thường khác, ông giáo Dũng, võ sĩ Lý Tiểu Quảng, bà Rật xóm Mắm… Họ chỉ là những người bình thường, nhưng đại diện cho những lớp người khác nhau của thời kỳ đó, hiện lên với những nét phẩm cách tảo tần, chăm chỉ, kiêu mạn…

Nỗi nhớ thuở còn “nhà quê”

Giống với những tập sách trước, Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 3 được viết với chan chứa niềm hoài niệm, những miêu tả ngậm ngùi về những thứ đã xưa, nay tuy chưa mất hẳn, nhưng cũng không còn dễ tìm.

Đọc sách, tôi nghĩ nhiều đến lời của nhà văn Hoài Thanh: “Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê”. Xã hội luôn ào ào tiến về phía trước, mà muốn tiến lên nhanh thì phải bề thế, phải hoành tráng, phải sản xuất hàng loạt… Nhưng hẳn người Việt ngày nay vẫn nhớ nhiều thứ nhà quê, cần lao, cũ kỹ nhiều biết bao nhiêu.

Như tác giả Cù Mai Công, mỗi khi ăn một hàng bánh cuốn không đúng vị của Sài Gòn hôm nay, vẫn tần ngần nhớ về những hương vị xưa, “nhớ những tấm bánh cuốn mỏng mảnh của lò làm bánh cuốn Thanh Trì”, “nhớ quán bánh cuốn nước mắm cà cuống gần hãng bong bóng Thanh Dung”...

Hoặc như lời kể trong sách, có người Ông Tạ đi nước ngoài nay trở về, vẫn “để mình lang thang qua các khu ngõ ở vùng Ông Tạ thấy gì ăn đó”, cố tìm lại cái chất phở quê lâu ngày thiếu thốn.

Nhà văn Nguyên Ngọc, khi viết về Hội An của ông, cũng từng thiết tha một nỗi nhớ tương tự - nhớ về một ông lão chuyên gánh món “xíu mà” trên phố cổ: “Tôi có một mong ước: Hội An có một bảo tàng văn hóa. Và đến đó, ta có thể chiêm ngưỡng chiếc đòn gánh mòn vẹt của ông già xíu mà của chúng tôi” (trích “Tản mạn Hội An”).

Cái đòn gánh mòn vẹt của một ông già, gánh xôi của bà lão hay cái xe chè nhỏ… - chính những cái quê mùa, cần lao đó - mới thật sự làm nên hồn cốt của một vùng đất, một xứ sở.

Ta tự hỏi, làm sao những thứ rất bình dị, rất Việt Nam ấy được giữ gìn nguyên vẹn qua thời gian, chứ không chỉ hiện ra mơ màng trong những khung trời hoài niệm hôm nay?

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.
2

Chia sẻ từ trái tim - Tu tập khởi nguồn từ tâm trí

Cốt lõi của tu tập là rèn luyện tâm trí. Bất kỳ ai cũng đều có thể hướng đến con đường giác ngộ và thức tỉnh bằng cách thực hành chánh niệm, quán chiếu bản thân và rèn luyện tinh thần mỗi ngày.
3

Chia sẻ từ trái tim - Học cách chuyển hóa nỗi khổ đau từ những bài giảng của thầy Thích Pháp Hòa

Thầy Thích Pháp Hòa là một vị tu sĩ thiên về truyền thống Tịnh Độ. Trong suốt nhiều năm, thầy không chỉ chuyên tâm tu học, trau dồi kiến thức Phật pháp mà còn dành thời gian để thuyết giảng Phật pháp cho Phật tử ở nhiều nơi.
4

Chia sẻ từ trái tim - Hiểu thế nào là nghiệp riêng nghiệp chung?

Nếu gặp người nào tu mà không dễ thương, mình đừng thất vọng. Bởi “Nhân hư, đạo bất hư”. Đạo đâu có hư, chỉ tại người thôi. Cho nên nếu hiểu như vậy, mình sẽ sớm chận đứng được nghiệp tiêu cực của mình. Mình sẽ không thụt lùi và sa sút.
5

Hạnh phúc đến từ sự biến mất - Tâm ta vững khi lòng ta dừng

Vũ trụ vốn dĩ được hình thành từ những thứ đối nghịch nhau. Có âm ắt có dương, có tốt ắt có xấu, có được ắt có mất... Mối tương quan giữa những yếu tố đối lập đã hình thành nên mọi thứ xung quanh như vậy đấy.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Chữa lành và kể chuyện liên quan như thế nào?

Rất nhiều cá nhân dùng viết lách và kể chuyện để đối mặt với những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.

Đắc nhân tâm - Một giọt mật ngọt hơn thùng nước đắng

Có thể bạn chưa bao giờ bị gọi đến để giải quyết một vụ đình công hay nói chuyện với một hội đồng. Nhưng nếu bạn muốn được giảm tiền thuê nhà thì thái độ tiếp cận thân mật có thể giúp được bạn không?

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.

‘Từ bỏ’ - Chìa khóa giúp bạn buông đúng lúc, bỏ đúng việc để thành công

Có một niềm tin đã ăn sâu rằng người thắng cuộc không bao giờ bỏ cuộc và người bỏ cuộc sẽ chẳng đi đến đâu. Và chúng ta đang trả giá cho niềm tin đó, khi cân nhắc từ bỏ một công việc tồi tệ hay rời bỏ một mối quan hệ độc hại...

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong: Đứa trẻ tổn thương sẽ trở thành người lớn đau khổ

Nếu không được chữa lành, phần tổn thương sẽ luôn chực chờ để bộc lộ ra, thay bạn nắm quyền kiểm soát và liên tục đưa ra những quyết định bốc đồng mà sau này phần người lớn có trách nhiệm phải giải quyết hậu quả.

Đắc nhân tâm - Nghệ thuật biến thù thành bạn

Khi đang trong cơn giận dữ mà ta có thể trút mọi bực tức vào kẻ đã gây ra nó thì chắc chắn chúng ta sẽ hả hê rất nhiều! Nhưng đối phương thì sao? Họ sẽ chẳng thể nào chấp nhận giọng điệu gay gắt và thái độ hằn học của ta.

Cho và nhận - Lên kế hoạch giúp đỡ người khác để đạt được tối ưu hiệu quả cho đi

Thay vì giúp đỡ dàn trải và thiếu sự suy xét, họ bắt đầu cân nhắc cẩn thận hơn và nhờ vậy sự giúp đỡ cũng trở nên hiệu quả hơn

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang đi đúng trên hành trình chữa lành

Phải chăng cách chữa trị hiệu quả nhất với những tổn thương tinh thần từ quá khứ là tự làm lành với chính mình? Là làm lành với quá khứ? Những ám ảnh của ngày tháng cũ đâu thể tước đi một tương lai.

Xã hội tri thức - 3: Thế giới phẳng

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/07/2024 12:00
Mấy hôm trước, tôi thấy một bài báo hay về công nghệ thông tin ở Nairobi, Kenya như sau:

Chàng trai Việt chinh phục mục tiêu đi 200 nước: Hành trình chông gai và thành quả đầy ấn tượng

Phong cách sống - Hạ Linh - 26/07/2024 11:00
Hành trình chinh phục các miền đất khắp nơi trên thế giới của travel blogger Kẻ Du Mục khiến cho nhiều người phải trầm trồ và ngưỡng mộ.

Ngoài 40 tuổi, những người có được mọi thứ trong tay đều dùng chung một công thức

Suy ngẫm - Diệu Đan - 26/07/2024 10:00
Khi đến tuổi trung niên, biết cách từ bỏ sự liều lĩnh, đối đầu và học cách chấp nhận và thích nghi, biết thời cơ, nắm bắt vận may và chấp nhận số phận là sự tỉnh táo hiếm có.

Bộ sách Để con chăm sóc cha mẹ - Những trang sách tràn đầy tình thương và hiếu thảo

Từ sách - Phim - TĐ - 26/07/2024 09:00
Cuốn sách này dành cho: Tất cả chúng ta, những người đã, đang và sẽ trải qua hành trình chăm sóc cuối đời cho những người thân yêu nhất.

Tài chính cho mọi người - 3 khái niệm đầu tư bạn cần nắm bắt 

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2024 08:00
“Tài chính cho mọi người”: Top sách đáng đọc năm 2022 (theo Fortune). Top 15 best-seller hạng mục Education Funding trên Amazon sẽ mang đến cho bạn những khái niệm này.

Xã hội tri thức - 2

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2024 12:00
Trong tương lai gần, xã hội tri thức sẽ yêu cầu mọi người học tập, tự tin vào khả năng học, sẵn lòng học điều mới, và sẵn sàng đối diện với thách thức của toàn cầu hoá.

Bạn nhìn thấy điều gì đầu tiên - bài test sẽ tiết lộ tính cách cùng sức mạnh tiềm ẩn bên trong

Thư giãn - Nguyệt - 25/07/2024 11:00
Bài trắc nghiệm có thể hé lộ nhiều điều bạn chưa biết bên trong nội tâm của mình.

Tỷ phú Rockefeller: Đừng lúc nào cũng nói ‘thất bại là mẹ thành công’, nhớ rằng con lợn có thể trèo cây nếu được ngợi khen!

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 25/07/2024 10:00
Bí quyết giàu có, giúp khối tài sản tăng lên nhanh chóng hoá ra không phải điều gì đó cao xa, mà đã được "ông vua" dầu mỏ thế giới đúc kết trong 4 điều.

Bộ sách ‘Để con chăm sóc cha – mẹ’ - Gánh nặng kép của người phụ nữ

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 25/07/2024 09:00
Tại nhiều quốc gia châu Á, phụ nữ không chỉ gánh phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình mà còn phải nỗ lực làm việc để san sẻ kinh tế gia đình.

Từ mẹ đơn thân từng phải chăn bò, đến nữ tỷ phú giàu nhất nước Mỹ

Phong cách sống - Băng Băng - 25/07/2024 08:00
Câu chuyện đầy nghị lực của một người mẹ đơn thân phải đi làm bồi bàn nuôi con đến nữ đại gia giàu nhất nước không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.

Xã hội tri thức - 1

Blog GS John VU - GS John Vu - 24/07/2024 12:00
Tiến bộ của công nghệ đã làm thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của nhiều nước. Qua ứng dụng công nghệ thông tin, các công ti có thể làm kinh doanh bất kể nơi họ đang ở hay nơi khách hàng ở.

Đào hố cát trên bãi biển - Trò chơi nguy hiểm chết người

Kỹ năng - Phạm Hường - 24/07/2024 11:00
Bãi biển là nơi vui chơi được ưa thích trong dịp nghỉ hè, nhưng nhiều người không hề biết trò chơi đào hố cát ở đây nguy hiểm đến mức nào.

Bức thư ông bố giảng viên gửi con gái vừa đỗ đại học khiến chục triệu người rơi lệ

Suy ngẫm - Đông - 24/07/2024 10:00
Những tâm sự của ông bố này khiến ai cũng xúc động.

Chia sẻ từ trái tim - 50 bài pháp thoại giúp chữa lành tâm hồn

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 24/07/2024 09:00
“Chia sẻ từ trái tim" chính là “đơn thuốc" quý báu đến từ người thầy thuốc có tâm, giúp người đọc gạt bỏ tâm bệnh cùng những đau khổ không rõ căn nguyên, để tìm thấy sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày.

Từ bỏ - Mô hình tâm lý ‘con khỉ và bệ đỡ’

Từ sách - Phim - Quìn - 24/07/2024 08:00
Hãy hình dung bạn đang cố gắng huấn luyện một con khỉ tung hứng những ngọn đuốc đang cháy khi đứng trên một bệ đỡ trong công viên. Nếu thành công trong màn trình diễn ấn tượng này, xem như bạn đã nắm được công cụ kiếm tiền.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/07/2024