Squid Game - bộ phim nổi tiếng gần đây, đang gây xôn xao cộng đồng mọt phim với nội dung về một trò chơi sinh tồn hấp dẫn. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần tập trung vào trò chơi, bộ phim này còn gói gọn nhiều bài học cuộc sống khác nhau mà chúng ta có thể áp dụng trong đời thực.
Câu chuyện của bộ phim kể về cách những người chơi sống chết cố gắng giành được giải thưởng hàng triệu USD để trả nợ khoản nợ khổng lồ của mình. Từ bộ phim, chúng ta cũng có thể rút ra những bài học về cách chi tiêu tiền bạc. Dưới đây là 10 bài học về tiền mà bạn có thể học được từ "Trò chơi Con mực":
1. Bảo hiểm là điều quan trọng
Trên thực tế, bất cứ khi nào chúng ta gặp những người giục chúng ta mua bảo hiểm, chúng ta đều phớt lờ họ. Tuy nhiên, loạt phim này cho thấy có bảo hiểm là điều cần thiết.
Trong tập 2 của bộ phim, nhân vật chính Gi Hun phát hiện mẹ mắc bệnh tiểu đường, nhưng bà đã chọn về nhà do không có tiền trả viện phí. Gi Hun nói rằng bảo hiểm sẽ chi trả mọi thứ, nhưng anh ta không có khả năng chi trả liên tục.
Bảo hiểm không phải một gánh nặng làm tăng chi phí của bạn. Đúng hơn, nó là một khoản đầu tư đảm bảo cho tương lai.
2. Hãy đầu tư một cách khôn ngoan
Ngày nay, mọi người thích đầu tư vào các công ty hoặc tổ chức khác nhau để có thể tăng cơ hội kiếm được khoản thu nhập khổng lồ. Tuy nhiên, thu nhập từ các khoản đầu tư là không ổn định. Bạn sẽ phải chấp nhận rủi ro để đạt được kết quả mong muốn.
Sang Woo, người bạn của Gi Hun trong phim có nói: "Cố gắng không để tất cả trứng vào cùng một giỏ". Điều này có nghĩa là bạn càng liều lĩnh đầu tư vào các khoản khác nhau, cơ hội có được thu nhập khủng càng cao.
3. "Cờ bạc là bác thằng bần"
Một số người có những quan niệm sai lầm về cờ bạc. Bất cứ khi nào gặp vấn đề về tài chính, họ luôn tìm đến cờ bạc. Chúng ta đánh cược tiền của mình vào một trò chơi thì nó sẽ đe dọa đến cuộc sống của chúng ta.
Bộ phim này đã lột tả cuộc sống của những con nghiện cờ bạc với những khoản nợ chồng chất. Họ đặt cược mọi thứ vào một chiến thắng mông lung. Trên thực tế, cờ bạc không giúp ích gì cho mục tiêu tài chính của chúng ta mà nó cuỗm đi số tiền chúng ta khó khăn kiếm được chỉ trong nháy mắt.
4. Vay nặng lãi không phải là giải pháp cho vấn đề tài chính của bạn
Vay tiền cũng giống như nghiện ma t.úy. Bạn càng vay nhiều, bạn càng bị ám ảnh mà không nhận ra có một khoản nợ đang lớn dần. Hầu hết những người trong phim đều tham gia trò chơi vì họ cần phải trả số tiền cho những kẻ cho vay nặng lãi.
5. Ưu tiên kiếm tiền hơn chi tiêu
Tiêu tiền không phải là vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách quản lý chi tiêu của mình, biết siêng năng làm việc để đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình mình. Giống như Gi Hun và mẹ của anh, thay vì sử dụng số tiền vay được để chi tiêu và tìm công việc tử tế, anh lại xin thêm tiền để rót vào cờ bạc.
Từ bộ phim, chúng ta có thể học được cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cho phù hợp. Nếu chúng ta đang gặp khó khăn về tài chính, đừng bao giờ hy sinh số tiền nhỏ vì lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, kiếm thêm tiền vẫn tốt hơn là tiêu không còn một xu dính túi.
6. Phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu
Hầu hết các nhân vật trong Squid Game đều có những lý do riêng để tham gia vào trò chơi. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ đều thất bại trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên theo muốn muốn của mình, cuối cùng dẫn đến một khoản nợ.
Tách mong muốn ra khỏi nhu cầu là một hình thức tiết kiệm tiền cơ bản. Bạn càng tiêu nhiều vào những thứ vô bổ mình muốn nhưng không thực sự cần thiết, thì nguy cơ đổ vỡ tài chính rất cao.
7. Lòng tham khiến con người trở nên mù quáng
Squid Game là một trò chơi sống còn. Để có thể tồn tại và chiến thắng, người chơi phải làm bất cứ điều gì cần thiết. Tuy nhiên, giữa ham muốn chiến thắng đó, có một sự thật rằng lòng tham đã chế ngự con người, dẫn đến những sự việc không mong muốn.
Squid Game đã dạy cho chúng ta rằng lòng tham tiền bạc sẽ không mang lại một kết quả tốt đẹp hơn. Tham lam chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.
8. Ổn định tài chính không phải chuyện một sớm một chiều
Không có trò chơi nào có thể giải quyết được vấn đề tài chính. Việc nuôi sống gia đình, mua được thứ mình muốn mà không chạy theo kẻ cho vay nặng lãi là thành công không thể đến trong một sớm một chiều.
Squid Game đã dạy chúng ta cách làm việc và phấn đấu hơn nữa mặc dù thế giới đối xử với chúng ra không công bằng.
Hãy nên nhớ rằng thành công không đến nhanh chóng. Những người khôn ngoan và siêng năng, những người biết cách xử lý tài chính của họ một cách hợp lý mới có thể đi đến được thành công.
9. Bạn xứng đáng với số tiền kiếm được, hãy tận hưởng
Gần cuối phim, ông già đã hỏi Gi Hun vì sao anh không động đến một xu nào trong số tiền của mình. Ông nói rằng anh xứng đáng được tiêu số tiền anh kiếm được. Gi Hun xứng đáng quay trở lại cuộc sống cũ và tiếp tục tiến về phía trước.
Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta tự tước đi trải nghiệm xa hoa chỉ có một lần trong đời vì ưu tiên tiết kiệm. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nghỉ ngơi sau tất cả những khó khăn mà chúng ta đã trải qua để cân bằng cuộc sống.
"Số tiền đó là phần thưởng bạn nhận được cho sự may mắn và chăm chỉ của mình. Bạn có quyền sử dụng nó". Việc tận hưởng những đồng tiền mình làm ra là điều hoàn toàn đúng đắn, nhưng cần phải có chừng mực.
10. Tiền không phải tất cả
Trước khi đến phần kết của bộ phim, Gi Hun đã hỏi II Nam (người chơi lớn tuổi nhất trong Squid Game) rằng tại sao ông tham gia trò chơi này. Ông trả lời rằng ngay cả khi anh có nhiều tiền, anh vẫn sẽ có một cuộc sống nhàm chán. Tiền không bao giờ là đủ.
Squid Game không chỉ là trò chơi sinh tồn, nó còn cho thấy vẻ đẹp của những điều nhỏ bé. Dù bạn có hàng tấn, hàng đống tiền, nhưng nếu chúng ta không hài lòng với cuộc sống của mình thì cũng vô ích.
Tiền thực sự không thể mua được thứ quý giá và vô giá trên đời này: đó là hạnh phúc.
Bên cạnh những cuộc chơi đầy thú vị và ly kỳ trong Squid Game, chúng ta có thể học được từ bộ phim những đạo đức cơ bản trong cuộc sống. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu thì vẫn luôn có một lối thoát. Điều bạn cần làm là phấn đấu nhiều hơn để cán đích.
Tham khảo Pageone
Nhịp sống Kinh tế