Những áng văn 'không mẫu': 'Sóng' của Võ Lập Phúc - Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí

25/07/2021 08:00
Những áng văn 'không mẫu': 'Sóng' của Võ Lập Phúc - Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí

"Sóng" của Võ Lập Phúc có thể khác "Sóng" của cộng đồng mạng, nhưng đừng nhấn chìm nhau trong những ngôn từ chỉ trích nặng nề.

Thế hệ đội tuyển Văn của hàng chục năm về trước thường bước vào các buổi phê bình văn học đầu tiên bằng một câu trích dẫn kinh điển: “Văn học là nhân học.” Câu nói nổi tiếng ấy của nhà văn M.Gorki đã đi cùng với không biết bao nhiêu thế hệ học trò trong các bài thi học sinh giỏi, những đoạn bình văn, giải nghĩa văn chương. Vì Văn học là nhân học, học làm văn là học làm người. Bước vào thế giới của văn chương đòi hỏi mỗi người phải bao dung hơn, thấu đáo hơn, quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Vì phải nhìn đời và sống cuộc đời như vậy, những người đến với môn Văn bằng cả tình yêu mới thực sự cảm nhận được niềm vui của con người, nỗi đau của thời cuộc hay cả thế giới sống động trong văn chương. 

Nhìn nhận văn chương, dưới mọi hình thức, cần một sự thấu hiểu và cái nhìn rộng mở hơn là phán xét, chưa nói tới thù ghét hay đả kích, như cách mạng xã hội đang đổ ụp xuống đầu cựu thủ khoa khối D14 năm 2020 Võ Lập Phúc.

Bài Văn ngay khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã vấp phải những chỉ trích từ rất đông người dùng mạng xã hội, đi cùng với các bài phân tích từ nhiều người yêu thích môn Văn về sự lạm dụng kỹ thuật, lạm dụng từ ngữ làm mất đi vẻ đẹp chân phương của bài thơ Sóng. Song song với những ý kiến góp ý tích cực là không ít các phản hồi mang ngôn ngữ đả kích, thù ghét, công kích cá nhân người viết.

Một mặt, tôi có cùng chung quan điểm với những phản hồi tích cực khi nhận thấy sự thừa thãi trong ngôn từ dẫn đến các câu văn bùng nhùng, không sáng ý cùng với việc đẩy vấn đề đi quá xa, lạm dụng kỹ thuật viết không cần thiết. Nhưng ở một mặt khác, bài phân tích là sự thách thức với những cách hiểu truyền thống mà Văn học, cũng như nhiều môn học hay vấn đề xã hội khác, đang đặt ra cho chúng ta.

Văn học là một trải nghiệm cá nhân. Người học Văn nhìn những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, trong đó có cả ngôn từ theo những hình dung khác nhau. Với những điều khác biệt, chúng ta có xu hướng kháng cự lại trước khi có thể chấp nhận hay yêu thích. “Sóng” của Võ Lập Phúc không giống như phần lớn cách nhìn nhận “Sóng” của phần đông mọi người qua những bài giảng của giáo viên phổ thông. Hệ thống ngôn từ, cấu trúc bài viết, cách diễn giải của Phúc khác so với những nhìn nhận thông thường của chúng ta về “Sóng” của Xuân Quỳnh.

Người ta từng dè dặt cho những bài văn điểm 10 cũng vì sự khác biệt về quan điểm khi đánh giá cảm nhận chủ quan của người khác. Bài phân tích này có thể hay, có thể dở, có thể khó hiểu trong mắt người này, dễ hiểu trong mắt người kia (hoặc không có ai). Việc quy chụp một bài văn bằng những ngôn ngữ chỉ trích nặng nề, không đặt mình vào vị trí của người viết sẽ chỉ khiến bạn mắc kẹt trong những ngôn ngữ văn chương mà bạn vẫn thường phàn nàn rằng “rập khuôn, văn mẫu, giáo điều”.

 Những áng văn không mẫu: Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí - Ảnh 1.

Trong một thử nghiệm xã hội trong series “100 Humans” trên Netflix, người ta có hỏi điều gì/chi tiết gì tạo nên vẻ đẹp của một con người? Câu trả lời không nằm ở mắt, miệng, nụ cười… nó nằm ở “sự quen thuộc”. Chúng ta yêu thích sự quen thuộc, dễ rung cảm với những áng văn quen thuộc, chấp nhận những thứ ngôn ngữ đã trở đi trở lại rất nhiều lần. Trước văn chương, con người cũng đầy nghịch lý. Bạn mong muốn thoát khỏi “văn mẫu” nhưng cũng dè dặt trước những sự thay đổi quá đột ngột.

Nếu không chỉ trích nặng nề, thử đọc lại bài văn trên một lần nữa, chẳng lẽ không có điều gì mới mẻ bạn có thể học được? Tôi cũng không cảm được hết những suy nghĩ của cậu sinh viên năm 2 ấy nhưng tôi biết được rằng, có những thứ trong bài phân tích đó mình có thể học được và những điều mình có thể cải thiện, khi đặt bản thân trong một vị thế văn chương như vậy. “Một nồi lẩu thập cẩm”, “một thứ hổ lốn”... như các bạn nói, nhưng nếu thử nhìn sâu vào bên trong - tôi dám chắc bạn vẫn thấy lấp lánh những điều tươi đẹp.

 Những áng văn không mẫu: Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí - Ảnh 2.

Một cô giáo dạy văn trẻ từng nói với tôi rằng, ngôn ngữ là sinh ngữ. Ngôn ngữ được sinh ra từ đời sống sử dụng hàng ngày. Chỉ 10 năm trở lại đây thôi, không ai biết “thấu cảm” hay “an yên” là gì. “Thấu cảm” ra đời, theo tôi nhớ không nhầm, từ một cuốn sách của tác giả Đặng Hoàng Giang và được đưa vào đề thi văn. Còn an yên? Có lẽ chỉ vì nó nghe thật đẹp khi cả “an” và “yên” đều có cùng sắc thái. Có rất nhiều từ lạ, thậm chí chưa từng thấy bao giờ xuất hiện trong bài phân tích của Võ Lập Phúc. Đó là một “bữa tiệc” ngồn ngộn, ngon hay dở tùy người cảm nhận, nhưng chắc chắn sẽ gieo vào đầu người đọc những ý niệm mới. Đừng đả kích những từ ngữ bạn cho rằng “cao siêu, hoa mỹ” ấy vì không biết một ngày nào đó, có thể bạn thấy mình đã vô tình đưa nó vào bài viết của mình.

Khi bắt đầu đọc Shakespeare, hoặc gần gũi hơn là Ray Bradbury với 451 độ F, Frankz Kafka với Vụ án hay Vladimir Nabokov với Lolita, tôi cũng mất thời gian để hiểu hết những ngôn từ phức tạp, các tầng sau ý nghĩa và những quan điểm triết học, phản địa đàng, những Kafkaesque. Tôi không có ý so sánh những đại văn hào với một cậu sinh viên về mặt văn chương, chất lượng nội dung hay giá trị nghệ thuật. Điều quan trọng là ở cách chúng ta tiếp nhận. Tôi đã từng từ chối tiếp nhận. Tôi đã từng bỏ Bắt Trẻ Đồng Xanh chỉ sau vài trang nhưng lại cố gắng đọc để cuối. Bạn biết gì không? Tôi vẫn không thấy Bắt Trẻ Đồng Xanh hay, nhưng ít nhất, tôi đã chấp nhận nhìn nhận một bài văn hay một bài phân tích không phiến diện, để không phải bình luận rằng, “đáng sợ quá, đọc vài dòng thôi đã không muốn đọc tiếp.”

 Những áng văn không mẫu: Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí - Ảnh 3.

Bạn không thể võ đoán và vô lý khi mới đọc vài dòng đã áp đặt cả một quan điểm đáng sợ lên bài văn vài trang của một người được. 

Suy cho cùng, tôi cũng không cảm nhận được cái hay của bài văn Phúc viết nhưng tôi hiểu cảm giác của một người viết nhận rất nhiều sự chỉ trích. Đối diện với văn chương, đừng để những thứ xấu xa nhất trong ngôn từ nhấn chìm bạn, để rồi không thể ngẩng đầu nhìn văn chương như một tấm gương phản ánh con người. Chê bai Võ Lập Phúc một cách độc đoán không khiến bạn viết hay hơn nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn xấu xí hơn.

 Những áng văn không mẫu: Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí - Ảnh 4.

Và đọc những bài phân tích như vậy, tôi thấy có động lực hơn để tìm về những thứ văn chương đơn giản, thay vì ngồi chỉ trích một cậu sinh viên 19 tuổi viết ra một câu chuyện “Sóng” của mình chứ không phải của “Sóng” trong lòng mạng xã hội. Tôi nhớ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ và lá thư ông gửi cho Xuân Quỳnh.

"Quỳnh thương yêu,

Em gắng đi về bằng máy bay cho khoẻ, không mua gì cũng được. Về với anh và con, về với nhà ta đi thôi. Về với phố Huế chật hẹp, với nhà trẻ nơi ta đón Mí, với quán cà phê Nguyễn Công Trứ, nơi ta uống cà phê 2 hào buổi sáng với những gã giáo viên còm, những người công nhân lam lũ và những tay thợ làm đạo cụ sân khấu, về với những con đường chúng ta vẫn đi, những công việc, với cái thành phố nghèo, nơi người ta sống rất khổ mà vẫn luôn tìm cách để sống cho thanh thản trong nỗi khổ ấy, sống thanh thản và yên tĩnh.

...

Nếu chúng ta là kẻ không có tài chí lắm, không viết được điều gì to tát, thì cũng sẽ viết được những trang sách về những năm tháng ta sống, về những cay đắng và những niềm yêu thương đơn giản của con người.”

Vậy thôi.

 Những áng văn không mẫu: Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí - Ảnh 5.
 

Gửi bình luận
(0) Bình luận

Bên lề Olympic: Bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số đông khách nhất ở Tokyo

Dù chỉ mới mở cửa 3 năm, "ngôi nhà" nghệ thuật kỹ thuật số TeamLab Borderless ở Tokyo, Nhật Bản đã được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là bảo tàng được đến thăm nhiều nhất trên thế giới.

'Bức tranh Quỷ' trong Bảo tàng Cố cung, hơn 800 năm ai xem cũng không hiểu

Chi tiết ẩn sâu bên trong bức tranh đã khiến nhiều người cảm thấy vô cùng kỳ lạ.

Người trẻ làm phê bình văn học văn học Việt

Trong tình hình văn học Việt hiện này, cùng với sự khởi sắc của sáng tác, sự xuất hiện các tác giả mới thì lực lượng phê bình văn học trẻ tuổi, sung sức đóng góp đáng kể vào việc nhận diện, thúc đẩy quá trình sáng tạo.

Con tem đắt giá nhất thế giới quay về Anh sau 143 năm

British Guiana 1c Magenta được ví như “nàng Mona Lisa của thế giới tem” đã được Stanley Gibbons, một công ty chuyên buôn bán tem bưu chính mua lại với giá 8,3 triệu USD trong phiên đấu giá vào tháng trước.

Vĩnh biệt họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận

Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận – một gương mặt tiêu biểu của nền hội họa Việt Nam đương đại đã qua đời tại Huế ở tuổi 80.

Bên tách cà phê - Kỳ 71: Cà phê và quan niệm về sự sống

Đào sâu tìm hiểu những nghi thức pha nấu và thưởng lãm cà phê khác nhau, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây luôn hàm chứa quan niệm về sự sống, về vai trò của con người đối với trời đất và đối với chính mình.

2 phút quảng cáo lấy đi nước mắt hàng chục triệu người của Pandora

Bộ phận tiếp thị của Pandora đã tạo ra một chiến dịch quảng cáo ghi được điểm trọn vẹn trong mắt khán giả.

Triển lãm "Câu chuyện dòng sông" bằng công nghệ 3D, thực tế ảo

Triển lãm được chương trình “River Ơi” lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Siddartha” (1922) của Hermann Hesse (1877 - 1962) với tên tiếng Việt là “Câu chuyện dòng sông”.

Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động

Truyền cảm hứng - Chi Chi - 13/05/2025 09:00
Làm mẹ chẳng bao giờ dễ dàng, nhưng luôn hạnh phúc. Trở thành một người mẹ là cảm giác như thế nào?

"Ánh sáng trong ta" - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - Thu An - 13/05/2025 08:00
Thời điểm chúng ta nhận ra ánh sáng của chính mình cũng là lúc chúng ta đủ mạnh mẽ để sử dụng nó", là thông điệp mà cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama muốn gởi tới người đọc qua quyển sách của bà.

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Suy ngẫm - Sơn Vân - 11/05/2025 10:00
Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Từ sách - Phim - FN - 11/05/2025 09:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Bắt đầu hành trình chuyển hóa thân tâm trong mùa Vesak 2025

Tủ sách - Đan Thanh - 11/05/2025 08:00
Những cuốn sách Phật giáo giúp bạn soi rọi lại chính mình để thực sự sống trọn vẹn, thảnh thơi trong từng sát-na của hiện tại.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 13/05/2025