Phỏng vấn là quá trình trao đổi không thể bỏ qua của những ứng viên đang tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động. Họ có thể là những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, những người đang cần cơ hội nhảy việc…
Nhìn chung ngày nay, cách phỏng vấn của nhà tuyển dụng đều trở nên độc đáo hơn so với trước kia. Có công ty thì sử dụng bài test IQ và EQ để sàng lọc ứng viên. Có công ty thì áp dụng những câu hỏi độc - lạ trong quá trình phỏng vấn.
Thông qua đó, ứng viên không chỉ cần có năng lực chuyên môn mà còn phải thể hiện bản lĩnh và tư duy của mình thông qua những tình huống "hóc búa" được đặt ra.
Một công ty công nghệ đăng thông tin tuyển nhân sự trên các trang web tuyển dụng lớn. Tiểu Đinh là người đã tốt nghiệp 1 năm, có kinh nghiệm làm việc ở một công ty nhỏ trước đó. Lần này, anh muốn nắm bắt cơ hội để tìm kiếm một môi trường làm việc tốt hơn. Do đó, anh nhanh tay nộp hồ sơ vào công ty quảng cáo nọ và được mời đến buổi phỏng vấn.
Theo thời gian và địa điểm được hẹn trong email, Tiểu Đinh nhanh chóng đến công ty quảng cáo để tham gia phỏng vấn. Tại đây, có tổng cộng 1 cô gái và 2 thanh niên được chọn là những ứng viên cuối cùng, sẽ phải đối mặt với ban lãnh đạo ở buổi phỏng vấn trực tiếp.
Khi bắt đầu phỏng vấn, HR chỉ đưa ra một vài câu hỏi đơn giản như: giới thiệu bản thân, hiểu biết về công ty, những công việc đã làm trước đây, mức lương mong muốn… Những câu hỏi này không làm khó được các ứng viên, họ đều có thể trả lời một cách thoải mái.
Sau loạt câu hỏi liên quan tới công việc, một người đàn ông đại diện nhà tuyển dụng bất ngờ đặt ra câu hỏi sau cho cả 3 ứng viên: "Nếu trúng giải nhất độc đắc 10 tỷ đồng, bạn còn đi làm nữa hay không?
Phỏng vấn là quá trình ai cũng phải vượt qua trong con đường sự nghiệp. Ảnh: themodernman
Người trả lời câu hỏi đầu tiên chính là cô gái duy nhất. Cô mới lập gia đình và rất hào hứng với suy nghĩ làm sao để chi tiêu khoản tiền lên tới 10 tỷ đồng. Cô cho rằng mình sẽ lên kế hoạch đầu tư và kinh doanh nhỏ để thỏa mãn đam mê bao nhiêu năm nay. Sau đó, có thể cô sẽ không tiếp tục đi làm nữa.
Ứng viên thì hai là một nam thanh niên có diện mạo bảnh bao. Người này cho biết, trước đây mình từng có kế hoạch khởi nghiệp nhưng đáng tiếc là gặp phải thất bại. Nếu có thể may mắn trúng giải độc đắc, anh ta nhất định sẽ sử dụng khoản tiền này để "ngã ở đâu thì đứng lên tại đó".
Lúc này, người phỏng vấn đã tự nghĩ trong lòng: "Những người này đều có tham vọng của riêng mình, nhưng lại không có điều kiện cần để trở thành một nhân viên mẫn cán đi làm thuê cho người khác. 70% sẽ là kẻ nói như rồng leo, làm như mèo mửa, cần cân nhắc thêm về tính ổn định lâu dài nếu được tuyển dụng."
Lúc này, Tiểu Đinh là ứng viên cuối cùng đưa ra câu trả lời của mình. Sau khoảng thời gian trầm ngâm suy nghĩ, anh chỉ nói 5 từ: "Tôi không mua vé số."
Người phỏng vấn ngạc nhiên và "ồ" lên một tiếng.
Tiểu Đinh nhìn biểu cảm của họ một lượt, sau đó tiếp tục nói: "Tôi luôn là một người thực tế và thích tập trung vào tương lai mà mình có thể nắm chắc trong tay. Bản thân tôi tự nhận thấy mình là người thích sự an toàn, ổn định, không gặp nhiều may mắn đột ngột trong cuộc sống. Tôi cũng không đặt niềm tin vào những ‘khoản tiền trên trời rơi xuống’ nên chưa bao giờ mua vé số cả."
Anh cũng cho biết thêm: "Nếu có được đạt giải độc đắc thật sự, tôi sẽ dùng tiền đó để mua xe, mua nhà, cưới vợ sinh con, mua bảo hiểm, đầu tư thêm cho kiến thức, kỹ năng và sở thích của bản thân... Những điều này giúp tôi xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào. Sau đó, tôi vẫn sẽ lựa chọn làm việc vì tôi vừa mới tốt nghiệp không bao lâu. Thứ tôi cần nhất không phải tiền bạc, mà là kinh nghiệm, quan hệ và bản lĩnh để đối mặt với thử thách, khó khăn."
Sau khi nghe câu trả lời của Tiểu Đinh, người phỏng vấn rất hài lòng. Công ty đã đồng ý tuyển dụng anh chàng ngay tại chỗ, thông báo tuần sau đến thử việc luôn.
Nhịp sống kinh tế