Gần đây, chúng tôi làm một cuộc điều tra nhỏ với các sinh viên mới ra trường đã tham gia phỏng vấn.
Khi được hỏi: "Em cảm thấy những nhà tuyển dụng ngày nay đưa ra yêu cầu dễ hay khó với sinh viên mới ra trường."
Có một câu trả lời nhận được nhiều sự đồng tình nhất, đó chính là:
"Nhà tuyển dụng hiện nay không hề tuân theo quy trình cụ thể, mà họ có nhiều câu hỏi rất kỳ lạ. Giống như lần phỏng vấn gần đây nhất của tôi."
"Nhà phỏng vấn đã hỏi bạn điều gì." Tôi hỏi.
"Họ bảo một con bò có 4 chân. Vậy 70 thì sao?"
Tò mò về kết quả lần phỏng vấn thú vị này, tôi đã nán lại hỏi cậu ấy chi tiết hơn về buổi phỏng vấn hôm đó.
Cậu thanh niên này là ứng viên đầu tiên, sau cậu vẫn còn hai người nữa. Nghe xong câu hỏi từ nhà tuyển dụng, cả 3 người họ lúc đầu đều có chút ngơ ngác.
Nhưng là một sinh viên giỏi toán nhất trong lớp. Đầu óc cậu ấy đã xoay chuyển rất nhanh và thốt lên đáp án "280" ngay lập tức.
Khi cậu ta háo hức nghĩ rằng mình có thể chiến thắng bởi tốc độ phản ứng nhanh nhạy, thì không ngờ người phỏng vấn lại khẽ lắc đầu.
Đến người thứ hai, cô gái này không đưa ra câu trả lời mà xin nhà tuyển dụng cho mình thêm chút thời gian suy nghĩ.
Nhà tuyển dụng gật đầu, đành nhìn qua người cuối cùng.
Anh chàng này là một sinh viên khoa Thương mại, tốt nghiệp một trường đại học bình thường trong nước, nên lúc đầu không được các ứng viên khác đánh giá cao cho lắm.
Thật chẳng ai ngờ, anh chàng "khù khờ" ấy, lại chính là người có thể trụ lại được đến cuối cùng.
Anh ta không vội trả lời ngay lập tức, mà ngẩng đầu lên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng một câu:
"Xin hỏi bạn muốn hỏi 70 con bò có mấy chân hay 70 cái chân có mấy con bò?"
Nhà tuyển dụng nghe thế liền hài lòng đứng dậy bắt tay với ứng viên thứ ba, nói rằng anh ta đã được nhận.
Cô gái thứ hai lúc này mới bất mãn đứng lên muốn đôi co. Dù sao ứng viên thứ ba chỉ là cử nhân, cô ấy tốt nghiệp cao học ra, kiến thức hơn hẳn anh ta nên tất nhiên cô ấy không chấp nhận được kết quả này.
Nhà tuyển dụng cũng rất kiên nhẫn, anh ấy giải thích cẩn thận lý do tại sao mình lại chọn ứng viên thứ ba cho hai người kia hiểu.
Cậu sinh viên đầu tiên chỉ trả lời theo quán tính, rất nhanh, nhưng lại thiếu sự cẩn thận.
Ứng viên thứ hai lại bỏ lỡ thời gian tốt nhất để trả lời. Vì vốn dĩ lượt trả lời của cô ấy xếp trước, nhưng cô ấy đã từ bỏ nó.
Nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội của mình, thì đừng trách tại sao nó không quay lại với bạn.
Trên thực tế, nhà tuyển dụng muốn thông qua câu hỏi này để kiểm tra năng lực tư duy, khả năng quan sát chi tiết của một người.
Sự cẩn trọng là đức tính cần thiết mà các nhà tuyển dụng yêu cầu mỗi ứng viên cần có.
Vì vậy, khi tham gia bất kì một cuộc phỏng vấn nào, chúng ta cũng cần nghe rõ câu hỏi của người phỏng vấn. Nếu không lắng nghe kĩ, thì rất có thể sẽ bỏ sót một số khía cạnh khác của vấn đề. Chỉ khi nghe đủ câu hỏi, thì mới nắm bắt được đủ mấu chốt vấn đề.
Ngoài ra, hãy tập cho mình một thói quen, gặp người phỏng vấn nên bình tĩnh, nghe câu hỏi nên nghe cẩn thận, và suy nghĩ thật chi tiết trước khi trả lời.
Nên nhớ, có rất nhiều câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra được "gài bẫy" trong đó. Nếu chúng ta không thận trọng trả lời, sẽ rất khó để đậu phỏng vấn.
Nhiều công ty sẵn sàng bỏ ra số tiền lương cao để thuê một đội ngũ nhân viên cẩn thận, vì họ làm việc gì cũng sẽ kĩ lưỡng, nên biết cách tự hoàn thiện bản thân tốt hơn mỗi ngày.
(360doc)
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị