35 tuổi mới thấy mình khó xin việc
Tôi có một người bạn, cô ấy làm một nhân viên hành chính cho một công ty gia đình. Mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, làm những công việc cơ bản, hầu như không có áp lực.
Cô ấy làm việc ở công ty gần 5 năm, trong thời gian đó, cô ấy chưa từng nghĩ tới chuyện ngoài công việc, ví dụ như quy hoạch nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng cá nhân ngoài công việc... Cô ấy không yêu cầu cao bản thân, có đủ tiền sống là được!
Đến khi đến tuổi bàn chuyện cưới xin, cô ấy cưới rồi sinh con. Sau khi nghỉ thai sản, cô ấy quay lại công ty, phát hiện vị trí của mình đã bị người khác thay thế, mình lại bị điều đến vị trí bình thường. 1 năm sau, cô ấy rời khỏi công ty.
Sau khi rời công ty, cô ấy đành phải tìm việc. Không ngời gặp phải chuyện khó xử: Vị trí nhân viên văn phòng, tuổi của cô ấy lớn quá, tìm việc khác, thì lại không có kinh nghiệm làm việc, thế là thất nghiệp.
Thấy những gì cô ấy trải qua, tôi cũng hiểu được: Nếu 35 tuổi, vẫn còn làm ở vị trí nghe lệnh, thì không thể làm chức vụ ở bậc quản lý được, khả năng cao bạn sẽ đối mặt với vấn đề tìm việc khó.
35 tuổi mới phát hiện bản thân chả giỏi cái gì
30 tuổi hay 35, 36 tuổi, là độ tuổi đẹp nhất trong cuộc đời. Nhưng có người vẫn cứ cho rằng mình già rồi, không bằng thanh niên nữa, không có tý nhiệt huyết nào.
Tháng trước tôi có phỏng vấn một khách hàng, nay 35 tuổi.
Anh ta vừa mở miệng là nói liên mồm. Vì đang ở ngưỡng cửa 35, đột nhiên anh ta thấy mình không giỏi gì cả.
Trò chuyện tìm hiểu với anh ta một lát, thấy được tình cảnh của anh ta cũng không tồi tệ mấy! Anh ta có học lực và bối cảnh tốt, chỉ là, mấy cái này không giúp anh ta phát triển sự nghiệp.
Không chịu học tập, chỉ có thể giao số phận cho người khác, đây mới là chứng bệnh trọng tâm của vấn đề.
Trước 35 tuổi, làm thế nào để tạo nền tảng tốt?
35 tuổi là tuổi kế thừa và phát triển, cũng là thời điểm rất quan trọng.
Nếu trước 35 tuổi bạn không có tích lũy gì, vậy thì, con đường nghề nghiệp sau 35 tuổi của bạn rất khó để đột phá, có rất nhiều vấn đề thực tế khó giải quyết.
Tìm đúng mục tiêu phấn đấu có thể là 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn.
Đây là trạng thái lý tưởng nhất. Bởi vì một mục tiêu rõ ràng, có thể khiến cho nghề nghiệp của bạn vây quanh một điểm để đi tích lũy kinh nghiệm. Mà cái tích lũy kinh nghiệm ngày tích đêm mệt này, cũng là lá bùa để bạn thăng chức tăng lương sau này.
Tuy nhiên kinh nghiệm không nhất định phải liên quan tới năng lực, nhưng nếu không có tích lũy kinh nghiệm, năng lực của bạn về cơ bản sẽ không được nâng cao.
1. Quy hoạch giá trị
Chúng ta tạm thời bỏ đi cái cơ hội bên ngoài trước, chỉ thấy được giá trị nội tại bên trong của một người, thực ra dùng cái công thức này thì có thể biểu thị ra.
Bạn đi xem buổi tuyển dụng của công ty, cũng là dùng con đường này để phán đoán giá trị của mình, từ đó quyết định xem trên offer của bạn nên điền con số gì. Ví dụ, họ sẽ yêu cầu chuyên ngành và học lực nhất định, thực ra đây là minh chứng cho trình độ tri thức của bạn; họ yêu cầu biết sử dụng một vài công cụ, ví dụ như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp…
Điều bạn có thể nỗ lực nhiều hơn chính là tri thức, kỹ năng và năng lực. Cho nên, mỗi một đoạn công việc mà bạn làm, đều phải nỗ lực trên cơ sở các yếu tố này để năng cao hơn, đồng thời để tăng giá trị của bạn.
2. Điểm ngưng tụ của con đường
Điểm ngung tụ của con đường phát triển nghề nghiệp.
Bất kì một nghề nghiệp nào, đều có hai con đường phát triển, một là con đường quản lý, hai là con đường chuyên nghiệp. Hai con đường này bạn chỉ có thể chọn một.
Điểm ngưng tụ kiểu mẫu
Ví dụ, tâm lý học có học phái phân tích tinh thần, nhận thức, chủ nghĩa cá nhân…Bạn không thể tinh thông tất cả kiểu mẫu được, cho nên bạn phải chọn một điểm kiểu mẫu trong đó.
Trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi, xem bản thân có hứng thú và sở trường ở kiễu mẫu nào, thì chọn điểm ngưng tụ ở kiễu mẫu đó.
3. Chọn dài tránh ngắn
Năng lực là điều kiện để bạn phân tách con đường. Đến 35 tuổi, bạn không còn là một sinh viên vừa tốt nghiệp không có kinh nghiệm nào nữa, độ mạnh yếu về năng lực, bạn có thể thấy rõ rệt.
Ví dụ, bạn rất mạnh về năng lực chuyên ngành, nhưng lại yếu cề mảng đứng nói trước đám đông. Nhưng công việc của bạn, lại cần bạn phải thường xuyên nói chuyện trước đán đông, đây là năng lực đột phá quan trọng trên con đường nghề nghiệp của bạn. Cho nên, nếu bạn muốn phân tách con đường của mình, thì phải nâng cao năng lực này.
Ở ngưỡng cửa 35, bạn không thể "cứng đầu" mà học tập được. Tốt nhất là bạn nên xem xét một chút về sự nghiệp, về công việc, năng lực nào bạn giỏi, năng lực nào đang cản đường phát triển của bạn.
Nhất định phải làm lâu dài, làm cho chỗ dài của bạn thêm dài hơn; tránh ngắn, đối với những chỗ ngắn cản trở bạn, bạn cũng cần phải nâng cao.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị