Nghệ sĩ chụp ảnh Nude: 'Cuộc chơi' nhiều cam go

15/08/2018 11:18
Nghệ sĩ chụp ảnh Nude: 'Cuộc chơi' nhiều cam go

Không có nghệ thuật nào chịu nhiều định kiến như nhiếp ảnh khỏa thân. Bản thân sự nhạy cảm của đề tài đã dẫn đến rất nhiều sự dè dặt trong tiếp nhận của người xem, của người làm công tác quản lý văn hóa, và cả sự dấn thân của người nghệ sĩ.​

Lần đầu tiên một triển lãm ảnh khỏa thân được chính thức cấp phép ở tầm quốc gia vừa qua. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm đã tổ chức một triển lãm ảnh khỏa thân tại địa chỉ quen thuộc của giới Mỹ thuật, Nhà triển lãm 29 Hàng Bài.

Lựa chọn tác phẩm tiêu biểu của 10 tác giả là nhiếp ảnh gia gắn bó với đề tài ảnh nude, triển lãm được xem là mở một nút thắt cho ảnh nude lâu nay vẫn là lãnh địa nằm trong bóng tối nhiều hơn. Sự cởi mở này, gắn với lần triển lãm đầu tiên công khai đã thu hút một lượng lớn người xem.

Theo thống kê của đơn vị tổ chức triển lãm, chỉ trong 4 ngày đầu diễn ra, triển lãm ảnh khỏa thân nghệ thuật đã có tới 6.000 lượt người xem, một con số kỷ lục so với các triển lãm ảnh trước đó. Để có được dấu mốc đáng nhớ này, những nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia trong lĩnh vực ảnh khỏa thân đã phải trải qua rất nhiều khó khăn trước đó. Họ phải sống với định kiến và chấp nhận nhiều thiệt thòi để đeo bám công việc mình trót đam mê.                
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định.

Định kiến

Không có nghệ thuật nào chịu nhiều định kiến như nhiếp ảnh khỏa thân. Bản thân sự nhạy cảm của đề tài đã dẫn đến rất nhiều sự dè dặt trong tiếp nhận của người xem, của người làm công tác quản lý văn hóa, và cả sự dấn thân của người nghệ sĩ.

Từ trước năm 2017, chưa từng có một triển lãm nghệ thuật ảnh khỏa thân nào được cấp phép chính thức. Hai triển lãm cá nhân được địa phương cấp phép (cụ thể là Sở VH-TT&DL TP Hồ Chí Minh) trong năm 2017 cho hai nghệ sĩ tên tuổi là Thái Phiên và Hạo Nhiên chính là những tín hiệu mở đầu cho cuộc “cởi trói” cần thiết của ngành văn hóa đối với ảnh khỏa thân.

Nhìn lại lịch sử ảnh khỏa thân từ trước đến nay, có thể nói, các nhiếp ảnh gia đã phải lao động sáng tạo âm thầm trong bóng tối của định kiến rất lâu.

Một nghệ sĩ, là bạn của cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Trọng Thanh - một người sinh thời theo đuổi ảnh nude và được giới nhiếp ảnh xem như người có tinh thần tiên phong, dấn thân với thể loại ảnh này kể lại:

“Hồi đó anh Trọng Thanh mê chụp ảnh nude lắm. Đối với ảnh, chụp cơ thể người phụ nữ khỏa thân không phải là cái gì dung tục, mà là tôn vinh vẻ đẹp của con người. Tất nhiên cái đẹp này phụ thuộc vào tài năng, ý tưởng, kỹ thuật chụp của người cầm máy.

Tuy nhiên, xã hội lúc đó không chấp nhận cuộc chơi của Trọng Thanh. Nhà quản lý văn hóa và công chúng nói chung vẫn đầy định kiến. Người ta nghĩ chụp ảnh một người nữ không mặc áo quần là một cái gì kinh khủng lắm, gần với nghĩa xấu chứ chẳng có mấy nghĩa tích cực. Anh Thanh cũng không thể nói công khai với mọi người về niềm đam mê nghệ thuật đó của mình.

Ảnh khỏa thân của anh được nguời trong giới đánh giá cao về bố cục, ảnh sáng, ý tưởng. Nhưng ảnh chẳng bao giờ dám mơ về một cuộc trưng bày tác phẩm của mình công khai. Chỉ có những nhóm nhỏ, là bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết đến xem ảnh của anh khi anh cho phép”.

Những năm 80-90 thế kỷ 20, gần như không có ảnh khỏa thân chụp ngoài thiên nhiên. Chủ yếu là ảnh chụp mẫu trong không gian phòng kín, với sự sắp đặt ánh sáng, bố cục của người nghệ sĩ là chính. Điều này nói rằng, xã hội khi đó không cởi mở với nghệ thuật khỏa thân, khác hẳn với những bức ảnh hiện nay, khi các nhiếp ảnh gia được chụp người mẫu ngoài thiên nhiên khá thoải mái.

Tuy nhiên, ngay cả khi xã hội nhìn về nghệ thuật khỏa thân thoải mái hơn thì cái nhìn của nhà quản lý văn hóa vẫn còn đầy khắt khe, dè dặt. Điều này cũng dễ hiểu, vì văn hóa Việt Nam, văn hóa Phương Đông hiện đại vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận sự trần trụi của cơ thể người phụ nữ trên ảnh, và ngay cả trong hội họa nữa.

Với một loại hình nghệ thuật nhạy cảm, lằn ranh cực kỳ mong manh giữa dung tục và thánh thiện, sẽ dễ gây ra những tranh cãi, nhà quản lý không thể dễ dàng hay dễ dãi cấp phép cho các cuộc triển lãm công khai.

Nghệ sĩ Thái Phiên kể, anh đã từng rất nản khi nhiều lần đi xin cấp phép cho triển lãm cá nhân mà không được chấp thuận. “Suốt 10 năm, tôi đã 3 lần đi xin giấy phép, 2 lần không được, 1 lần được nhưng sau đó lại bị thu hồi. Tự ái của người nghệ sĩ nhiều khi khiến tôi nghĩ mình không cần thiết phải triển lãm nữa”.

Các nghệ sĩ khác như Hạo Nhiên, Dũng Art hay Dương Quốc Định cũng có chung tâm trạng. Trong quãng thời gian dằng dặc theo đuổi nhiếp ảnh khỏa thân đã qua, họ chỉ biết âm thầm với con đường mình chọn, sống với định kiến, chấp nhận những cuộc trưng bày nhỏ lẻ trong bạn bè, người quen hay công chúng đặc biệt đam mê. Họ chụp ảnh rồi để đấy, chờ một ngày được công khai những sáng tạo của mình.

Không bán được ảnh

Nhiếp ảnh vốn là cuộc chơi của những người giàu. Quả đúng như vậy, một tay máy nghèo sẽ khó khăn theo đuổi nhiếp ảnh nghệ thuật. Dẫu có tài năng đến đâu, ý tưởng lớn đến đâu, người nghệ sĩ vẫn cần sự hỗ trợ đặc biệt của phương tiện sáng tạo. Ở đây là máy ảnh.

Máy ảnh càng đắt tiền càng dễ dàng hơn trong việc đáp ứng các đòi hỏi về ý tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thời chụp ảnh bằng phim, nghệ sĩ rất tốn kém tiền mua phim. Rồi tiền thuê người mẫu, tiền đạo cụ, tiền rửa ảnh, tráng phim… đủ mọi thứ đánh vào hầu bao nghệ sĩ.

                
Một bức ảnh khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á.

Một nhiếp ảnh gia khác với nhà văn ở chỗ, anh phải có tiền để mua các phương tiện làm nghệ thuật, chứ không chỉ cần mỗi cây bút với quyển sổ là xong. Họa sĩ cũng tốn kém tiền mua màu, mua toan nhưng nếu nổi tiếng, họ có thể bán tranh và thu bộn tiền.

Nhưng nhiếp ảnh khỏa thân, trong một thời kỳ còn đầy rẫy định kiến, chưa được chấp nhận rộng rãi như vậy, người nghệ sĩ không thể bán ảnh cho ai cả. Những giao dịch công khai gần như không có. Thảng hoặc một vài giao dịch trong bóng tối, khi có một vài người mê ảnh nude muốn mua và nghệ sĩ muốn bán. Tuy nhiên, nó chẳng đáng là gì so với công sức mà người nghệ sĩ bỏ ra.

Ở các nước phương Tây hoặc các nước có cái nhìn thoải mái với tranh ảnh khỏa thân, người nghệ sĩ có thể bán một bức ảnh nude nghệ thuật giá vài ngàn đến vài chục ngàn USD là chuyện bình thường. Ở Việt Nam, nghệ sĩ kiếm được tiền từ ảnh nude còn rất hiếm hoi. Phần lớn các họa sĩ, nhiếp ảnh gia sở hữu hàng trăm hoặc nhiều hơn thế những tác phẩm đề tài nude nhưng lại chưa từng bán tác phẩm nào.

Ngay cả những nhà sưu tập tranh, ảnh nổi tiếng trong nước, họ có thể bỏ tiền mua các bộ tranh, ảnh với các đề tài khác, nhưng gần như chưa định bỏ tiền sưu tầm tranh, ảnh nude.

Thói quen treo tranh hay ảnh nude trong không gian sống của người Việt cũng chưa có. Cho nên, dù rất thích các bức ảnh nude khi đến ngắm tại triển lãm, nhưng bỏ tiền mua tác phẩm về treo trong nhà thì người ta vẫn khá e dè.

Nguyên do, việc treo tranh, ảnh khỏa thân trong nhà vẫn chưa được cho là “hợp mắt” lắm với người già và trẻ con. Nữ nghệ sĩ Himiko Nguyễn mặc dù sở hữu hàng trăm tác phẩm nude nghệ thuật được đánh giá cao nhưng đến khi bệnh tật vẫn phải sống trong nghèo khó. Bà muốn bán tác phẩm của mình, nhưng nhiều nhà sưu tập dù thích vẫn chưa xuống tiền. Là bởi trên thị trường nội địa, mọi thứ liên quan đến nghệ thuật nude chưa có những giao dịch mua bán chuyên nghiệp. Trong khi người đầu tư thì muốn phải có lãi, hay chí ít phải có giao dịch.

Nghệ sĩ Dương Quốc Định tuyên bố, nếu có người kinh doanh ảnh nude thực sự, anh sẽ nhượng bản quyền để họ giúp anh bán tất cả tác phẩm anh đang có, lấy tiền phục vụ cho các dự án mới. Tiếc là không dễ để có những thương vụ mua bán tranh ảnh nude dễ dàng như các thể loại tranh ảnh nghệ thuật khác.

Ngay cả triển lãm đầu tiên các tác phẩm ảnh khỏa thân vừa diễn ra tại Hà Nội, việc bán tác phẩm cũng không công khai như các triển lãm ảnh hay tranh khác. Ban tổ chức không khuyến khích việc đề giá bán trên mỗi tác phẩm, mà quan niệm rằng việc bán tác phẩm là việc của tác giả với người mua, và giao dịch đó là “trong bóng tối”.

Đây cũng là một điểm để nói rằng, ảnh khỏa thân nghệ thuật vẫn còn những khó khăn nhất định để đạt tới sự bình đẳng với các loại hình nghệ thuật khác.

Thành Duy/CSTC


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Kịch ‘Tiếng chim vườn ngọc’: Áp lực trên vai diễn viên trẻ

"Tiếng chim vườn ngọc" là tên mới của vở "Tiếng chim vườn ngọc lan" - vở kịch từng thành công vang dội tại sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP.HCM) cách đây 25 năm.
2

Chuyện về đàn khỉ tinh khôn ở núi Két, An Giang

Núi Két, còn gọi là Anh Vũ Sơn, nằm trong dãy Thất Sơn của tỉnh An Giang và ẩn chứa nhiều huyền tích rất ly kỳ. Nơi đây, còn có câu chuyện về một đàn khỉ tinh khôn đã tồn tại hàng chục năm và đang quậy phá tưng bừng.

Chuyện thực phẩm: Những món thèm thuồng suốt tháng năm dài

Tôi nhớ thỉnh thoảng bu tôi mua trên chợ huyện con cá đé nướng kẹp bằng thanh tre tươi, mở gói lá chuối ra tỏa mùi thơm phức, béo ngậy. Anh trai tôi thì thầm cá đé là thứ “gần mũi xa miệng”, ý muốn bảo ngửi thôi chứ ít được ăn.

Nhà báo Lưu Minh Vũ: 'Do số phận nên bố Lưu Quang Vũ và má Quỳnh sống chết cùng nhau'

Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của vợ chồng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh cùng con trai Lưu Quỳnh Thơ, chương trình “Đêm thơ nhạc kịch Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại” sẽ được tổ chức vào đêm 26.8 tại Hà Nội.

Diễn viên Thanh Trúc: ‘Đau đớn đủ rồi, tôi đứng dậy để làm lại cuộc đời sau vấp ngã’

Sau những đớn đau, nữ diễn viên phim "Cha và con" đã tự rút ra cho mình bài học quý giá về hôn nhân. “3 năm là một khoảng thời gian không quá dài, nhưng nó đủ để trái tim tôi dịu lại sau bao ngày tháng đau khổ vì sự đổ vỡ của hôn nhân”, cô chia sẻ.

'Diên Hy công lược' bản phụ đề Việt tạm ngưng phát sóng trên Youtube

Đây chắc chắn là một tin buồn đối với những người hâm mộ của 'Diên Hy công lược'. Bởi vì bộ phim này đã đi được hơn nửa chặng đường và đang tiến vào giai đoạn kịch tính nhất của câu chuyện.

Tâm sự của cô gái tật nguyền vô danh trong phim ‘Đảo của dân ngụ cư’

Bên cạnh dàn diễn viễn viên nổi tiếng trong phim "Đảo của dân ngụ cư" có một vai diễn mà ít người để ý đến, đó là đôi chân tật nguyền của nhân vật Chu: đôi chân của Lê Hiền Hạnh, một cô gái tật nguyền thật sự ngoài đời.

Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi lần đầu hát nhạc Lam Phương

Mới đây trên trang cá nhân, nữ ca sĩ Phạm Quỳnh Anh bất ngờ chia sẻ về sự kết hợp đặc biệt cùng ca sĩ Hoàng Hiệp. Theo đó, cả hai sẽ bắt tay thực hiện một series live music video với tên gọi Lam Phương - The Gift, phát vào tối thứ 7 hằng tuần trên YouTube, bắt đầu từ ngày 18.8.

Quán quân 'Thần tượng bolero' ra MV về tình mẫu tử trong mùa Vu lan

Trong mùa Vu lan báo hiếu năm 2018, quán quân Thần tượng bolero - học trò của Ngọc Sơn, ca sĩ Duy Cường đã ra MV đầu tay kể về tuổi thơ nghèo khó và báo hiếu mẹ của mình.

Phim mới của Jason Statham và Lý Băng Băng đứng đầu phòng vé dù bị chê dở

Tuy không đánh giá cao "The Meg" nhưng khán giả vẫn ùn ùn kéo đến rạp.

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 25/04/2024