Một sinh viên viết cho tôi: “Em tốt nghiệp trong Khoa học máy tính và làm việc như một người phát triển phần mềm, nhưng phần lớn thời gian em chỉ viết mã. Em dành bốn năm trong đại học để học lập trình Java và em có thể phát triển websites và làm việc với Microsoft Excel. Tuy nhiên, sau khi một người bạn giới thiệu cho em về blog của thầy, em bắt đầu tự hỏi liệu giáo dục của em có là thích hợp hay không? Em cần cái gì để thành công? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Viết mã là kĩ năng nền tảng mà mọi công nhân phần mềm phải có. Tuy nhiên, có những kĩ năng khác mà em cũng cần có để thành công trong nghề nghiệp như kĩ năng mềm, và kĩ năng học cả đời. Nếu em chỉ biết cách viết mã trong Java và dùng một số công cụ Microsoft, em chỉ ở vị trí “mức vào nghề”. Để thăng tiến trong nghề phần mềm, em cần phát triển các kĩ năng phụ.
Trước hết, em cần hiểu toàn thể vòng đời phát triển phần mềm như được dẫn lái theo kế hoạch và Agile, không chỉ viết mã. (Câu hỏi của tôi là tại sao dành bốn năm chỉ để viết mã mà không làm cái gì đó khác?) Vòng đời phần mềm là qui trình mà người phát triển dùng để cài đặt khái niệm phần mềm vào trong sản phẩm cuối cùng. Phần lớn công việc được tiến hành trong tổ, do đó, em phải học kĩ năng làm việc tổ.
Mọi công việc phần mềm đều bắt đầu với những người phát triển hiểu yêu cầu của khách hàng và làm tài liệu chúng trong các ứng dụng phần mềm. Để làm điều đó em cần phỏng vấn khách hàng về nhu cầu của họ, do đó, em cần có kĩ năng trao đổi tốt. Nếu khách hàng là người nước ngoài, em cần có kĩ năng ngoại ngữ tốt (như, tiếng Anh). Là thành viên của tổ, em cũng cần thảo luận với các thành viên khác trong tổ về các yêu cầu chức năng và ước lượng công việc sẽ mất bao lâu, và nó sẽ tốn bao nhiêu. Sẽ có các ý kiến khác nhau giữa các thành viên tổ trên các chủ đề này và cách làm việc hiệu quả yêu cầu kĩ năng lắng nghe và thương lượng.
Một khi yêu cầu phần mềm được hoàn chỉnh bước tiếp là tạo ra kiến trúc hệ thống hay thiết kế tổng thể về cách phần mềm sẽ được gắn lại với nhau. Hoạt động này thường được người kiến trúc sư phần mềm hay người lãnh đạo tổ lãnh đạo, người chịu trách nhiệm về khía cạnh kĩ thuật của dự án. Cho dù em có thể không có nhiều kinh nghiệm, em vẫn nên tham gia vào hoạt động này để học cách phần mềm sẽ vận hành. Trong hoạt động này, mọi chức năng của sản phẩm sẽ được xem xét tới, từ màn hình người dùng sẽ thấy sau khi họ bấm nút đặc biệt, cách phần mềm về sau có thể được nâng cấp và được cải tiến.
Để tiến lên vị trí người lãnh đạo tổ, em phải học về kiến trúc phần mềm và qui trình thiết kế bằng việc lắng nghe và học cách người khác làm nó. Bước tiếp để tiến lên trong nghề nghiệp của em từ người phát triển phần mềm là vị trí lãnh đạo tổ cho nên đây nên là khu vực em cần học và giỏi về nó.
Sau khi các pha kiến trúc và thiết kế được thực hiện, em sẽ bắt đầu viết mã để xây dựng sản phẩm phần mềm thực tại. Trong thời gian này, mã của em sẽ tương tác với các mã khác cho nên em phải chắc rằng em thường xuyên giám sát và kiểm thử để đảm bảo các cấu phần khác nhau làm việc cùng nhau. Em cũng phải chắc rằng mã của em đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng bằng việc kiểm thử mọi chức năng một cách cẩn thận.
Sau khi pha viết mã được thực hiện, mọi cấu phần phần mềm sẽ được tích hợp và trắc nghiệm trong pha kiểm thử. Trong pha này, các vấn đề được nhận diện qua những kiểm thử nào đó, như kiểm thử chức năng, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống v.v. để chắc sản phẩm cuối làm việc tốt. Có nhiều điều cần học trong pha kiểm thử vì em sẽ tương tác với các thành viên khác trong tổ và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Dễ dàng tranh cãi và đổ trách nhiệm lên ai đó khi mọi sự không làm việc tốt nhưng em cần duy trì bình tĩnh và áp dụng kĩ năng làm việc tổ để đảm bảo sự hài hoà của tổ cùng làm việc hướng tới mục đích của dự án.
Khi dự án phần mềm phức tạp hơn, người phát triển thường chia việc chuyển giao dự án thành nhiều việc đưa ra tăng dần và đưa ra phần mềm cho một số giới hạn người dùng, và coi việc dùng của họ như một phần của kiểm thử sản phẩm thuộc vào kiểm thử Beta. Để nhận phản hồi từ những người dùng này, em cần kĩ năng lắng nghe để hiểu vấn đề của họ và cải tiến cách phần mềm beta vận hành. Trong công nghiệp, danh tiếng của người phát triển dựa trên khả năng của họ làm việc tốt với người dùng, khách hàng cũng như chất lượng của sản phẩm phần mềm. Bằng việc biết những điểm mạnh và điểm yếu của em và thường xuyên học để cải tiến kĩ năng của em, em có thể tiến bộ trong nghề nghiệp.
A student wrote to me: “I graduate in Computer Science and work as a software developer, but most of the time I only write code. I spent four years in college learning Java programming and I can develop websites and works with Microsoft Excel. However, after a friend introduce me to your blog, I begin to wonder whether my education is adequate or not? What do I need to succeed? Please advise.”
Answer: Coding is the fundamental skills that every software workers must have. However, there are other skills that you also need to succeed in a software career such as soft-skills, and lifelong learning skills. If you only know how to code in Java and using some Microsoft tools, you are only at the “entry level” position. To advance in your software career, you need to develop additional skills.
First, you need to understand the entire software development lifecycle such as Plan-driven and Agile, not just write code. (My question is why spent four years just to write code but not something else?) The software lifecycle is the process that developers use to implement software concept into a finished product. Most works are done in a team, therefore, you must learn teamwork skills.
All software works begin with developers understanding the customer’s requirements and document them in the software specifications. To do that you need to interview customers about their needs, therefore, you need to have strong communication skills. If customers are foreigners, you need to have good foreign language skills (i.e.,English). As a member of the team, you also need to discuss with other team members about the functional requirements and estimate how long the work will take, and how much it will cost. There will be different opinions among team members on these subjects and how to work effectively require listening and negotiation skills.
Once the software requirements are completed, the next step is to create the system architecture or the overall design for how the software will be put together. This activity is often led by a software architect or the team leaders, who are responsible for the technical aspect of the project. Even you may not have a lot of experience, you should participate in this activity to learn how the software will function. During this activity, every function of a product will be considered, from the screen a user will see after they click a particular button, to how the software could later be upgraded and improved. To advance to team leader position, you must learn about software architect and design process by listening and learn how others are doing it. The next step to advance in your career from a software developer is the team leader position so this should be the area that you need to learn and be good at it.
After the architecture and design phases are done, you will start to write code to build the actual software product. During this time, your code will interact with others so you have to make sure that you constantly monitoring and testing to ensure different components work together. You also make sure that your code meets the customers’ requirements by testing all functions carefully.
After the coding phase is done, all software components will be integrated and verified in the testing phase. During this phase, issues are identified through certain tests, such as functioning test, integrated test, system test etc. to make sure the final product is working well. There is a lot to learn during the test phase as you will interact with other team members and maintain a good relationship with them. It is easy to argue and to blame somebody when things do not work well but you need to stay calm and apply your teamwork skills to ensure the harmony of the team working toward the project’s goals.
When a software project is more complex, developers often break the project delivery into several increment releases and release software to a limited number of users, and treating their use as part of the product testing of Beta testing. To get feedback from these users, you need listening skills to understand their issues and refine the way the beta software functions. In the industry, the reputation of developers is based on their ability to work well with users, customers, as well as the quality of the software products. By knowing your strengths and weaknesses and constantly learning to improve your skills, you can advance in your career.