Im lặng hay lên tiếng - Thế khó xử của một nhà khoa học khi mới phát hiện dịch COVID-19

Quỳnh Yên12/09/2021 16:30
Im lặng hay lên tiếng - Thế khó xử của một nhà khoa học khi mới phát hiện dịch COVID-19

Trên chuyến xe lửa từ cơ quan làm việc về nhà vào ngày 16.1.2020, Thijs Kuiken đã có một phát hiện choáng váng.

Là nhà bệnh lý học thú y tại Trung tâm Y khoa Đại học Erasmus ở Hà Lan, Kuiken đang đọc bản thảo một nghiên cứu khoa học mà tạp chí y khoa The Lancet sáng hôm ấy đề nghị ông bình duyệt trong vòng 48 giờ. Ông bắt đầu rơi vào một tình huống khó xử, theo tạp chí Mỹ Science.

Bài báo khoa học, do các nhà nghiên cứu ở Đại học Hong Kong viết, mô tả một gia đình ở Thâm Quyến, nằm ở phía bên kia biên giới với Hong Kong, bị nhiễm một loại coronavirus mới (lúc bấy giờ được tạm đặt tên là 2019-nCoV) sau một chuyến đi đến Vũ Hán, thành phố nằm khoảng 1.000 km về phía bắc Thâm Quyến. Sáu người đi thì hết 5 người bị nhiễm trong khi không có ai đến ngôi chợ hải sản Hoa Nam tai tiếng, nơi mà nhiều ca nhiễm đầu tiên có liên quan. Sau khi họ trở về, một thành viên thứ 7 trong gia đình cũng bị nhiễm dù người này không đi Vũ Hán.

Kết luận của các nhà nghiên cứu là rõ ràng: con virus mới, giờ được gọi là SARS-CoV-2, có thể lây từ người sang người. Và họ còn báo cáo thêm hai phát hiện đáng ngại: Hai thành viên trong gia đình bị nhiễm nhưng không có triệu chứng, có nghĩa là căn bệnh mới có thể âm thầm lây lan mà người bệnh không thấy có triệu chứng về hô hấp, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này, mà lại là tiêu chảy – có nghĩa là bác sĩ có thể xem nhẹ ca bệnh. “Điều này thực sự làm tôi sợ hãi”, Kuiken nói.

Điều này cũng làm ông rơi vào chỗ khó xử. Nhiều người đã nghi ngờ virus 2019-nCoV lây lan giữa người với người; 2 ngày trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định “coronavirus có khả năng lây lan hạn chế giữa người với người”. Nhưng chính phủ Trung Quốc, vốn đã chậm chạp trong việc cung cấp chi tiết về cuộc khủng hoảng đang khởi phát, đã không đưa ra xác nhận. Tối thứ sáu ấy, bằng chứng đã ở trước mắt Kuiken và ông cảm thấy thế giới phải được biết.

Thế nhưng, tiết lộ điều ấy có thể khiến Kuiken đánh mất danh tiếng khoa học của mình, ông nói. Những người bình duyệt bài cho các tạp chí khoa học không được phép chia sẻ những bản thảo chưa được xuất bản, trong bất cứ hoàn cảnh nào.  

Thế khó xử của Kuiken lần đầu tiên được đề cập trong cuốn sách của Jeremy Farrar, người đứng đầu tổ chức Wellcome Trust, được viết chung với Anjana Ahuja và xuất bản vào tháng 7 vừa qua, dưới tựa “Con virus đấu với Nhân dân: Chuyện thâm cung”. Những bài viết bổ sung của tạp chí Science cung cấp thêm chi tiết về giai đoạn đầu rối loạn, ít được biết đến của đại dịch, khi các quy định truyền thống về xuất bản của các tạp chí khoa học đối đầu với lợi ích của nền y tế công cọng.

nhakhoahoc.jpg
Nhà khoa học Thijs Kuiken

Farrar nói với tạp chí Science rằng vụ này đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến của Wellcome Trust nhằm bảo đảm rằng những phát hiện về dịch bệnh COVID-19 được chia sẻ nhanh chóng hơn. Nhiều tạp chí và tổ chức nghiên cứu, kể cả The Lancet và Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Trung Quốc đã ký một tuyên bố, do Wellcome xuất bản vào tháng 1.2020, hứa hẹn rằng những bản thảo bài báo khoa học mới được nộp cũng sẽ được lập tức chuyển cho WHO.

Những ngày quyết định

Vào năm 2003, khi ông là thành viên của một đội gồm Đại học Erasmus và những viện nghiên cứu khác vốn đã nhận diện được vào năm đó con coronavirus mới gây hội chứng hô hấp cấp (SARS), Kuiken đã học được rằng trong thời gian một dịch bệnh nguy hiểm, tiến triển nhanh bùng phát, thì một vài ngày mang tính quyết định thế nào. Đứng trước những dữ liệu gây choáng váng về sự xuất hiện của một loại coronavirus mới, Kuiken nói ông đã điện thoại cho một biên tập viên của The Lancet và được cho biết các tác giả của bài báo được quyền tự do tiết lộ kết quả nghiên cứu của họ.

Do đó, Kuiken đã quyết định kèm vào bài bình duyệt của mình (được gửi đến tạp chí vào sáng thứ 6) một đề nghị khác thường gửi cho các tác giả bài báo: Hãy công bố “ngay lập tức” dữ liệu nghiên cứu của họ. Ông cho biết các biên tập viên The Lancet ủng hộ lời kêu gọi của ông.

Một biên tập viên nói cho ông biết các nhà nghiên cứu đã trả lời tạp chí vào ngày hôm sau rằng họ muốn công khai phát hiện của họ nhưng không thể làm mà không được phép của chính phủ Trung Quốc. Luật Trung Quốc về Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm quy định rằng chỉ có Quốc vụ viện hoặc cơ quan y tế tỉnh, thành phố được phép mới có thể công bố thông tin về sự bùng phát bệnh truyền nhiễm. Kuiken được thông báo cho biết trưởng nhóm nghiên cứu, nhà phẫu thuật và vi trùng học Yuen Kwok-Yung đã được nhà chức trách Trung Quốc mời thảo luận về các phát hiện của họ.

Vào chiều thứ Bảy, Kuiken gửi email cho Farrar để xin ý kiến tư vấn. Hai người gần đây đã làm việc cùng nhau, và 1 tuần trước đó Farrar đã bày tỏ lo ngại rằng có thể các tạp chí khoa học đang giữ lại, không công bố các dữ liệu quan trọng về coronavirus cho WHO biết. Farrar đưa ra 3 lựa chọn, theo Kuiken: “Hoặc đợi đến thứ hai để các tác giả hành động; hoặc tự chúng ta công bố thông tin; hoặc lựa chọn thứ ba mà tôi chưa hề nghĩ đến là chuyển thông tin trực tiếp cho WHO”.

Kuiken chọn giải pháp thứ ba. Tối thứ Bảy, Farrar giúp Kuiken liên hệ với Maria van Kerkhove, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật của Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO. Bà email cho Kuiken biết bà quan tâm đến các phát hiện và Kuiken hứa sẽ gửi bản thảo vào sang hôm sau nếu nó chưa được công bố. Ông thông báo cho sếp của mình là nhà virus học Đại học Erasmus, Marion Koopmans về ý định của mình, được bà đồng ý, rồi email cho biên tập viên The Lancet. Người này cho biết các tác giả bài báo vẫn đang thảo luận với chính phủ Trung Quốc và Yuen đang trên đường đi Vũ Hán.

Sáng sớm Chủ nhật, Kuiken viết một bài tóm tắt chi tiết bài báo rồi gửi cho Van Kerkhove lúc 7h58.

Qua thứ Hai, Trung Quốc chính thức thông tin: Nhà nghiên cứu kỳ cựu về phổi, Trung Nam Sơn, người đứng đầu nhóm chuyên gia về căn bệnh mới, thông báo rằng hai ca bệnh ở tỉnh Quảng Đông – sau này mới biết đó là hai bệnh nhân đầu tiên được mô tả trong bài báo của The Lancet – xác nhận rằng căn bệnh mới có thể lây từ người sang người. Kuiken cảm thấy nhẹ nhõm vì thông báo đó.

Bị bất ngờ  

Không rõ có phải quyết định của Kuiken tiếp xúc với WHO đã đẩy nhanh việc Trung Quốc ra thông báo về các ca bệnh hay không. Van Kerkhoven từ chối cho biết bà hay ai khác có nói với các quan chức hoặc nhà nghiên cứu Trung Quốc về thông tin của Kuiken vào cái ngày cuối tuần ấy. Bà nhấn mạnh rằng WHO đã cảnh báo từ nhiều ngày trước về khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên van Kerkhove cũng nói rằng bài báo “là thông tin then chốt nằm trong các thảo luận của chúng tôi về những hướng dẫn cho các quốc gia thành viên và về những hành động mà WHO yêu cầu” và rằng bà “biết ơn người bình duyệt bài báo đã tin tưởng chia sẻ với tôi và vì ý định tiếp xúc với tôi”.

Yuen, người cầm đầu nhóm nghiên cứu Hong Kong, nói rằng ông đã gặp nhóm chuyên gia của chính phủ Trung Quốc ở Vũ Hán và ở Bắc Kinh từ ngày 18 đến 20.1.2020 và đã thảo luận về các kết quả nghiên cứu của nhóm ông cùng với những bằng chứng khác về sự lây lan từ người sang người. Còn về quyết định của Kuiken, “tôi không nghĩ rằng nó có liên quan nhiều vì chúng tôi nhận ra rằng các nhà chức trách về y tế của Trung Quốc lục địa rất chăm chú nghe báo cáo của chúng tôi và ngay lập tức thi hành những biện pháp tăng cường nền y tế công cộng”, Yuen viết trong một email. Những biện pháp đó bao gồm “công bố việc virus lây nhiễm từ người sang người vào ngày 20.1.2020 và phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23.1.2020.

Bài báo của Yuen được xuất bản trực tuyến trên The Lancet vào ngày 24.1.2020. Một tuần sau, Wellcome Trust công bố tuyên bố của mình về việc nhanh chóng chia sẻ những kết quả nghiên cứu về COVID-19. Tuyên bố này nhắc người ta nhớ lại một tuyên bố tương tự năm 2016 khi dịch Zika bùng phát, nhưng lời hứa chia sẻ các bài báo khoa học một khi tiếp nhận chúng là mới. Farrar nói: “Chúng tôi cảm thấy điểm then chốt trong tình hình hiện nay là phải đặt điều này thành tiêu chuẩn”.

Kuiken chẳng bao lâu sau đã quên bẵng câu chuyện này và cũng chẳng phải chịu hậu quả gì về hành động của mình. Ông nói ông không nhận thức được thời khắc ấy căng thẳng như thế nào cho đến khi Ahuja, đồng tác giả cuốn sách viết chung với Farrar phỏng vấn ông cho cuốn sách, khoảng 1 năm sau đó. “Khi bà ấy hỏi tôi về thời khắc tôi quyết định phá vỡ các quy định trong khoa học, tôi bỗng cảm thấy nước mắt dâng trào. Tôi bị bất ngờ”, Kuiken nói.

Ông hy vọng tình huống khó xử của ông sẽ được thảo luận trong cộng đồng khoa học. “Tuyên bố của tổ chức Wellcome là tuyệt vời, nhưng không có hướng dẫn rõ ràng hay thỏa thuận về việc những người bình duyệt các bài báo khoa học sẽ phải xử lý như thế nào với những thông tin mang tính sống còn trong các tình huống khẩn cấp về y tế công. Tôi đã làm điều đó (đưa thông tin) bên ngoài các quy định trong khi lẽ ra có thể làm điều đó trong phạm vi quy định”, ông nói.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Osho Tôi đã cố gắng kiểm soát cảm xúc, nhưng vì sao càng kiểm soát càng mệt mỏi?

Có thể bạn quyết định mình sẽ không tức giận; bạn có thể nghĩ rằng giận dữ là xấu, nhưng khi cơn giận ập tới, suy nghĩ của bạn bị gạt qua một bên và bạn trở nên tức giận.
2

Chiến thắng con quỷ bên trong - Phụ nữ muốn sống một cuộc đời rực rỡ, nhất định phải hiểu 3 điều này

Khi nhận diện được những nỗi sợ đang chi phối mình, bạn đã đi được nửa chặng đường đến tự do.
3

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày - Sống chậm lại, bí quyết tỉnh thức giúp bạn thoát khỏi căng thẳng

Bạn có bao giờ cảm thấy tâm trí lúc nào cũng mệt mỏi? Những áp lực vô hình khiến bạn kiệt sức, dù nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không thấy nhẹ nhõm hơn? Nhưng sự bình yên không phải là thứ xa vời – nó có thể đến từ chính những khoảnh khắc đơn giản trong ngày.
4

Thay vì chữa lành hãy 'Chăm sóc bản thân thật sự'

Trước đây, chúng ta đã quá quen thuộc với những lời khuyên về "chữa lành", nhưng có lẽ thay vì đi tìm sự cứu rỗi từ bên ngoài, thứ ta thật sự cần là học cách chăm sóc bản thân thật sự (Real self-care) từ bên trong.
5

Lời tiên tri Celestine - Bạn có đang lắng nghe những thông điệp từ vũ trụ

Đã bao giờ bạn chợt nghĩ đến một người mà rất lâu không liên lạc, rồi ngay hôm đó họ bất ngờ nhắn tin cho bạn?

Hoa hậu Ngọc Hân: 'Đọc Tôi đi học - Thanh Tịnh, thương lắm trẻ em mùa dịch'

Đọc "Tôi đi học" của Thanh Tịnh, thương lắm trẻ em mùa dịch. Biết bao giờ các em mới được đến trường, gặp thầy cô, bạn bè, được nghe tiếng trống trường quen thuộc, được ngắm đất trời đã sang thu..."

5 cuốn sách hay giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn

Thế giới đã trải qua những thời điểm cực kỳ khó khăn khi đại dịch Covid-19 tấn công trong suốt gần 2 năm qua.

Đường về tỉnh thức - Sống tỉnh thức và thực hành chánh niệm trong thời điểm dịch Covid-19

Covid-19 đang chia rẽ, phân hóa và đẩy con người vào nỗi sợ hãi, khốn cùng và cả tha hóa đạo đức. Sống tỉnh thức và thực hành chánh niệm là một liệu pháp tinh thần quý giá để chúng ta vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đằng sau một quyết định lớn - Những triết lý của người xưa không thể thiếu cho nhà quản lý

Với những nhà quản lý, nhất là trong thời đại 4.0 này, việc phải đưa ra những quyết định khó khăn là điều không thể tránh khỏi.

Tư lệnh Hải quân SEAL chia sẻ 5 tố chất cần có của một nhà lãnh đạo

Những nguyên tắc lãnh đạo được cựu Hải quân SEAL chia sẻ dưới đây có thể áp dụng ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống.

Muôn kiếp nhân sinh 2 - Mặt tối ít biết về Alexander Đại đế: 'Kẻ ngông cuồng' không thoát khỏi báo ứng!

Alexander Đại đế muốn thống nhất thế giới nhưng lại quên đi rằng ước mơ không nên được viết bằng những cuộc chiến đẫm máu.

GS.TS.LS Nguyễn Vân Nam qua đời vì COVID-19

GS.TS.LS Nguyễn Nguyễn Vân Nam – chuyên gia về sở hữu trí tuệ tác giả cuốn sách “Quyền tác giả - đường hội nhập không trải hoa hồng” đã qua đời vì COVID-19.

Muôn kiếp nhân sinh 2 - Mặt tối ít biết về Alexander Đại đế: Không ai đi qua chiến tranh mà vẫn như xưa

Cái chết của Cleitus gây ra sự hoang mang lớn trong quân đội Macedonia...

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025