Dường như là tình hình tài chính sẽ không cải thiện ít nhất trong vài năm và tìm việc đối với sinh viên mới tốt nghiệp sẽ là không thể được khi các công ti vẫn đang giảm việc và đẩy nhiều người vào thất nghiệp. Phần lớn việc trong tài chính, ngân hàng, thương mại và kinh doanh sẽ phải mất nhiều năm để phục hồi nhưng có nhiều việc vẫn sẵn có trong “Công nghiệp tri thức” và tôi tin việc chuẩn bị cho sinh viên về những nghề này nên là ưu tiên cao nhất bởi vì không có hướng dẫn và chỉ đường đúng, chúng ta có thể mất cả thế hệ những người có thể xây dựng nền kinh tế thịnh vượng.
Chúng ta hãy nhìn vào một số khu vực kinh tế chính trong mối quan hệ tới việc làm cho giới trẻ:
Khu vực chính như nông nghiệp đã mất đi tầm quan trọng của nó vì nó không cung cấp nhiều mấy theo khía cạnh việc làm. Khu vực thứ hai đại diện cho sản xuất công nghiệp đang suy giảm nhanh chóng bởi vì nhu cầu thấp do khủng hoảng tài chính và cạnh tranh cao từ các nước đã công nghiệp hoá khác. Bằng cách nào đó, nhiều nước đang phát triển vẫn đầu tư mạnh vào khu vực này mà không hiểu rõ ràng về các xu hướng toàn cầu hoá.
Điều có thể được xây dựng ra có lẽ đã được xây dựng bởi các nước khác với giá rẻ hơn nhiều và chất lượng tốt hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đã tập trung vào công nghiệp hoá nền kinh tế của họ trong nhiều năm. Thay vì đầu tư vào khu vực công nghiệp, điều yêu cầu số tiền khá lớn để xây dựng nhà máy và máy móc, có thể mất nhiều năm thực hiện rồi mới nhận ra rằng các đối thủ cạnh tranh đã nắm giữ thị trường, chúng ta phải nhìn vào khu vực thứ ba vốn là khu vực công nghệ cao và dịch vụ, một thị trường còn tương đối mới và rộng mở. Để nhanh chóng bắt kịp với xu hướng toàn cầu này, chúng ta phải tập trung nỗ lực và đầu tư của mình vào giáo dục và đào tạo trong khu vực này.
Nền kinh tế phát triển đầy đủ trong “Xã hội tri thức” có nhu cầu cực lớn về phạm vi rộng các kĩ năng chuyên môn, điều yêu cầu huấn luyện chất lượng cao. Vì những kĩ năng này còn phát triển và thay đổi thêm nữa với nhịp độ nhanh do việc thay đổi công nghệ nhanh, việc huấn luyện phải linh hoạt để bắt kịp với nhu cầu công nghiệp về cả đào tạo sinh viên đại học và huấn luyện lại cho người lớn đang làm việc. Loại huấn luyện này yêu cầu tư duy mới, cách tiếp cận mới, phương pháp dạy mới.
Nếu thực hiện đúng, nó có thể giúp tránh tỉ lệ thanh niên thất nghiệp cao hơn và duy trì chất lượng cao của lực lượng lao động làm tài sản cạnh tranh cho quốc gia. Bằng chứng này có thể thấy được trong dữ liệu thống kê về thất nghiệp ở nhiều nước đã phát triển như Mĩ và châu Âu. Các nước như Đức, Áo và Thuỵ Sĩ đã áp dụng khái niệm này thành công và thất nghiệp của họ thấp hơn nhiều so với Pháp, Bỉ, Italy và Tây Ban Nha.
Ở các nước như Pháp, Bỉ, Hi Lạp và Italy, giáo dục chung đại diện cho một kiểu duy nhất là giáo dục chính thức với thi cử và bằng cấp được chính phủ ban hành và được các nhà tuyển dụng chấp nhận. Trong trường hợp này, phần lớn sinh viên học đại học với mong đợi được lợi trong cơ hội có việc làm.
Khái niệm này tạo ra khá nhiều vấn đề cho hệ thống giáo dục như:
a) Cạnh tranh mạnh trong việc được vào đại học,
b) Tỉ lệ bỏ học cao với những người không thể học được,
c) Thể chế giáo dục trở thành độc quyền và không có khuyến khích thay đổi,
d) Đào tạo chỉ dành riêng về “tri thức hàn lâm”, được cộng đồng hàn lâm tạo ra thường loại ra ngoài tri thức và kĩ năng mà công nghiệp cần. Do đó nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc họ đã mong đợi và đối diện với vấn đề thất nghiệp.
Các nước có số lớn thanh niên thất nghiệp mà không có viễn cảnh về tương lai thường có tỉ lệ tội ác rất cao và nhiều vấn đề xã hội. Sinh viên bỏ học không có phương án thay thế để xây dựng tương lai tốt hơn cũng có xu hướng tham gia vào thương mại bất hợp pháp hay tham gia vào tội phạm. Chung cuộc thị trường lao động được đặc trưng bởi thất nghiệp cao đối với nhiều sinh viên, trong khi công nghiệp lại thiếu công nhân có kĩ năng để phát triển. Trong cạnh tranh cao của toàn cầu hoá, có việc mất cơ hội cực kì lớn cả ở mức cá nhân và mức quốc gia và không có lực lượng lao động có kĩ năng để xây dựng nền kinh tế mới, một số nước sẽ bị tụt hậu với nghèo nàn lớn và tỉ lệ tội phạm cao.
Vấn đề chính nảy sinh từ sự kiện này là nền giáo dục chung thường chỉ hướng tới việc vào đại học của nhà nước, trong khi đại đa số thanh niên lại không vươn tới được điều đó và cần việc đào tạo khác như hướng nghiệp hay những kĩ năng thực hành nào đó để sống. Nhiều nỗ lực cải cách từ bên trong hệ thống giáo dục ở Pháp, Italy, Hi Lạp để vượt qua xu hướng hàn lâm, điều không phản ánh cấu trúc thực tại của nền kinh tế, đã thất bại. Ngay cả ngày nay, truyền thống hàn lâm vẫn còn tồn tại và từ chối chấp nhận thực tế của thời đại thay đổi.
Trong khi đó, Đức, Áo và các nước Scandinavia cũng có hệ thống hàn lâm mạnh tương tự như Pháp, Italy và cũng có nhiều nỗ lực thất bại trong quá khứ, đã học được bài học của họ. Vào đầu những năm 1980 khi công nghiệp bày tỏ nhu cầu của mình, chính phủ bắt đầu kiểm điểm lại chức năng giáo dục để tạo ra công nhân có kĩ năng cao cho công nghiệp. Họ đã tạo ra hệ thống giáo dục dựa trên cộng tác giữa công nghiệp và đại học tư và động viên đại học đưa ra những chương trình đào tạo tốt hơn. Nền giáo dục mới này có tác dụng rất lớn tới toàn thể cấu trúc kinh tế của nó và đã tiến hoá thành hệ thống giáo dục thiết kế tốt, có thể được tích hợp lại vào trong hệ thống giáo dục chung.
Như đã nhắc tới ở trên, không phải mọi người đều có thể được vào đại học và thậm chí khi vào rồi, một số sẽ bỏ học. “Đào tạo hàn lâm” trong nhiều trường nhà nước không phản ánh nhu cầu của công nghiệp hay đáp ứng cho nền kinh tế. Do đó, hệ thống giáo dục mới yêu cầu công nghiệp đưa ra định nghĩa rõ ràng về mô tả việc trong những lĩnh vực riêng. Đây là tiền điều kiện cho việc tổ chức đào tạo có liên quan, cho việc tư vấn việc làm và cách đo của chính phủ để cân đối giữa cầu và cung.
Ở Đức, có đại thể 380 mô tả việc được nhóm lại trong 13 lĩnh vực. Do thay đổi nhanh chóng qua toàn cầu hoá và canh tân công nghệ, những định nghĩa việc này sẽ được xem xét lại cứ sau vài năm bởi các uỷ ban liên hợp của chính phủ và công nghiệp. Mô tả việc mô tả các hoạt động chính và năng lực cần thiết cho lĩnh vực đặc thù. Chúng là điểm bắt đầu cho đào tạo qua hệ thống giáo dục mới. Chẳng hạn, trong lĩnh vực phần mềm, mô tả việc “Người lập trình mức đưa vào” yêu cầu tri thức nào đó về ngôn ngữ lập trình, hệ thống tính toán, qui trình phần mềm, và kĩ thuật kiểm thử, trong đó sinh viên không phải theo học đại học bốn năm mà chỉ cần cao đẳng hai năm hay trường hướng nghiệp. Để thúc đẩy việc sử dụng thanh niên, hệ thống giáo dục mới áp dụng phương pháp “Học qua Hành” bằng việc tổ hợp hai môi trường học tập: trường học và công nghiệp.
Về căn bản, sinh viên tham dự trường trong 2 ngày một tuần và dành 3 ngày khác trong tuần để làm việc áp dụng điều đã học vào công ti phần mềm như một sinh viên “Co-op” (cùng làm). Họ nhận lương trong thời kì “Co-op” và sau khi hoàn thành việc huấn luyện sinh viên thường được nhận vào làm ở công ti đó. Kiểu huấn luyện này có tác dụng tốt cho một số loại việc nào đó nơi sinh viên học các tri thức kĩ thuật cơ bản, tính toán toán học hay lập trình. Vì chương trình huấn luyện dựa trên mô tả việc, được công nghiệp mô tả, sinh viên không để thời gian học tri thức hàn lâm mà tập trung vào điều họ phải học trong môi trường làm việc thực.
Tôi đã tới thăm vài công ti ở Đức và ở các nước Scandinavian và thấy rằng hệ thống giáo dục này đã có tác dụng rất tốt. Trong công nghiệp, có những trang thiết bị có liên quan, có các qui trình tính toán và qui trình công việc được xác định rõ cho sinh viên dùng và có năng suất. Trong thời kì huấn luyện ba năm (về trung bình, tuỳ theo lĩnh vực), sinh viên hay người tham gia huấn luyện “Co-Op” được dần dần tích hợp vào trong qui trình công việc. Với đóng góp của họ, họ nhận được thù lao hàng tháng quãng một nửa của nhân viên làm việc toàn thời (xấp xỉ $ 700) và công ti cũng nhận được khuyến khích thuế của chính phủ để thuê những sinh viên này.
Tôi cũng thấy rằng các công ti lớn đều có nhiều lĩnh vực huấn luyện và có thể thuê hàng nghìn sinh viên “Co-Op” nơi các công ti nhỏ hơn có thể không ở vị trí đưa ra được miền đầy đủ các cơ hội huấn luyện trong lĩnh vực tương ứng. Tất cả các sinh viên Co-Op đều nhận được việc huấn luyện thực hành tại công ti qua “Thầy huấn luyện”, các giáo viên đặc biệt có trải qua giáo dục đặc biệt thêm trước khi được mang danh hiệu để huấn luyện thanh niên. Chất lượng của họ và toàn thể các qui trình được điều phối bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp hay các đại diện công nghiệp có trách nhiệm khác. Ở các công ti nhỏ hơn, người chủ và người quản lí rất thường là thầy huấn luyện cho họ. Việc huấn luyện kết thúc bằng hai kì thi, một kì do trường 2 năm tổ chức, kì kia do công nghiệp tổ chức. Việc qua được các kì thi này sẽ cho sinh viên Chứng chỉ được tất cả các nhà tuyển dụng tiềm năng thừa nhận. Vì chương trình giáo dục này đã được thiết lập từ đầu những năm 1990, số thanh niên có việc đã tăng lên rất nhiều.
Phần lớn các công ti đều hài lòng có công nhân có kĩ năng cho ngành công nghiệp của họ bởi vì họ dựa trên sự kiện là kinh nghiệm việc đã có rồi, và rằng họ đã biết các sinh viên này đủ để thuê họ dựa trên hiệu năng của họ. Tất nhiên, công nhân trẻ có kĩ năng được tự do tìm việc trong các công ti khác nếu người đó muốn vậy.
Một chương trình tương tự cũng được thiết lập với sinh viên đại học dựa trên mô tả việc. Phần lớn các đại học tư đều đã thích nghi các giáo trình đào tạo rất linh hoạt dựa trên nhu cầu công nghiệp. Trong lĩnh vực phần mềm, mô tả việc “Người phân tích phần mềm mức đưa vào” yêu cầu tri thức nào đó về vòng đời phần mềm, phương pháp, và công cụ cũng như tri thức kĩ thuật về phân tích, kiến trúc, thiết kế, xây dựng và trắc nghiệm hệ thống phần mềm.
Trong trường hợp này, sinh viên về căn bản đăng kí học toàn thời trong đại học trong 9 tháng và dành 3 tháng làm việc như “người tập sự” trong công ti phần mềm. Họ nhận lương trong thời kì tập sự và thường trong năm cuối, trước khi tốt nghiệp họ phải làm việc ở dự án “Capstone” được công ti phần mềm chỉ đạo để trắc nghiệm kĩ năng và tri thức của họ. Bằng cộng tác sớm với công nghiệp phần mềm, sinh viên biết điều gì là cần và tập trung việc học hành của họ vào những miền nào đó. Sinh viên trong đại học có nhiều chọn lựa hướng dẫn nghề nghiệp của họ hơn là chương trình 2 năm. Họ học một số các môn học bắt buộc nhưng có nhiều chọn lựa về các môn tuỳ chọn, tuỳ theo điều họ muốn tập trung vào.
Ngày nay, vẫn có nhiều tranh cãi giữa trường tư và trường nhà nước về chủ định, mục đích và sứ mệnh của hệ thống giáo dục mới, nơi mà người giáo dục phải giáo dục “tri thức thuần tuý về con người” hay “tri thức công nghiệp riêng cho công nhân” nhưng sự kiện là với hệ thống giáo dục mới, số thanh niên có việc làm quãng 30% tốt hơn hệ thống giáo dục chung.
Sẽ phải mất vài năm để thu thập đủ dữ liệu cho một nghiên cứu tốt cho kết quả kết luận nhưng chúng ta cũng có thể dùng blog ngắn này như điểm bắt đầu cho thảo luận của chúng ta về “xã hội tri thức.” Tất nhiên, chúng ta không thể giải quyết được mọi vấn đề và có nhiều vấn đề, nhưng tôi tin sự cộng tác giữa công nghiệp và thể chế giáo dục là bước đầu tiên để cải tiến hệ thống giáo dục hiện thời. Có lực lượng lao động có kĩ năng cao để xây dựng nền kinh tế của mình sẽ cho phép chúng ta tham gia tích cực vào xã hội tri thức thay vì là người quan sát từ bên ngoài.
When it comes to student employment, everybody is pointing to the economic situation, especially to the global financial crisis. It seems that the financial situation will not improve for at least several years and finding works for graduating students would be impossible when companies are still reducing jobs and put many people in unemployment category. Most jobs in finance, banking, trading and business will take many years to recover but there are many jobs still available in the “Knowledge industry” and I believe preparing students for these careers should be the highest priority because without proper guidance and direction, we may lose a whole generation of people who could build the economy to prosperity. Let’s look at some major economic sectors in relationship to the youth employment:
The primary sector such as agriculture has already lost its importance since it does not provide much in the employment aspect. The secondary sector representing industrial production is decreasing rapidly because of low demand due to the financial crisis and highly competitions from other industrialized countries. Somehow, many developing countries are still investing heavily in this sector without a clear understanding of the globalization trends. What can be build is probably already being built by others at much cheaper price and better quality because countries such as China, Japan, Korea, and Taiwan have been focusing on industrializes their economy for many years. Instead of investing in industry sector which require significant money to build factories and machineries that may take several years to implement then find out that the competitors already capture the market, we must look at the third sector which is the high technology and service sector, a relatively new and wide open market. To quickly keep up with this global trend, we must focus our effort and investment in education and training in this sector.
A fully developed economy in the “Knowledge society” has a tremendous need for a wide variety of specialized skills which require highly quality training. Since these skills are further developing and changing at a fast rate due to fast changing technologies, the training must be flexible to keep up with the industry needs with both training of college students and retraining of working adults. This kind of training requires a new thinking, new approach, and new method of teaching. If execute correctly, it can help avoid higher youth unemployment rates and maintain high qualification of the workforce as a competitive asset for the nation. This evidence can be seen in the statistical data for unemployment in many developed countries such as the U.S, and Europe. Countries like Germany, Austria, and Switzerland have applied this concept for successfully and their unemployment is much lower than in France, Belgium, Italy and Spain.
In countries like France, Belgium, Greece and Italy, general education represents the only type of formal education with examinations and degrees issued by government and recognized by employers. In this case, most students attend universities expecting the benefit in employment opportunities. This concept creates various issues to the education system such as: a) Strong competition for university admission, b) High dropout rate for those who cannot make it, c) Education institution become a monopoly and has no incentive to change, d) Training aims exclusively in “academic knowledge”, creates by academic community usually excluding knowledge and skills needed by the industry. Therefore many university graduates do not find employments they had expected and face unemployment problems. Countries with large number of youth unemployment with no prospect of the future usually have very high crime rate and many social problems. Drop-out students do not have any alternative to build a better future will also tend to involve in illegal trades or participate in crimes. Finally the labor market is characterized by high unemployment for many students, while the industry is lacking skilled workers to develop. In the highly competition of globalization, there are tremendous economic opportunity losses at both personal and national level and without a skilled workforce to build the new economy, some countries will be left behind with significant poverty and high crime rate.
The main issue arises from the fact that general education is often exclusively geared to the access to state university, while the majority of youngsters will not reach it and would rather need other training such as vocational or some practical skills for their life. Many reform attempts from inside the education system in France, Italy, Greece, to overcome the academic bias, which does not reflect the actual structures of economy, have failed. Even today, the academic tradition is still lingering on and refuses to accept the reality of changing time. In the mean time, Germany, Austria and the Scandinavia countries that also have strong academic systems similar to France, Italy and also have many failed attempts in the past, have learned their lessons. Early in the 1980s when industry expressed its needs, government began to review its education functions to produce highly skilled workers for the industry. They have created an education system based on the collaboration between the industry and private universities and encouraged them to come up with better training programs. This new education has significant impacts on the whole structure of its economy and evolved into a well design education systems that can be integrated back into the general education system.
As mentioned above, not everybody could get into universities and even when get in, some will drop out. The “academic training” in many state schools do not reflect the need of industry or response to the economy. Therefore, the new education system requires the industry to issue a clear definition of job profiles within special fields. This is a precondition for organize relevant training, for job counseling and government measures to match demand and supply. In Germany, there are roughly 380 job profiles grouped into 13 fields. Due to fast changes through globalization and technological innovations, these job definitions will be revised every few years by joint committees of the government and industries. Job profiles describe the main activities and necessary qualifications of a particular field. They are the starting point for training through the new education system. For example, in the software field, the job profile “Entry-level Programmer” requires certain knowledge of programming languages, computing system, software process, and testing techniques in which students do not have to attend a four year university but only need a Two-year college or vocational school. To promote youth employment, the new education system applied the “Learning by Doing” method by combining two learning environments: School and industry. Typically, students attend school for 2 days a week and spent the other 3 working days per week apply it in a software company as “Co-op” students. They receive salaries during the “Co-op” period and after complete the training; students usually get hired by the company. This type of training is working well for some job categories where students learn basic technical knowledge, math calculation or programming. Since the training program is based on the job profiles, described by the industry, students do not spend time learning academic knowledge but focus on what they must learn within the real work environment. I have visited several companies in Germany and Scandinavian and found that this education system has worked very well. Within the industry, there are relevant equipments, computing and well-defined work processes for students to use and be productive. During the training period of three years (in average, depending on the field), the “Co-Op” students or trainees are gradually being integrated into the work process. For their contribution, they receive a monthly compensation about half of a full time employee (approx. $ 700) and the company also receive tax incentive from government for hiring these students. I also found that large companies have many training fields and can hire thousand of “Co-Op” students where smaller companies may not be in a position to offer the full range of training opportunities in the respective field. All Co-Op students receive practical training at the company by the “Training Masters”, special teachers that undergo further special education before being entitled to train young people. Their qualifications and the whole process are being monitored by the Chambers of Trade and Industry or other responsible industry representatives. In smaller companies, the owners and managers very often are master trainer themselves. Training ends with two exams, one set by the 2 year school, the other by the industry. Passing these exams entitles students to a Certificate which is recognized by all potential employers. Since this education program was established in the early 1990s, numbers of youth employment have increased significantly. Most companies were very pleased to have skilled workers for their industry because they rely on the fact that the job experience is already there, and that they already know the students well enough to hire them based on their performance. Of course, the young skilled worker is free to go for employment in other companies if she or he wants to do so.
A similar program is also established with university students based on the job profiles. Most private universities have adapted a very flexible training curricula based on industry needs. In the software field, the job profile “Entry-Level Software Analyst” requires certain knowledge of the software life cycle, methods, and tools as well as the technical knowledge of analyze, architect, design, build and verify a software system. In this case, students typically enroll full time in a university for 9 months and spend 3 months working as “Intern” in a software company. They receive salaries during the internship and usually in the last year, before graduate they have to work on a “Capstone” project directed by a software company to verify their skills and know ledges. By collaborate early with the software industry, students know what are needed and focus their studies on certain areas. Student in university have much more choices to guide their career than the 2 years program. They take number of required courses but have several choices on the optional courses, depend on what they want to focus on.
Today, there still are many debates between private schools and state schools on the purpose, goals and mission of the new education system whether as educator must educate “Pure knowledge for human being” or “Specific industry knowledge for workers” but the fact is with the new education system, the number of youth employment is about 30% better than the general education system. It will take several years to gather enough data for a good research for conclusive results but we could use this short blog as a starting point for our discussion about the “knowledge society”. Of course, we can not solve all problems and there are many but I believe the collaboration between industry and education institution is the first step to improve the current education system. To have a highly skilled workforce to build our economy will allow us to actively participate in the knowledge society rather being an observer from the outside.