Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – Vì sao trước đây không để bảng hiệu chợ Bến Thành?

Quang Thịnh16/11/2022 08:00
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương – Vì sao trước đây không để bảng hiệu chợ Bến Thành?

Vẫn còn đó những điều mới mẻ sẽ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thích thú về ngôi chợ hơn 100 tuổi này.

Chợ Bến Thành luôn là ngôi chợ nhộn nhịp trong những câu chuyện ký ức của thị dân hoặc được nói đến rất nhiều trong những đề tài khảo cứu về vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Nó quen thuộc đến mức ai cũng nghĩ rằng đã biết hết về ngôi chợ này. Tuy nhiên, vẫn còn đó những điều mới mẻ sẽ khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thích thú về ngôi chợ hơn 100 tuổi.

Ngôi chợ nhiều tên gọi nhưng không có bảng tên

Năm 1860, chợ Bến Thành được người Pháp xây dựng đơn sơ nằm trên bờ kinh Lớn. Tuy ngôi chợ đã xuất hiện từ rất sớm trên nhiều bưu ảnh nhưng có một điều khá lạ là chưa bao giờ cái tên Bến Thành được viết một cách chính thức. Trên các bưu ảnh xưa, chợ được gọi bằng nhiều tên như chợ trung tâm/chợ chính (marché central); có khi chỉ ghi vỏn vẹn là chợ (marché); hoặc “táo bạo” nhất thì cũng chỉ ghi là chợ Sài Gòn (marché de Saigon).

Từ năm 1914, chợ Bến Thành được dời về vị trí như ta thấy hiện nay với quy mô rộng lớn và khang trang hơn. Dù vậy, trong các bưu ảnh vẫn không nhắc cái tên chợ Bến Thành: có bưu ảnh ghi là tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales); cũng có khi là chợ lớn (grand marché - không viết hoa kiểu tên riêng); nhưng đa số được ghi một cách chung chung là chợ trung tâm/chợ chính (marché central). Đó là kể sơ qua cách mà người Pháp gọi ngôi chợ này trên bưu ảnh, chứ trên thực tế thì cổng chợ chưa bao giờ treo bảng tên.

Càng lạ hơn, khi tiếp quản ngôi chợ Bến Thành từ người Pháp sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn vẫn không treo bảng tên ở cổng chợ. Ai đi chợ này thời đó đều thấy phía trên mặt tiền chính của chợ chỉ là một mảng tường quét vôi màu vàng cam.

Duy chỉ có một thời gian ngắn chợ được đặt tên là chợ Quách Thị Trang để ghi nhận sự kiện cô nữ sinh Quách Thị Trang ngã xuống trong cuộc biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm tại công viên Diên Hồng (trước cửa Nam) năm 1963. Nhưng bảng tên chợ Quách Thị Trang cũng chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị lặng lẽ gỡ đi. Hồi 1973, tôi cùng bạn bè lên nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi mua sách. Lúc đi ngang cổng chính của chợ, thấy treo kín các bảng quảng cáo kem đánh răng Perlon và giày Bata, đám học trò lớp Sáu chúng tôi cứ tưởng tên chợ là… Perlon hay Bata.

Chợ từng mang tên nữ sinh Quách Thị Trang trong thời gian ngắn - Ảnh tư liệu

Người Sài Gòn xưa nay vẫn thường gọi là chợ Bến Thành

Mặc cho việc chợ không có bảng tên và không hiện diện trên các văn bản chính thức nào của chính quyền, người Sài Gòn từ những ngày đầu tiên vẫn luôn gọi là chợ Bến Thành. Không những thế, ngôi chợ còn được ưu ái vô ca dao hẳn hoi. Cụ thể năm 1904, Sài Gòn gặp một cơn bão rất lớn, thường gọi là bão năm Thìn. Trận bão lụt này làm thiệt mạng hàng ngàn người và được lưu truyền trong những câu ca dao xưa:

Bến Thành nóc chợ cũng bay

Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường.

 

Một câu ca dao khác lại vẽ ra khung cảnh tiếng còi tàu và tiếng lao xao của khách bộ hành khi tiến gần chợ Bến Thành:

Mười giờ tàu lại Bến Thành

Xúp lê còi thổi bộ hành lao xao

Trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca (xuất bản năm 1909), tác giả Nguyễn Liên Phong đã dành hơn 50 câu thơ nói về ngôi chợ này trước khi nó được dời sang vị trí mới:

Bến Thành chợ rộng tứ vi

Mấy cửa hàng xén ở thì quanh năm

Chỗ ăn, chỗ ở chỗ nằm....

Khi dời sang vị trí mới như hiện nay (từ năm 1914), ngôi chợ khang trang này lập tức trở thành niềm cảm hứng mới cho các tao nhân mặc khách:

Chợ Bến Thành mới

Kẻ lui người tới

Xem tứ diện rất xinh

Thấy em tốt dáng tốt hình

Chẳng hay em có chốn duyên tình hay chưa?

Phải chăng đó là cách người Sài Gòn - Gia Định xưa thể hiện nỗi niềm lưu luyến về một ngôi chợ có thật trong buổi đầu của vùng đất Bến Nghé này? Khác với thế hệ cố cựu, nhiều người sinh ra và lớn lên sau này, nhất là những người nhập cư từ xứ khác đến Sài Gòn, lại gọi tên chợ theo cách gọi của người Pháp: chợ Sài Gòn.

Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi mon (xi măng)

Giã em ở lại vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô
(hoặc: Anh về ngoài nớ, khó còn ra vô).

Đến năm 1975, người Sài Gòn cũng như các nơi quen gọi phần sót lại của ngôi chợ trên đường Nguyễn Huệ là chợ Cũ và chợ Bến Thành là chợ Mới hay chợ Sài Gòn. Sau năm 1975, chợ lần đầu tiên chính thức được đặt bảng tên chợ Bến Thành trước cổng chính (cổng Nam) và từ đó đến nay trở thành tên gọi phổ biến với mọi người.

Tại sao chính quyền thành phố Sài Gòn trong nhiều thời kỳ khác nhau lại không thực hiện một thao tác rất đơn giản, đó là đặt bảng hiệu là chợ Bến Thành cho phù hợp với thói quen gọi tên của người dân? Thử lý giải điều này, người viết thấy rằng có một chi tiết quan trọng, đó là ngôi chợ cũ được xây dựng vào năm 1860 trên đường Charner - nay là đường Nguyễn Huệ (và cả ngôi chợ mới được xây năm 1914 tại vị trí đầm Bồ-rệt) đều không được xây dựng trên nền chợ Bến Thành ban đầu. Có lẽ cũng chính vì thế mà chủ đầu tư xây dựng chưa bao giờ gọi cả hai ngôi chợ (cũ và mới) này là chợ Bến Thành.

Bí ẩn vị trí đầu tiên của chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành xuất hiện lần đầu tiên trong Gia Định thành thông chí, được Trịnh Hoài Đức miêu tả như sau: “Chợ Bến Thành - Phố, chợ, nhà cửa trù mật, ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang đón chở khách buôn ngoài biển lên bờ. Đầu phía bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thức hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền…”.

Về vị trí của ngòi Sa Ngư có hai giả thiết. Đa số các nhà nghiên cứu am hiểu về Sài Gòn xưa như Trần Văn Giàu, Nguyễn Đình Đầu, Sơn Nam đều cho rằng ngòi Sa Ngư là một (trong hai) đường nước song song dẫn từ sông Sài Gòn hiện nay vô thành Phiên An (thời kỳ đầu thuộc Pháp là kinh Chợ Vải, sau gọi là kinh Charner, hiện nay là đường Nguyễn Huệ). Từ đó, kết luận rằng chợ Bến Thành đầu tiên nằm từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có giả thiết thứ hai cho rằng chợ Bến Thành nằm hai bên cầu Thị Nghè với lập luận rằng ngòi Sa Ngư là rạch Văn Thánh hiện nay. Cả hai đều có những chứng cứ, lập luận đáng tin cậy về vị trí chợ Bến Thành ban đầu.

Mặt tiền chợ Bến Thành trước năm 1975 không hề có bảng tên chợ - Ảnh tư liệu.

Số phận chợ Bến Thành sau cuộc thảm sát

Cuộc thảm sát những người liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi vào năm 1835 mang tính hủy diệt lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Đến mức Trương Vĩnh Ký trong Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs (Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận) xuất bản sau đó 60 năm phải đau đớn thốt lên bằng tiếng Latin trong bài viết toàn tiếng Pháp: Vae victic (Khốn cho kẻ chiến bại).

Có những số liệu khác nhau về số người bị giết sau cuộc nổi dậy thất bại này. Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược ghi 1.831 người, Nguyễn Phan Quang căn cứ vào những bản mật tấu nói 1.284 người, Trương Vĩnh Ký trong Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận nói 1.137 người. Nhưng dù con số nào thì có lẽ những người trong và ngoài thành Gia Định còn sống sau cuộc hãm thành đều đã bị giết sạch (thành Gia Định hiện nay là phạm vi bốn con đường: Lê Thánh Tôn - cổng chính thành, Tôn Đức Thắng - Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu và Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Cũng theo Trương Vĩnh Ký thì những người buôn bán lẫn khách hàng thường đi chợ Bến Thành (vốn cách thành khoảng hơn 600m) chắc chắn đã bị “hành hình tức khắc”. Đại Nam chính biên liệt truyện cũng có miêu tả sự kiện thảm sát này: “Bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái, trong và ngoài thành (Gia Định - thành Quy) vài dặm (đều) chém ngay không xét xử (biền tru), rồi đào một hố to vất thây lấp đất (...)”.

Dĩ nhiên, số phận của chợ Bến Thành đầu tiên được Trịnh Hoài Đức mô tả trong Gia Định thành thông chí (viết trước đó khoảng 20 năm) cũng vì thế mà bị xóa sạch vết tích sau cơn bão lửa binh đao này.

Theo Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

‘Hạnh phúc tuổi trẻ’ - Những lá thư Krishnamurti gửi bạn trẻ

Trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay, nhiều người trẻ đang mắc kẹt trong cuộc chạy đua điên cuồng: không ngừng tìm kiếm thành công, tình yêu, sự an toàn, thấu hiểu, tự do... Nhưng nghịch lý là, càng tìm kiếm, họ càng xa rời chính mình.
4

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Đừng che giấu cảm xúc bằng hai chữ “Ổn mà”

“Ổn mà” – hai chữ ngắn ngủi nhưng lại là câu trả lời phổ biến nhất trong những khoảnh khắc ta cảm thấy tệ nhất.
5

Quên hôm qua, sống cho ngày mai: Học cách tha thứ, món quà bạn có thể tặng cho chính mình

Tha thứ – nghe thì nhẹ tênh, nhưng mấy ai làm được dễ dàng? Bởi khi lòng mình còn đau, còn tổn thương, thì làm sao có thể dễ dàng bỏ qua cho ai đó đã từng làm mình rơi nước mắt?

Đường đến tự do - Đừng đọc cuốn sách này nếu bạn chưa sẵn sàng hướng tới mục tiêu tự do tài chính

Một trong những câu nói đắt giá nhất trong cuốn sách là: “Tự do tài chính không phải là một số tiền, mà là một trạng thái tâm trí.”

Muôn kiếp nhân sinh 2 - Khổ đau của chúng ta là kết quả của những gì ta đã gây cho người khác

Sợi dây nhân quả vô cùng phức tạp nhưng nghiệp quả dù nặng đến đâu vẫn có thể giảm bớt nhờ sự hiểu biết, phát triển tình thương.

Nhân duyên mèo định – Qua rồi thời quẹt Tinder, hãy để chú mèo kết duyên cho bạn

Không cần một ứng dụng hẹn hò nào cả, chú mèo MacGyver vẫn có thể xe chỉ luồn kim, đi tìm một nửa hoàn hảo cho cô chủ của mình. Liệu bạn có muốn sở hữu một chú mèo như thế?

Ba bài học lớn từ Krishnamurti về 'Tự do đầu tiên và cuối cùng'

"Tự do đầu tiên và cuối cùng" là một cuốn sách trừu tượng và cần phải suy nghĩ, chắc chắn không dành cho hầu hết mọi người. Krishnamurti quan tâm nhiều hơn đến việc thể hiện những trải nghiệm của mình, điều mà đôi khi có thể khá khó hiểu.

'Cởi trói linh hồn' dẫn đến 'con đường hạnh phúc vô điều kiện'

“Cởi trói linh hồn” không chỉ là sự chiêm nghiệm của một nhà nghiên cứu lão làng mà còn là “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa dẫn đến “sự tự do tuyệt đối”.

Dám tha thứ - Thù hận không phải vì giận dữ mà sợ bị tổn thương lần nữa

Chúng ta nghĩ rằng nổi giận là cách duy nhất giúp ta có được cảm giác an toàn. Vì thế, chúng ta không thể từ bỏ giận dữ và thù hận. Giận dữ và thù hận là tín hiệu báo chúng ta biết rằng chưa đủ an toàn để tha thứ.

Những khoảng lặng cuộc sống - Chiếc đàn piano màu gụ đỏ

20 năm sau tôi mới có cơ hội trở lại Missouri và ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Bất chợt, tôi nghe được tiếng đàn piano rất hay do một cô gái xinh đẹp chơi.

Chủ nghĩa Khắc kỷ - Sống mạnh mẽ như thép được tôi luyện

Các bậc thầy khắc kỷ ngủ trên giường cứng, phơi mình trong lạnh giá và đói khát để luyện khả năng chịu đựng. Con người hiện đại có thể học được gì từ lối sống “hành xác” này?

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Suy ngẫm - VV - 11/07/2025 13:00
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Nhờ phim Sex Education mà tôi kịp bình tĩnh khi phát hiện kho tàng nhạy cảm của con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/07/2025 12:00
Con trai tôi đã khen bố mẹ văn minh và tinh tế.

Tra cứu mã vùng điện thoại cố định của 34 tỉnh thành

Kỹ năng - PT - 11/07/2025 11:00
Theo đó, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố không thay đổi. Các quy định về định tuyến, quay số và tính cước giữ nguyên như hiện hành.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 11/07/2025