Đến Paris gặp sử gia Sài Gòn

09/12/2019 18:00
Đến Paris gặp sử gia Sài Gòn

Tòa nhà trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) nằm trong một dãy phố hiền hòa, cách quảng trường Trocadero và tháp Eiffel nhộn nhịp không xa.

Tôi bấm chuông, cửa tự động mở, và rồi kho tàng tư liệu Đông Dương đồ sộ hiện ra. Ở đó, có một ông cụ Việt Nam - áo dài đen, khăn đóng xưa, nét mặt cương nghị, đang chờ tôi, một trò nhỏ hậu sanh học sử.

Ông cụ ở Sài Gòn đến Paris từ ngày xửa ngày xưa. Khi ấy ông mới 26 tuổi, làm phiên dịch trong sứ bộ Phan Thanh Giản đi Pháp năm 1863. Từ Paris, ông đi tiếp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý, những xứ sở đang vùn vụt công nghiệp hóa. Cuối thế kỷ XIX, rất hiếm người Việt Nam như ông có dịp “đi một ngày đàng học một sàng khôn” ở nhiều nước phương Tây tân tiến.

Khi giã biệt cuộc đời ở tuổi 61 tại ngôi nhà nhỏ ở Chợ Quán, gia tài ông để lại là hơn 100 đầu sách đã xuất bản, cùng nhiều di cảo chưa công bố. Thật thán phục, kho tác phẩm của ông có đủ loại “châu báu”: từ điển, bài giảng, sách biên khảo, ký sự, sách sưu tầm và hiệu đính, thơ ca… Rất tiếc bể dâu và binh lửa trên đất Việt đã khiến gia tài của ông lưu lạc nhiều nơi trong nước và hải ngoại. Trong đó, trên đất Pháp, ở các thư viện nghiên cứu lâu đời và gia đình con cháu ông, may mắn lưu giữ được ít nhiều tác phẩm - mang tên tác giả Petrus Trương Vĩnh Ký. Người đời quen gọi ông bằng cái tên vắn tắt, thân mật là Petrus Ký hay Petrus. Năm trước, tôi gặp ông qua những trang vi phim Gia Định Báo tại Thư viện quốc gia Pháp. Năm nay, tại EFEO, những trang sử Việt của ông đã mở lối cho tôi tìm về một cách chép sử, lưu truyền quá khứ dân tộc một cách độc đáo.

Dạy sử từ sách tập đọc

Bạn có nhớ quyển sách tập đọc đầu tiên trong đời mình? Cách đây 10 năm, tôi được một người bạn tặng quyển tập đọc “vỡ lòng” của thế hệ 6X ở Sài Gòn. Trên bìa sách có hình con cóc ôm cặp đi học, đôi mắt to thô lố, miệng cười toe toét, dưới chiếc lá sen che ngang như một chiếc nón yêu kiều. Ôi chao, đó chính là quyển sách đầu đời của tôi ở trường mẫu giáo! Và giờ đây, thật bất ngờ, tại EFEO, tôi lại được cầm trên tay quyển sách tập đọc vỡ lòng của thế hệ ông nội tôi. Quyển sách mang tên Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca, in năm 1884, do Petrus Ký biên soạn.

Nhà giáo Petrus Ký thời trẻ (áo dài khăn đóng) cùng đồng nghiệp, bè bạn nước ngoài (ảnh tư liệu)

Sách chỉ có 36 trang, khổ nhỏ hơn A4 nhưng mỗi trang đầy ắp từ vựng, thơ lục bát và cả văn xuôi. Phần nửa trên của mỗi trang, tác giả dạy người học làm quen ngữ nghĩa của 8 câu, trong đó mỗi câu là 4 từ đơn, dễ đọc dễ thuộc (giống sách học chữ Hán - Tam tự kinh). Mỗi chữ quốc ngữ, đều đi kèm chữ Hán và chữ Pháp đồng nghĩa. Chẳng hạn Đất đi kèm Địa (chữ Hán) và Terre (chữ Pháp). Như vậy, sách dạy cùng lúc quốc ngữ và ngoại ngữ, một cách làm rất mới mẻ thời ấy và xem ra vẫn có thể áp dụng cho sách giáo khoa đời nay! Song, điều lý thú hơn cả, phần nửa dưới mỗi trang là một đoạn thơ lục bát kèm một đoạn văn xuôi ngắn.

Đây là phần bài đọc có các từ đã dạy ở phần trên, tuy nhiên, thật ngạc nhiên tác giả đã lồng vào kiến thức lịch sử chứ không phải các câu viết thông thường. Trong 18 trang đầu tiên, đoạn thơ và văn xuôi nhắc đến các điển tích Tàu (Nghiêu Thuấn, Tam Quốc, Hán, Minh, Thanh) vốn quen thuộc với người dân thuở ấy qua hát bội và truyện Tàu. Sang 18 trang kế tiếp, lại hoàn toàn là chuyện sử ta, bắt đầu từ “Hồng Bàng thị” đến Đinh, Lê, Lý, Trần và các thời đại sau. Tất cả đều rất ngắn gọn mà vẫn gói ghém được những điều tiêu biểu cần ghi nhớ cho mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc. Ngoài ra, tác giả còn dùng thơ lục bát và đoản văn để nêu các giá trị cốt lõi của văn hóa, phong tục, lễ nghĩa, văn chương nước Việt.

Hãy nghe lời thơ mộc mạc của Petrus Ký, rất giống phong cách truyện thơ Lục Vân Tiên:

Thờ vua thì lấy chữ trung
Thờ cha thì lấy một lòng hiếu ti
Vợ chồng đạo vẹn xướng tùy
Anh em kính thuận nhà thì vui sao!

Chú ý, vua thời xưa là biểu tượng cho đất nước. Lạ thay, vào thời điểm nước Việt đã bị mất vào tay thực dân mà Petrus Ký - ngay trong sách dạy tập đọc, vẫn nhắc đến vua, nhắc đến những cuộc quật khởi chống ngoại xâm trong sử Việt. Phải chăng, đó chính là một loại phản kháng thầm lặng, kêu gọi người dân không quên nguồn gốc và sự nghiệp bất khuất của ông cha?

Đưa sử quốc gia và địa phương vào sách giáo khoa

EFEO và Thư viện quốc gia Pháp còn lưu giữ môt quyển sách “lạ lùng” khác của Petrus, mang cái tên xưa: Dư đồ thuyết lược, in năm 1887. Đây không phải là sách thuyết giáo tư tưởng mà là sách giáo khoa sử địa. Vào thời kỳ chưa có máy bay và hiếm hoi tàu biển, quyển sách này với 5 chương và 113 trang, đã trở thành tấm “thảm thần” đưa người học đi vòng quanh năm châu, bốn biển. Và sau đấy, trở về với toàn cảnh đất nước và lịch sử Việt Nam. Khi lật từng trang sách, tôi thấy hiện ra hình ảnh những học sinh tóc còn để chỏm (và cả những thầy giáo làng chưa bước chân ra phố) ngỡ ngàng tìm đến đường chân trời, các cực, kinh tuyến, vĩ tuyến, lục địa và đại dương. Và rồi, ra với các châu lục và quốc gia xa gần.

Sách Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca tại thư viện EFEO (chụp ngày 25.9.2019)

Đó hoàn toàn là những kiến thức mới lạ cho người Việt thế kỷ XIX. Không ngờ những thuật ngữ khoa học về địa lý, thiên văn, hải dương học trong tiếng Pháp hay tiếng Latin, lại được Petrus chuyển sang tiếng thuần Việt và Hán Việt, một cách nhuần nhuyễn và dễ nhớ. Hãy xem thời đó, Petrus đã gọi Bốn phương trời (4 Points Cardinaux) thay vì Tứ phương, gọi Trái đất (Globes) thay vì Địa cầu, gọi Biển cả (Océan) thay vì Đại dương. Ông ghi âm Hán việt từ Europe là Âu-La-ba (châu Âu), Amérique là A-Mĩ-Lợi-Gia (châu Mỹ), Océnia là Úc-Đại-Lợi-A (châu Úc).

Càng bất ngờ hơn, khi tác giả dành 3/5 các chương sách còn lại cho các kiến thức căn bản về sử địa Việt Nam. Trong đó, phần lịch sử được tác giả trình bày theo dạng hỏi - đáp rất hiệu quả và hiện đại. Qua đấy, tác giả giới thiệu vắn tắt lịch sử Việt Nam theo trình tự thời gian, bắt đầu từ Kinh Dương Vương và 18 đời Hùng Vương đến thời kỳ vua Minh Mạng. Tác giả còn liệt kê đầy đủ các quốc hiệu của nước Việt từ Xích Quỷ, Văn Lang đến Đại Việt, Đại Nam. Chỉ lướt qua tên nước không thôi, người học có thể cảm nhận lịch sử hào hùng của cha ông và ngậm ngùi, luyến tiếc, nghĩ đến ngày phải khôi phục nền độc lập!

Kế đến, tác giả có hẳn một chương giới thiệu lịch sử mở mang đất Nam kỳ. Điều này thể hiện một quan điểm rất cách tân rằng người học sử không chỉ biết lịch sử nhân loại, lịch sử quốc gia mà còn phải hiểu lịch sử địa phương. Than ôi, ngay cả nhà trường Việt Nam hiện tại cũng chưa chú trọng phần lịch sử quan trọng này. Trong khi ấy, Petrus Ký đã viết rất kỹ lưỡng về sự ra đời và biến đổi của các đơn vị hành chính từ trấn đến phủ và tỉnh của Nam kỳ - từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Kèm theo đó là hệ thống các chức vụ quan lại. Các thông tin này cho thấy người Việt Nam đã dày công xây đắp và quản trị hiệu quả miền đất mới như thế nào, trước khi Pháp xâm chiếm.

Khi qua phần “Tân trào” (chính quyền thực dân), Petrus lại tiếp tục ghi chép chi tiết bộ máy hành chính mới bao gồm các sở nha ở các tỉnh thành (trong đó, có Soái phủ Lại Bộ Thượng Thơ - cái tên giải thích vì sao tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng - quận 1, TP.HCM bao đời nay được người dân gọi là “Dinh Thượng Thơ”). Cả hai đều là phần tư liệu quý báu để người đời sau hiểu về sự ra đời của Sài Gòn và miền đất phương Nam.

Mặt khác, càng quý báu hơn nữa, Petrus đã ghi lại tỉ mỉ các tên sông núi, cửa biển, cù lao, thổ sản, thảo mộc, cầm thú... từ Đồng Nai đến Cà Mau. Trong chương cuối của sách, Petrus đưa người học đi tiếp từ Bình Thuận, Nha Trang ra đến Lạng Sơn, Cao Bằng. Đến đâu người học cũng được tác giả chỉ cho sự biến đổi tên gọi địa phương và kiến thức về địa thế, dân số, ruộng đất, tài nguyên của từng tỉnh thành. Xem đến đây, tôi tự hỏi, vì sao trong lúc đất nước bị thực dân Pháp chia ba, mỗi miền có một thể chế khác nhau nhưng Petrus Ký vẫn dạy học sinh về một nước Việt Nam liền lạc và thống nhất từ trong địa lý đến lịch sử? Phải chăng ngay trong sách giáo khoa, Petrus Ký đã thể hiện lòng yêu nước thầm lặng và tìm cách lan tỏa khôn khéo vào đông đảo người dân, nhất là thế hệ trẻ?

Một số tác phẩm sử học của Petrus Ký được in lại thời nay

Từ 1865 - 1898, phần lớn cuộc đời Petrus Ký dành cho dạy học và biên khảo. Ông dạy ở trường Thông ngôn, sau đó là trường Sư phạm rồi trường Hậu bổ (trường dạy làm quan). Ông nghiên cứu và viết giáo trình, viết sách về nhiều lĩnh vực như văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, thi ca, nông nghiệp. Đặc biệt, các tác phẩm sử học của Petrus rất đa dạng, thể hiện qua nhiều hình thức như giáo trình ghi chép và diễn giải các sách sử xưa, sưu tầm các truyện tích xưa, bài ca dân gian, khảo sát cây trái, tài nguyên đất nước, bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp. Các giáo trình của Petrus về lịch sử Việt Nam, lịch sử Sài Gòn được biên soạn bằng tiếng Pháp nhưng qua lời tựa bằng tiếng Việt, người đời sau có thể hiểu đối tượng đọc sách chính là người Việt - các nhà giáo hay quan chức sau này.

Đối với học trò ABC và tiểu học cũng như người dân thường thì sách sử của Petrus đều viết bằng chữ quốc ngữ với nhiều dạng như sách tập đọc, sách tham khảo, lịch sử diễn ca, chuyện xưa tích cũ... Những người từng học chữ quốc ngữ và học sử địa Việt Nam qua các sách của Petrus Ký, ngay trong nhà trường thuộc địa, hẳn không thể quên quê hương và nòi giống. Chính họ là thế hệ vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XX hưởng ứng phong trào Duy Tân và Đông Du - chấn hưng dân trí, xuất dương đi học làm cách mạng. Đó cũng là các thế hệ phấn khích với các cuộc khởi nghĩa vua Duy Tân, Thái Nguyên, Yên Bái và các đảng phái yêu nước trong các thập niên sau.

* * *

Rời thư viện EFEO, tôi như vẫn thấy nụ cười hiền từ và đôi mắt trầm mặc của ông phảng phất trong ánh nắng chiều thu Paris dịu ngọt. Người đời sau từng tôn vinh Petrus Ký là nhà văn, nhà báo, nhà ngôn ngữ - tiên phong quảng bá và phát huy giá trị văn hóa Việt. Nhưng giờ đây, tôi hiểu Petrus Ký trong hoàn cảnh vong quốc, còn là người dạy và chép sử - tiên phong khơi dậy lòng yêu nước. Hơn hai mươi năm sau khi Petrus mất (1898), đã có những sử gia hiện đại như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Hoa Bằng... nối tiếp con đường của ông. Chữ tài liền với chữ tai một vần - định mệnh hay là những suy nghĩ hẹp hòi, thiên kiến đã làm cho những người tài như Petrus vẫn còn lận đận với miệng lưỡi thế gian đến tận bây giờ?

Tượng Petrus Ký tại nhà mồ của ông góc Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng (quận 5, TP.HCM). Nhà thờ và mộ Petrus Ký vẫn do gia đình giữ gìn. Khu vực này rất cần được coi là di sản kiến trúc và nhân vật văn hóa. Rất nên làm nhà lưu niệm và thư viện lưu giữ tài liệu của Petrus Ký tại đây. Ảnh: Phúc Tiến

Một số sách liên quan sử địa do Petrus Trương Vĩnh Ký viết hay biên dịch và hiệu đính đã xuất bản

1865: Ghi chép về dòng họ Nguyễn Phước
1866: Chuyện đời xưa
1875: Ghi chép về tàu thuyền An Nam, Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ, Giáo trình lịch sử An Nam, Giáo trình địa lý tổng quát Đông Dương, Đại Nam Cuốc sử ký diễn ca
1875: Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi
1882: Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, Gia Định thất thủ vịnh, Kim Gia Định phong cảnh vịnh
1883: Hịch con quạ, Phép lịch sự An Nam
1884: Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca
1885: Ký ức lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận
1887: Ước lược truyện tích nước Nam, Dư đồ thuyết lược
1889: Đại Nam tam thập nhứt tĩnh địa đồ
Ngoài ra còn có Sử ký Đại Nam Việt Quốc triều in năm 1885, không ghi tên tác giả, có khả năng do ông biên soạn.

(Nguồn: thống kê của bà Phạm Lệ Hương, Việt Việt học, 2019)

Bài và ảnh: Phúc Tiến/Người Đô Thị
Paris - Sài Gòn, 9 - 10.2019


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

[PRE-ORDER] Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau

“Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau”. Cuốn sách là sự tiếp nối những lời giảng sâu sắc của thầy Thích Pháp Hòa, mở ra hành trình mới giúp độc giả tìm thấy tự do và an lạc trong cuộc sống.
2

Đôi điều cần suy ngẫm - J.Krishnamurti: “Hạnh phúc không xuất hiện khi bạn tìm kiếm nó”

Như một vòng tròn luẩn quẩn, hầu hết chúng ta đều không ngừng đi tìm kiếm hạnh phúc thông qua vô vàn sự thay đổi ở mỗi giai đoạn tuổi tác của chúng ta.
3

Biến tiềm năng thành tài năng - Ông Hoàng Nam Tiến: Nghĩ không cũ về những điều không mới

Biến tiềm năng thành tài năng (Hidden Potentinal) là tác phẩm mới nhất của Adam Grant. Với tôi, mỗi tác phẩm của ông là một cuộc đối thoại về cách tư duy, phát triển con người đầy khác biệt và thú vị.  
4

Miền đất hứa - 15 trích dẫn của Barack Obama về một nước Mỹ lý tưởng mà ông muốn

15 trích dẫn thể hiện lý tưởng của Barack Obama về một nước Mỹ mà ông muốn hướng tới, và theo ông cuốn sách này là dành cho những người trẻ tuổi với lời mời gây dựng lại một nước Mỹ sánh ngang với tất cả những gì tốt đẹp nhất...
5

Ai cũng có “đứa trẻ tổn thương bên trong” cần được chữa lành

Nhiều người nghĩ mình cá biệt khi cảm nhận bên trong có “một đứa trẻ” cần được vỗ về. Tuy nhiên, bạn không đơn độc. Những tổn thương từ thuở ấu thơ luôn tồn tại bên trong mỗi người, kể cả các ngôi sao lớn cũng không ngoại lệ.

Khuyến học - Vì sao Hoa hậu Mai Phương Thúy nói tuổi trẻ ‘nên sống điên rồ hơn một chút’?

Là một đại sứ truyền cảm hứng của Hành trình Từ Trái Tim, Hoa hậu Mai Phương Thúy thấm nhuần các giá trị từ những cuốn sách mà Trung Nguyên Legend đem tặng thế hệ trẻ cả nước. Bài viết dưới đây sẽ lý giải cho câu nói của cô trong một lần tặng sách đầy ý nghĩa cùng Hành trình.

Sách mới dành cho sinh viên “Bước ra thế giới”

Theo công ty phân tích Gartner, đến năm 2020, sẽ có trên 26 tỉ thiết bị được kết nối, có thể “nói chuyện” với nhau và tạo ra “mạng lưới khổng lồ các vật được kết nối”. Mối quan hệ giữa con người và các thiết bị này, giữa các thiết bị với các thiết bị, sẽ thay đổi hoàn toàn bản chất của công việc và xã hội.

Binh Pháp Tôn Tử trong kinh doanh - Bài 2: Dùng binh pháp Tôn Tử để hiểu rõ đối thủ là yếu tố quyết định sự thành bại

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, mức độ hiểu biết về đối thủ là yếu tố quyết định sự thành bại. Hiểu rõ ưu nhược điểm và thực trạng của doanh nghiệp mình là điều cơ bản, nhưng dù hiểu rõ nhất về bản thân cũng chỉ mới giải được một nửa phương trình.

Giáo dục không la mắng: Hãy tạo ra những đứa trẻ tự do, hồn nhiên và tinh nghịch

Bố mẹ đừng đặt nặng vấn đề thành công hay thất bại của trẻ mà hãy vui mừng vì con có can đảm chọn con đường riêng, dù gian nan thế nào.

Tăng trưởng thần tốc chính là kim chỉ nam bạn cần: Bill Gates viết lời tựa, COO của Facebook khuyên đọc

Tiết lộ bí quyết siêu tăng trưởng của các công ty như Amazon, Google, Alibaba, Tencent Netflix và Zara…, “Tăng trưởng thần tốc” (blitzscaling) là cuốn sách không thể bỏ qua với bất kỳ doanh nhân, nhà sáng lập nào.

Bài 1: Sức mạnh cho doanh nghiệp nhỏ khi áp dụng Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh

Chúng ta thường áp quan điểm của mình vào mọi việc. Những gì chúng ta nói và làm đều mang tính tự sự. Nếu muốn thì bạn có thể đọc Binh pháp để chiến thắng và thanh thản. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc để gây hấn.

Lựa chọn tối ưu thứ 3 - kỳ 2: Hôn nhân muốn bền vững cần biết cách hợp lực và gần gũi

Gia đình có lẽ là một biểu hiện tối cao của sự hợp lực. Luôn tồn tại phép màu trong các kết nối gần gũi và mang tính chuyển đổi xảy ra với mỗi cuộc hôn nhân. Và mỗi đứa trẻ đến với thế giới này chính là một Lựa chọn tối ưu thứ 3. Đứa trẻ mới sinh chính là sinh vật có khả năng hợp lực mạnh nhất trong tất cả.

Sức mạnh của sự tử tế - Bạn có được điều kỳ diệu nếu sống tử tế với tất cả mọi người

Một hành động tử tế nhỏ bé có thể tạo ra sự khác biệt lớn lao cho cả cuộc đời

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024