Đặt tên đường: Định kiến ngoại vi chỉ làm nghèo văn hóa

03/12/2019 07:47
Đặt tên đường: Định kiến ngoại vi chỉ làm nghèo văn hóa

Lấy danh nhân lịch sử đặt tên đường trong thời hiện đại, đã đến lúc cần đặt yếu tố văn hóa lên trên những định kiến khác. Qua rồi thời kỳ các tên đường, tên xóm, tên ngõ, tên phố cũng phải gánh lấy trọng trách tuyên truyền, thậm chí áp đặt tinh thần chính trị đối với cộng đồng.

Đơn kiến nghị của 12 nhà nghiên cứu văn hóa gửi lên chính quyền Đà Nẵng phản đối việc thành phố này dự định lấy tên hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes làm tên đường chung quy vì hai ông có “đi lại” với chính quyền thực dân. “Nâng quan điểm” nhất, có lẽ là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế. Ông cho rằng: “Chữ quốc ngữ tạo ra không nhắm phát triển dân tộc ta mà là công cụ xâm lăng” (Tất nhiên, ông Xuân vẫn đang dùng chữ quốc ngữ cho các “nghiên cứu” của mình!).

Cũng như ông Xuân, những người tham gia vào bản kiến nghị đã tin rằng hai vị giáo sĩ mắc cái tội lớn với dân tộc Việt Nam, từ đó, khỏa lấp luôn những giá trị mà họ cống hiến cho lịch sử văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.

Từ trái: Giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes. Ảnh: TL

Kiểu lập luận trên thực ra không mới; nó cho thấy một kiểu tiếp cận lịch sử ấu trĩ vẫn phổ biến trong giới cán bộ văn hóa hay những nhà nghiên cứu phải đạo. Nhưng nó gây phản ứng trong dư luận, học giới tiến bộ là bởi vì ít ai nghĩ rằng, thứ luận điệu hẹp hòi và chất đầy định kiến ngoại vi văn hóa đó vẫn có cơ hội tồn tại và ra sức chi phối đến văn hóa cộng đồng trong một bối cảnh văn hóa cởi mở, trong một khoảng lùi thời gian đủ để nhìn nhận và soi xét những nhân vật, hiện tượng văn hóa một cách khách quan, bao dung và phổ quát.

Lịch sử hiện đại Việt Nam trải qua nhiều khúc quanh. Lịch sử văn hóa, theo đó, cũng nhiều thăng trầm biến đổi. Những “khúc mắc” tiểu sử của các nhân vật, hiện tượng văn hóa qua một góc nhìn độc đoán cần được bỏ qua để hướng đến một chiều kích khoa học, thấu hiểu bối cảnh lịch sử để có thể tiếp nhận những đóng góp, cống hiến, tinh hoa, làm giàu cho gia tài văn hóa nói chung. Không nên neo buộc mọi thứ vào một thước đo quan điểm chính trị hay ý thức hệ cũ kỹ.

Nhìn lại, trong thời chiến và thời đầu hòa bình, vì nhiều lý do, những định kiến chính trị đã được lấy ra áp đặt trong cuộc sống, thậm chí, định giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật. Một chế độ mới hình thành thì lập tức tái lập các tên đường theo tên anh hùng mà họ coi “có công với chế độ mình”. Thậm chí điều này cũng dẫn đến chuyện họ không chỉ xóa những tên đường cũ của thời kỳ trước đó mà còn xóa luôn cả tên tuổi tiền nhân trên những địa danh đã đi vào ký ức tập thể của cư dân, để thay bằng tên các anh hùng gọi là “có công với đất nước, với dân tộc” (theo cách nói mới đây của ông Nguyễn Đắc Xuân) nhưng xa lạ với cộng đồng.

Vì thế, trên các đô thị miền Nam sau 1975, nhiều con đường mang tên một số vị vua triều Nguyễn đã bị thay tên chỉ đơn giản là cả một triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam đã bị những nhà “ngự sử mới” “kết án” là có tội với lịch sử dân tộc. Và qua thời gian, bằng những nỗ lực của các thế hệ nghiên cứu về sau, chúng ta đang thấy phát lộ một không gian văn hóa nhà Nguyễn rộng lớn, bao trùm hơn, bản chất hơn và khách quan hơn. Những diễn dịch văn hóa nhân danh ý thức hệ trước đây dẫn đến những báng bổ tiền nhân, vội vã xóa dấu ký ức là ấu trĩ, không đáng có.

Mặc dù Nghị định 91/2005/NĐ-CP về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng có nêu: “Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng”. Nhưng nhìn rộng ra bối cảnh văn hóa đa phương hôm nay, có thể thấy cái quy định này đang là lá bùa cho những “ngự sử độc đoán” vin vào để nuôi dưỡng, triển khai thứ định kiến lạc hậu, làm nghèo văn hóa. Những con đường được đặt tên theo “quan điểm lập trường” và cũng vì quan điểm lập trường mà người ta sẵn sàng loại đi yếu tố quan trọng và lớn lao hơn: âm vang của lịch sử và gắn bó với tâm thức cộng đồng. Điều này cũng là dẫn chứng cho thấy một chủ trương, tư duy lệch lạc sẽ góp phần cắt khúc lịch sử. Một lịch sử không liền lạc là một lịch sử nông cạn và thiếu sức sống, tẻ nhạt và không đáng lưu tâm.

Không chỉ vấn đề đặt tên đường mà cái nhìn về vốn liếng văn hóa đất nước nói chung, đang đứng trước nguy cơ bị khiếm khuyết nếu tiếp tục được quản lý hay cố vấn bởi thứ tư duy thiển cận, không có trước có sau. Chuyện ông nhạc sĩ công chức văn hóa thời nay của TP.HCM lên tiếng chỉ trích dòng nhạc được sinh ra và có sức sống trong văn hóa đô thị Sài Gòn là một dẫn chứng mới nhất.

Hơn bao giờ hết, không chỉ việc đặt tên đường mà các hiện tượng văn hóa nói chung cần được trả về cho không gian văn hóa, đừng nên diễn dịch, đo lường bằng những yếu tố ngoại vi!

Nguyễn Vĩnh Nguyên/ Người Đô Thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Những cuốn sách và tháp chuông

Về mặt lịch sử, tâm hồn của một ngôi làng miền bắc nước Nga là nhà thờ và thư viện. Giờ đây, cả hai lâm vào cảnh cực kỳ nguy hiểm.

Vụ phản đối đặt tên đường: Suy nghĩ về một bản kiến nghị

Đó là bản kiến nghị của mười hai nhà học giả, khoa bảng có tiếng gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng phản đối đặt tên đường Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes.

Đà Nẵng: Triển lãm ‘Câu chuyện bên bờ sông’

Triển lãm “Câu chuyện bên bờ sông” là một phần trong kết quả của dự án nghiên cứu "Di sản nghề chài và cuộc sống mưu sinh tại Đà Nẵng” do GS. Graeme Were làm chủ nhiệm đề tài.

Nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Anh Biên qua đời ở tuổi 83

Mới đây, đạo diễn Trần Lực đã thông báo nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Anh Biên đã từ trần lúc 5 giờ ngày 26.11, hưởng thọ 83 tuổi.

Những ai kiến nghị Đà Nẵng không đặt tên đường 'ông tổ' chữ Quốc ngữ?

Ngoài PGS.TS Lê Cung đến từ Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế, còn có 11 người khác tham gia ký tên vào bản kiến nghị gửi lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 "ông tổ" chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina.

NTK Việt lên tiếng phản đối mạnh mẽ khi Trung Quốc mạo nhận mẫu áo dài Việt

Mới đây, một bộ sưu tập của nhà thiết kế Trung Quốc trông y chang áo dài của Việt Nam và công chúng Việt tỏ rõ sự phẫn nộ về vấn đề này.

Áo dài Việt Nam xuất hiện trong bộ sưu tập của NTK Trung Quốc?

Áo dài, vốn được xem như đặc sản của Việt Nam, vừa xuất hiện trong một bộ sưu tập của nhà thiết kế Trung Quốc.

'Dạ cổ hoài lang' qua 100 năm vẫn vang trong lòng người Nam Bộ

Tỉnh Bạc Liêu tổ chức buổi tọa đàm “Bản Dạ cổ hoài lang - Góc nhìn người làm báo” chiều 19.11 tại khu tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu 2019.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024