Những cuốn sách và tháp chuông

01/12/2019 10:55
Những cuốn sách và tháp chuông

Về mặt lịch sử, tâm hồn của một ngôi làng miền bắc nước Nga là nhà thờ và thư viện. Giờ đây, cả hai lâm vào cảnh cực kỳ nguy hiểm.

Một cơn gió lạnh tháng 11 thổi những nắm tuyết ngang qua con đường khi một chiếc xe hơi Lada sendai chở đầy sách và người xóc nảy lên trong hành trình 160km từ thành phố Arkhangelsk thuộc miền bắc nước Nga đến một nhóm các ngôi làng nhỏ, hẻo lánh mà người địa phương gọi bằng cái tên chung Rato-Navolok.

Điểm dừng chân đầu tiên của hành trình này là làng nhỏ Pogost nằm bên bờ sông Yemtsa và, cụ thể hơn, nhà thờ Nikolskaya hoặc nhà thờ Saint Nicholas bằng gỗ có từ thế kỷ 18 xiêu vẹo. Bị rụng đầu, phủ đầy tuyết, và lệch khỏi nền móng một cách nguy hiểm, tòa nhà vẫn đẹp đang bên bờ vực biến mất mãi mãi.

Bên trong xe hơi, chất đầy những chồng sách, 4 người phụ nữ đang làm nhiệm vụ tự chỉ định để cứu lấy văn hóa miền Viễn Bắc Nga bị đe dọa - bằng cách làm việc để làm chậm lại tình trạng mục nát của di sản kiến trúc bằng gỗ độc đáo của Nga và, đồng thời, bằng cách mang sách cho những thư viện mà chúng là những không gian cộng đồng duy nhất dành cho người dân của khu vực.

“Đây là cách nó từng tồn tại”, Margarita Bayeva, người đứng đầu tổ chức tình nguyện phi chính phủ đặt trụ sở tại Moscow có tên gọi Verenitsa và là người hướng dẫn hành trình, giải thích về trung tâm truyền thống của ngôi làng miền bắc Nga.

“Bạn biết đó, cạnh nhà thờ là thư viện, và người quản lý thư viện thường là người làm việc năng động nhất để bảo vệ toàn bộ văn hóa của ngôi làng”, Bayeva kể. “Đó là nơi câu lạc bộ cộng đồng tọa lạc và là trạm cấp cứu, và ở một nơi nào đó gần đó có người quản lý thư viện và người trông nom nhà thờ”.

“Chúng tôi không thể sống thiếu sách”, cô trần tình, những lời lẽ của cô để lộ sự thật rằng cô là giáo viên văn chương Nga. “Sách làm thành không gian văn hóa chung của chúng tôi. Đất nước của chúng tôi không thể tồn tại mà không có văn hóa đọc”.

Cả hai lý do mà những người tình nguyện Verenitsa đề cập đến rất đáng lo. Theo một cuộc khảo sát của chính phủ vào năm 2010, khoảng 36.700 ngôi làng ở Nga có 10 hoặc ít hơn 10 cư dân. Ở khu vực Arkhangelsk, số những ngôi làng đông dân giảm từ 24.000 người vào năm 1930 xuống còn chưa đến 13.000 người vào năm 2002. Tỉ lệ sinh đẻ và tình trạng thiếu cơ hội kinh tế ở những ngôi làng hẻo lánh của Nga là những thủ phạm chính đằng sau sự sụt giảm dân số.

Song song đó, di sản kiến trúc bằng gỗ độc đáo của Nga - không chỉ các nhà thờ - thường xuyên bị biến mất - bị bỏ bê, thiên tai, cháy, và đôi khi do sự phát triển vô nguyên tắc. Trong 8.899 địa danh kiến trúc cổ bằng gỗ được các chuyên gia phân loại trên cả nước, chỉ có 8% nhận được sự bảo vệ của liên bang và nhiều địa danh trong số này, sự bảo vệ chỉ mang danh nghĩa.

Vào tháng 8.2018, không dưới 8 ví dụ về kiến trúc bằng gỗ lịch sử đã cháy chỉ trong 1 tháng, bao gồm nhà thờ nổi tiếng thế giới Uspenskaya, hoặc nhà thờ Assumption, gần thành phố Kondopoga, ở Cộng hòa Karelia với phía tây giáp Arkhangelsk.

Những người tình nguyện cố gắng hết mình để cứu vãn một số công trình kiến trúc đã xuống cấp

Hầu hết những hành trình của Verenitsa được thực hiện vào mùa hè, khi thời tiết và những ngày dài tạo điều kiện thuận lợi cho công việc. Nhưng vào những tháng mùa đông, nhóm cử các kiến trúc sư tình nguyện đến để kiểm tra các địa điểm.

Họ chụp hình, vẽ phác họa, đánh giá công trình cần thực hiện. Trong khi đó, những người tình nguyện khác cố gắng đặt lỗ xả nước và che phủ các cửa và cửa sổ để ngăn chặn thiên tai. Mục đích của họ rất khiêm tốn: làm chậm lại tình trạng mục nát của các tòa nhà với hy vọng rằng ngày nào đó, chính phủ, Giáo hội Chính thống giáo Nga, hoặc một vài thiên thần hộ mệnh khác sẽ xuất hiện với tiềm lực kinh tế cần thiết cho một giải pháp lâu dài hơn.

Trong chuyến đi lần này, kiến trúc sư khu vực Moscow Olga Zinina vẽ phác họa và lên danh sách chất liệu cần thiết cho Verenitsa nhằm khôi phục mái của nhà thờ trong mùa hè năm sau.

Đó chỉ là giọt nước trong đại dương. Gần nhà thờ Nikolskaya là nhà thờ bằng gỗ Petropavlovskaya, được đặt theo tên Thánh Peter và Thánh Paul, cũng cần được chăm sóc nhưng những người tình nguyện bỏ qua trong chuyến đi lần này.

“Chúng tôi nghĩ về một số nhà thờ trong nhiều năm nhưng chúng tôi không thể ôm đồm”, Bayeva trình bày. “Mỗi một dự án rất tốn kém - chúng tôi cần một kiến trúc sư và ít nhất một nghệ nhân. Chúng tôi cần mua gỗ và nộp tất cả tài liệu cần thiết”.

“Thật là không phải khi một nhà thờ được cứu vãn và nhà thờ khác thì không”, cô cho biết thêm.

‘Chúng tôi cần cứu những người dân miền bắc’

Bayeva bắt đầu đến miền Viễn Bắc trong những dự án như thế từ những năm 1990.

“Hồi đó, chúng tôi không biết cách tổ chức hoạt động”, cô kể. “Chỉ có một vài người sửa chữa nhà thờ vào những năm 1990 và cuối cùng hoạt động đã tắt ngấm”.

Trong hơn 1 thập niên, Bayeva không đến khu vực. Nhưng vào năm 2009, cô nghe khu phức hợp nhà thờ độc đáo ở ngôi làng Kali thuộc khu vực Arkhangelsk đã bị cháy trụi vào tháng 4.2006.

“Tôi khiếp sợ”, cô nhớ lại. “Tôi nhớ tôi đã đứng đó và khóc nức nở. Tôi hiểu rằng tôi cần quay lại và làm cái gì đó cho kiến trúc bằng gỗ. Tôi liên lạc với hai người bạn và chúng tôi đến và bắt đầu làm việc lặng lẽ”.

Margarita Bayeva

Sáng kiến đó đã khiến Bayeva và những người bạn của cô thành lập Verenitsa vào năm 2013.

“Không có ai ngoài các kiến trúc sư và một vài nghệ nhân… được trả lương”, cô giải thích. “Tất cả các chuyến đi đều được lên kế hoạch trong những kỳ nghỉ lễ. Một số người thích đến miền nam trong ngày lễ, nhưng những người tình nguyện của chúng tôi lên đường đến miền bắc. Mỗi năm, số dự án đều tăng”.

Bayeva biết rằng người dân trong khu vực có thể nghi ngờ những người từ nơi khác đến, vì thế, cô cố gắng thiết lập các mối quan hệ với họ và yêu cầu họ cùng làm việc với Verenitsa. “Những người miền bắc có cuộc sống vất vả hơn”, cô kể. “Họ hiếm khi cười, dù họ có phần thân thiện hơn những người Nga khác. Chúng tôi cần giúp đỡ người miền bắc”.

Người dân ở đây đọc sách’

Trong khi kiến trúc sư Zinina đang làm việc tại nhà thờ, Bayeva đi về phía ngôi làng Gorka-Rudakovskaya để gặp người quản lý thư viện Valentina Minina. 4 ngày/tuần, 3 tiếng rưỡi/ngày, Minina mở cửa thư viện cho khoảng 100 người sống gần đó. Thư viện là dịch vụ công cộng duy nhất đối với họ.

“Người dân ở đây đọc sách”, cô tâm sự, “không nhiều như chúng tôi muốn, nhưng họ đến đây”.

Thư viện nằm trong một góc của ngôi trường 1 lầu của ngôi làng. Nó chia sẻ không gian với bảo tàng lịch sử địa phương, trưng bày các món đồ tạo tác được khai quật từ những kho và tầng gác mái gần đó cũng do Minina quản lý.

Cô cho biết khoảng 70 - 90 người/năm đến để đọc bộ sưu tập gồm 3.000 cuốn sách của thư viện.

“Chúng tôi không có đủ người”, cô thổ lộ. “Giới trẻ chỉ đến vào những ngày cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ để thăm cha mẹ. Họ đến thư viện nhưng hầu hết chỉ lấy sách cho con cái của họ”.

Minina biết ơn khi nhận sách của 20 trẻ em mà Bayeva đã tập hợp lại cho cô. Cô biết bạn đọc đầu tiên sẽ là một cậu bé địa phương tên Andrei, một người thích đọc sách nhưng không thể đi. Minina sẽ mang những cuốn sách đến tận nhà cho cậu bé.

Valentina Minina điều hành thư viện trong ngôi làng Gorka-Rudakovskaya

Bayeva không chỉ trích các nhà chức trách địa phương vì ít hỗ trợ cho các thư viện của khu vực. Cô biết tiền bạc eo hẹp và tất cả những gì họ có thể làm là trả tiền cho những người quản lý thư viện và trang trải chi phí cơ bản.

Trung tâm của cộng đồng

Sau khi Zinina hoàn tất công việc ở nhà thờ Nikolskaya, nhóm di chuyển đến địa điểm tiếp theo, cách đó 11km để đến ngôi làng Zachachye, dân số khoảng 110 người.

Zinina lại làm việc với nhà thờ bằng gỗ địa phương, trong khi Bayeva đưa đồ quyên góp cho thư viện trong ngôi làng Zabolotye bên cạnh.

Lidia Panina quản lý thư viện ở Zabolotye trong 40 năm. Bà cũng điều hành bảo tàng lịch sử địa phương. Panina cho biết thư viện phục vụ khoảng 500 người trong những ngôi làng gần đó và tiếp khoảng 180 người/năm, hầu hết là người về hưu. “Thời gian gần đây, những người về hưu đọc sách về những ngày xa xưa”, bà chia sẻ. “Họ thích lịch sử. Chúng tôi không thấy nhiều đàn ông, nhưng phụ nữ đến và họ thích những câu chuyện trinh thám và lãng mạn”.

Tuy nhiên, thư viện Zabolotye là trung tâm của cộng đồng. Kể từ năm 1993, một câu lạc bộ phụ nữ đã tập hợp phụ nữ thường xuyên và tổ chức các chương trình đọc sách và âm nhạc. Năm 2015, một số người địa phương thành lập đội đồng ca ở đó.

“Thư viện là tất cả đối với một ngôi làng”, Panina bộc bạch. “Người ta có thể đến đâu nữa để nói chuyện? Một số người đến để đọc sách, và một số người chỉ đến để tán gẫu”.

Đối với ít người trẻ trong khu vực, thư viện rất quan trọng. “Chúng tôi làm việc với trẻ em thuộc những gia đình nghèo”, những người quản lý thư viện trình bày. “Chúng tôi cung cấp các hoạt động mùa hè cho các em khi chúng nghỉ học. Tất cả điều này phụ thuộc vào thư viện. Mùa hè năm nay, các em đến đây sửa chữa những cuốn sách hỏng”.

Lidia Panina quản lý thư viện ở Zabolotye trong 40 năm

Hiện tại, Verenitsa cung cấp những cuốn sách được tặng cho khoảng 200 thư viện trên toàn miền bắc của Nga, mang đến khoảng 3.000 cuốn sách/tháng cho khu vực.

Trớ trêu thay, Bayeva nhớ lại, mối quan tâm của cô đến miền Viễn Bắc bắt nguồn từ những cuốn sách mà cô nhận được khi còn nhỏ từ khu vực.

“Cha tôi làm việc ở miền bắc”, cô nói. “Ông làm về những bộ phim ở Karelia… và ông mang những cuốn sách ở miền bắc về nhà. Nhà văn Liên Xô Yury Kazakov luôn có trên kệ sách của chúng tôi. Chị tôi và tôi lớn lên với Northern Diary (Nhật ký phương bắc) của ông ấy.

“Chúng tôi chỉ biết rằng ở đâu đó có vùng đất kỳ diệu này với những đêm trắng, con người hiền lành, những nhà thờ đá, và một nỗi buồn khó hiểu”, cô kể thêm. “Chúng tôi chỉ không biết nó ở đâu”.

Mê Linh (theo RFERL)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Nghệ thuật An Nam qua góc nhìn của học giả nước ngoài

"Tiểu luận về nghệ thuật An Nam" là tập tư liệu quý giá phác họa một bức tranh tổng quát về mỹ thuật, kiến trúc, nghi lễ và văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của học giả Louis Bezacier.
2

Tại sao có 18 vị vua Hùng nhưng chỉ có một ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?

Theo truyền thuyết, các vua Hùng nối nhau trị vì nước Văn Lang trong 18 đời. Vậy 18 đời vua Hùng gồm những ai? Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ vị vua nào? Và tại sao chọn ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Vụ phản đối đặt tên đường: Suy nghĩ về một bản kiến nghị

Đó là bản kiến nghị của mười hai nhà học giả, khoa bảng có tiếng gửi chính quyền thành phố Đà Nẵng phản đối đặt tên đường Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes.

Đà Nẵng: Triển lãm ‘Câu chuyện bên bờ sông’

Triển lãm “Câu chuyện bên bờ sông” là một phần trong kết quả của dự án nghiên cứu "Di sản nghề chài và cuộc sống mưu sinh tại Đà Nẵng” do GS. Graeme Were làm chủ nhiệm đề tài.

Nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Anh Biên qua đời ở tuổi 83

Mới đây, đạo diễn Trần Lực đã thông báo nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Anh Biên đã từ trần lúc 5 giờ ngày 26.11, hưởng thọ 83 tuổi.

Những ai kiến nghị Đà Nẵng không đặt tên đường 'ông tổ' chữ Quốc ngữ?

Ngoài PGS.TS Lê Cung đến từ Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế, còn có 11 người khác tham gia ký tên vào bản kiến nghị gửi lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường 2 "ông tổ" chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina.

NTK Việt lên tiếng phản đối mạnh mẽ khi Trung Quốc mạo nhận mẫu áo dài Việt

Mới đây, một bộ sưu tập của nhà thiết kế Trung Quốc trông y chang áo dài của Việt Nam và công chúng Việt tỏ rõ sự phẫn nộ về vấn đề này.

Áo dài Việt Nam xuất hiện trong bộ sưu tập của NTK Trung Quốc?

Áo dài, vốn được xem như đặc sản của Việt Nam, vừa xuất hiện trong một bộ sưu tập của nhà thiết kế Trung Quốc.

'Dạ cổ hoài lang' qua 100 năm vẫn vang trong lòng người Nam Bộ

Tỉnh Bạc Liêu tổ chức buổi tọa đàm “Bản Dạ cổ hoài lang - Góc nhìn người làm báo” chiều 19.11 tại khu tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu 2019.

Nét tĩnh lặng giữa Sài Gòn sôi động

Giao mùa” của ba chàng họa sĩ gồm Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Nhật Dũng, Lê Trần Hậu Anh đến từ đất Bắc đang mang đến cho Sài Gòn cảm giác bình yên bởi những sắc màu của xuân, hạ, thu, đông…

Ra mắt sách nói Người đàn bà trong tôi, hồi ký của Britney Spears

Từ sách - Phim - Diễm Mi - 20/04/2024 13:00
Chiều 19/4, trong khuôn khổ Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại TPHCM, First News phối hợp cùng Ứng dụng sách nói Fonos ra mắt cuốn tự truyện Người đàn bà trong tôi (tựa gốc: The Woman in Me) của ca sĩ Britney Spears.

Cơ hội tốt nghiệp

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/04/2024 12:00
Một người bạn hỏi tôi về việc làm cho con mình sẽ tốt nghiệp vào tháng bẩy. Anh ấy muốn biết tôi tìm khả năng gì khi tôi thuê người vào làm việc cho công ti tôi.

Chuyện về đàn khỉ tinh khôn ở núi Két, An Giang

Giải trí - Tô Văn - 20/04/2024 11:00
Núi Két, còn gọi là Anh Vũ Sơn, nằm trong dãy Thất Sơn của tỉnh An Giang và ẩn chứa nhiều huyền tích rất ly kỳ. Nơi đây, còn có câu chuyện về một đàn khỉ tinh khôn đã tồn tại hàng chục năm và đang quậy phá tưng bừng.

5 lời khuyên Bill Gates dành cho sinh viên

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - CFB - 20/04/2024 10:00
Vị tỷ phú nổi tiếng đã có những chia sẻ sâu sắc tới mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

‘Người đàn bà trong tôi’ - Cuốn hồi ký đau lòng và chấn động của ‘công chúa nhạc pop’ Britney Spears

Từ sách - Phim - FN - 20/04/2024 09:00
“Người đàn bà trong tôi” không chỉ là cuốn tự truyện của một ngôi sao, mà hơn hết, nó còn là câu chuyện cảm động về hành trình tìm lại tự do của một con người. Ở đó, ta thấy một phiên bản Britney Spears khác - chân thực và đau lòng đằng sau ánh đèn rực rỡ.

Người đàn bà trong tôi - Cuộc đời sau ánh hào quang của Britney Spears

Từ sách - Phim - FN - 20/04/2024 08:30
Trong cuốn hồi ký “Người đàn bà trong tôi” (tựa gốc: The Woman in Me), Britney Spears đã phơi bày toàn cảnh về cuộc đời mình dưới góc nhìn của người trong cuộc.

Đủ duyên ta lại tương phùng - Thương nhau đâu phải để buồn

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/04/2024 08:00
Nhân duyên là thứ kì lạ nhất trên đời. Nhân duyên khiến chúng ta vui nhưng cũng nhân duyên đó có khi lại khiến ta buồn dai dẳng suốt nhiều năm. Vì sao thương một người lại khổ đến vậy?

Kỹ nghệ phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/04/2024 13:00
Kĩ nghệ phần mềm là bộ môn mà trong đó các kĩ sư tuân theo một qui trình xác định rõ để làm công việc của họ.

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Phong cách sống - Minh Hằng - 19/04/2024 12:00
Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.

Kịch ‘Tiếng chim vườn ngọc’: Áp lực trên vai diễn viên trẻ

Giải trí - Nguyễn Huy - 19/04/2024 11:00
"Tiếng chim vườn ngọc" là tên mới của vở "Tiếng chim vườn ngọc lan" - vở kịch từng thành công vang dội tại sân khấu 5B Võ Văn Tần (TP.HCM) cách đây 25 năm.

4 kiểu người đừng bỏ lỡ, đồng hành với họ, sớm muộn bạn sẽ phát đạt

Suy ngẫm - Ngọc Tú - 19/04/2024 10:00
Đừng bỏ lỡ 4 kiểu người sẽ giúp bạn phát đạt khi họ xuất hiện sau đây.

'Từ bỏ' để thành công

Từ sách - Phim - Thu An - 19/04/2024 09:00
Từ bỏ - một ai đó, một điều gì đó, một thương hiệu đã dày công xây dựng, một doanh nghiệp đã miệt mài vun đắp, một danh tiếng đã kỳ công tạo dựng… luôn là một quyết định rất khó khăn, thậm chí cực kỳ khó khăn, của nhiều người.

Minh đạo nhân sinh - Luôn sẵn sàng chờ đợi và học cách xử lý bất cứ điều gì xảy ra

Từ sách - Phim - Quìn - 19/04/2024 08:00
Chúng ta không thể kiểm soát mọi việc xảy ra, nhưng chúng ta có một lựa chọn để hành động: tránh xa bức tường sắp đổ, để phản ứng với mệnh của chúng ta và định hình tương lai của chúng ta theo đó.

Top 5 vũ khí vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung: Món thứ 3 là "hóa thân" của số 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 18/04/2024 13:00
Một trong số những món vũ khí này có quyền hiệu lệnh thiên hạ, người sở hữu là minh chủ võ lâm.

Vợ chồng son - Vì lý do này, bác sĩ pháp y người Pháp quyết tâm sang Việt Nam cưới vợ

Truyền hình - Lam Phương - 18/04/2024 12:00
Sau hơn một năm nhắn tin, Benjamin Bernardo quyết định bay từ Pháp đến Việt Nam để gặp mặt Thu Trang.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 20/04/2024